CHƯƠNG 5 BÀN LUẬN
5.2 Đặc điểm nhiễm trùng
5.2.1. Mức độ nhiễm trùng tiểu khi nhập viện
Xét về mức độ NTT khi nhập viện, mức độ nặng chiếm đa số với 62,7% (TCT) và 54,7% (SCT). Mức độ nhẹ - trung bình chỉ chiếm 37,3% (TCT) và 45,3% (SCT) (Bảng 4.1). Mức độ NTT khi nhập viện có liên quan mật thiết với hiệu quả điều trị, lựa chọn thuốc trong điều trị của bệnh nhân và có liên quan đến các bệnh kèm mà
bệnh nhân mắc phải. Do độ tuổi BN trong nghiên cứu này khá cao nên tình trạng NTT ở mức độ nặng chiếm đa số.
5.2.2. Đặc điểm vi sinh
Tình trạng NTT của bệnh nhân ở cả hai giai đoạn đều ghi nhận mắc một tác nhân gây bệnh 50,7% (TCT) và 36,0% (SCT) và khơng có BN mắc trên một tác nhân (Bảng 4.2). Cụ thể E.coli là tác nhân gây bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất với 32,0% (TCT) và
17,4% (SCT), và tác nhân gây bệnh có tỷ lệ thấp nhất là Pseudomonas aeruginosa với 2,7% (TCT) và 1,3% (SCT). Kết quả này phù hợp với các báo cáo và tài liệu ghi nhận E.coli và các chủng Enterobacteria là những tác nhân gây bệnh thường gặp
trong bệnh lý nhiễm trùng tiết niệu [18], [56]. Bên cạnh đó, các tình trạng nhiễm trùng trong BV cũng ghi nhận các tác nhân như Pseudomonas aeruginosa và các vi khuẩn gram dương như chủng Staphylococcus cũng thường là yếu tố gây bệnh có thể mắc phải [18], [31]. Lý do dẫn đến kết quả này là do hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu là do sự xâm nhập của hệ vi khuẩn đường ruột ở hậu môn- trực tràng thơng qua các hoạt động như quan hệ tình dục hoặc vệ sinh khi đại tiện [16], [51].
5.2.3. Đặc điểm thuốc kháng sinh điều trị NTT
Kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm: kết quả nghiên cứu ghi nhận tình trạng dùng một kháng sinh chiếm đa số với 74,7% (TCT) và 72,0% (SCT), tỷ lệ dùng hai kháng sinh là 17,3% (TCT) và 9,3% (SCT). Trong các kháng sinh sử dụng, nhóm fluoroquinolon (bao gồm ciprofloxacin, levofloxacin) chiếm tỷ lệ sử dụng cao nhất là 41,3% (TCT) và 33,3% (SCT), theo sau là cephalosporin (bao gồm cefepime, ceftriazone, cefuroxime, ceftazidime, cefoxitin) với 29,3% (TCT) và 34,7% (SCT), β-lactam phối hợp chất ức chế β-lactamase (bao gồm piperracillin/tazobactam, ampicillin/sulbactam, cefoperazone/ sulbactam) với 22,7% (TCT) và 10,7% (SCT). Nhóm kháng sinh sử dụng ít nhất là carbapenem (bao gồm imipenem, meropenem, doripenem) với 8,0% (TCT) và 1,3% (SCT), aminoglycoside (bao gồm amikacin, netilmicin) với 5,3% (TCT) và 4,0% (SCT).
Về kháng sinh điều trị theo kết quả KSĐ: kết quả nghiên cứu ghi nhận tình trạng dùng một kháng sinh chiếm đa số, cụ thể là tỷ lệ dùng một kháng sinh chiếm 41,3% (TCT)
và 56,0% (SCT), tiếp theo sau tỷ lệ dùng hai kháng sinh là 38,7% (TCT) và 32,0% (SCT), và tỷ lệ dùng ba kháng sinh chiếm ít nhất với 2,7% (TCT) và 1,3% (SCT). Trong đó nhóm β-lactam phối hợp chất ức chế β-lactamase (bao gồm piperracillin/tazobactam, ampicillin/sulbactam, cefoperazone/sulbactam) chiếm tỷ lệ sử dụng cao nhất là 34,7% (TCT) và 41% (SCT), theo sau là nhóm fluoroquinolon (bao gồm ciprofloxacin, levofloxacin) 32,0% (TCT) và 30,7% (SCT), cephalosporin (bao gồm cefepime, ceftriazone, cefuroxime, ceftazidime, cefoxitin) 26,7% (TCT) và 42,7% (SCT), carbapenem (bao gồm imipenem, meropenem, doripenem) là 17,3% (TCT) và 6,7% (SCT), và nhóm kháng sinh sử dụng ít nhất là aminoglycoside (bao gồm amikacin, netilmicin) là 8,0% (TCT) và 13,3% (SCT) (Bảng 4.4).
Tình trạng phân bố kháng sinh được sử dụng trong nghiên cứu có thể được giải thích theo nghiên cứu của tác giả Lilian M. Abbo (2014) cho thấy nhóm fluoroquinolon và β-lactam phối hợp chất ức chế β-lactamase có hiệu quả lâm sàng cao trong điều trị NTT với tỷ lệ thành công lần lượt là 90% và 89% [19]. Điều này có thể giải thích do fluoroquinolon và β-lactam phối hợp chất ức chế β-lactamase là các nhóm kháng sinh có phổ rộng, đặc biệt trên vi khuẩn gram âm như E.coli và chủng Enterobacteria,
thâm nhập vào mô tốt, thải trừ qua đường tiểu, do đó được lựa chọn để điều trị [19]. Theo nghiên cứu của tác giả Lona Mody và các cộng sự (2014), tỷ lệ BN mắc bệnh nhiễm E.coli đề kháng fluoroquinolones hiện nay tăng từ 274 lên 512 trên 100.000 người [10], do đó lựa chọn ưu tiên theo KSĐ là kháng sinh thuộc nhóm β-lactam phối hợp chất ức chế β-lactamase. Ngồi ra, các lựa chọn điều trị như aminoglycosides, carbapenem cũng được sử dụng nhiều hơn kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm do có hiệu quả trên Pseudomonas spp và các vi khuẩn gram dương các nhiễm trùng Gram âm MDR ở những bệnh nhân có lựa chọn điều trị hạn chế [2] hoặc thay thế cho các NTT vi khuẩn E.coli có tỷ lệ kháng cao với nhóm β- lactam phối hợp chất ức chế β-lactamase, cephalosporin và fluoroquinolones (levofloxacin) do carbapenem và aminoglycoside có tỷ lệ kháng lần lượt khoảng 40% và 15,4% (amikacin) [14].