DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ NTT
Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh với mục đích nâng cao hiệu quả điều trị, đảm bảo an toàn và giảm các biến cố ADRs cho người bệnh, giảm khả năng xuất hiện đề kháng của vi sinh vật, giảm chi phí nhưng khơng ảnh hưởng tới chất lượng điều trị và thúc đẩy chính sách sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn [5]. Bao gồm 6 nội dung, thành lập Ban quản lý sử dụng kháng sinh, xây dựng các quy định về sử dụng kháng sinh, giám sát sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh tại bệnh viện, triển khai các can thiệp nâng cao chất lượng sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, đào tạo tập huấn cho nhân viên y tế và đánh giá thực hiện, báo cáo và phản hồi thông tin [5]. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế đã và đang áp dụng các chương trình kháng sinh trong điều trị NTT, và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Cụ thể, việc áp dụng chương trình kháng sinh đã cải thiện được chất lượng điều trị, giảm thiểu nguy cơ tử vong, nguy cơ đề kháng thuốc và các tác dụng phụ không mong muốn [5], [42]. Bên cạnh đó, việc điều phối và giám sát chương trình kháng sinh cũng là một yếu tố giúp tăng hiệu quả của chương trình này. Trong bối cảnh đó, vai trị của bộ phận dược sĩ lâm sàng trong việc điều hành các chương trình kháng sinh ngày càng được chứng minh hiệu quả [21], [42], [48]. Vì vậy, ngồi những nhiệm vụ hàng đầu như chuyên môn về thuốc, bào chế và sản xuất thuốc, vai trò của người dược sĩ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe trên thế giới và ở Việt Nam đã thay đổi đáng kể trong vài năm qua [28], [29], [45]. Căn cứ theo Nghị định 131/2020/NĐ-CP về hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện, ngoài những nhiệm vụ và trách nhiệm cơ bản, dược sĩ có vai trị tư vấn về thuốc cho các bác sĩ nhằm tối ưu hóa phác đồ điều trị, đồng thời thực hiện vai trị cung cấp thơng tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và cho người bệnh [6]. Do đó, bằng sự can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh, đã góp phần giúp cải thiện sự tuân thủ điều trị, gia tăng hiệu quả điều trị, và giảm thiểu biến chứng và nguy cơ tử vong do bệnh lý của
bệnh nhân. Thật vậy, trong nghiên cứu của tác giả Brett A. Faine, tỷ lệ bệnh nhân nhận được điều trị hợp lý ở nhóm có dược sĩ lâm sàng can thiệp cao hơn nhóm khơng có dược sĩ can thiệp (p <0,05) [21], [42]. Ngồi ra, cịn có những bằng chứng đáng chú ý về sự hợp tác giữa dược sĩ và các cán bộ y tế giúp cải thiện chăm sóc y tế cho bệnh nhân [60]. Nói cách khác, thơng qua cơng tác dược lâm sàng thì việc sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị NTT, vai trị của dược sĩ trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh đang ngày càng trở nên tối ưu hơn. Các nghiên cứu tham khảo về hiệu quả của chương trình kháng sinh trong cải thiện điều trị NTT.