THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương long an (Trang 45 - 50)

TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG-CHI NHÁNH LONG AN

Bảng 2.3 Thống kê giao dịch chuyển tiền thông qua dịch vụ ngân hàng trực

tuyến tại Vietcombank-chi nhánh Long An qua các năm

Năm Số lượng giao dịch Số tiền VND

2009 336 1,535,619,668

2010 2,901 37,302,350,811

2011 10,085 48,102,350,811

2012 19,868 141,299,627,742

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Vietcombank chi nhánh Long an, 2013)

quan tâm và sử dụng nhiều hơn với số lượng giao dịch tăng rất nhanh qua các năm. Tính đến cuối năm 2009 thi số lượng giao dịch là 336 với số tiền đạt được là 1,535,619,668 VND. Trong năm này phần lớn giao dịch chuyển khoản là giao dịch trong hệ thống. n tượng nhất là năm 2010 từ con số 336 giao dịch với số tiền ở mức khiêm tốn là 1,535,619,668 VND của năm 2009, năm 2010 số lượng giao dịch đã tăng lên gấp 8 lần, số tiền giao dịch nhảy vọt vượt bậc tăng lên gấp 24 lần so với năm trước. Từ năm 2010 đến 2012 số lượng giao dịch song song với số tiền giao dịch vẫn tiếp tục gia tăng qua các năm.

Như vậy ta có thể thấy qua các năm số lượng giao dịch qua ngân hàng trực tuyến không ngừng gia tăng gia cho cho thấy sự ủng hộ của khách hàng đối với dịch vụ là rất cao, bởi sự an toàn và thuận tiện của dịch vụ, khách hàng có thể thực hiện chuyển tiền bất kỳ lúc nào và ở bất cứ ở đâu. Điều này cũng minh chứng là tốc độ cho tiềm năng của sự phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong tương lai.

Song song với số lượng giao dịch chuyển tiền khơng ngừng gia tăng thì số lượng tài khoản mới sử dụng internet banking cũng gia tăng theo đó:

Bảng 2.4 Số lượng người đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại

Vietcombank Long An qua các năm

Năm Số người sử dụng

2009 272

2010 492

2011 765

2012 1100

Từ bảng số liệu có thể thấy số lượng người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến đều tăng qua mỗi năm. Năm 2009 có 272 người sử dụng mới dịch vụ này đến năm 2010 con số này tăng lên gần gấp 2 là 492 người đăng ký sử dụng mới. Năm 2011 và 2012 số lượng đăng ký mới tăng lên với con số ấn tượng lần lượt là 765 và 1100. Như vậy, trong những năm đầu lúc mới triển khai loại hình này, số lượng người biết đến và có nhu cầu sử dụng dịch vụ rất thấp, một phần là do kinh tế Long An lúc bấy giờ vẫn chưa phát triển, tỷ lệ người có máy vi tính kết nối internet tại nhà cịn rất thấp, vì vậy mà họ chưa có điều kiện sử dụng dịch vụ này. Đến những năm gần đây, khi mà internet đã phát triển rộng rãi, cũng như những nhu cầu cao hơn về hệ thống giao dịch đối với ngân hàng thì số lượng người tiếp cận với dịch vụ này đã có xu hướng tăng.

Sự gia tăng số lượng giao dịch lẫn số lượng người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến đã chứng minh cho sự kinh tế và hiệu quả của dịch vụ này. Tại Vietcombank trung bình giao dịch trên internet giảm được ít nhất 3 lần chi phí giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Bên cạnh đó dịch vụ này làm giảm bớt một loạt các thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp khi phải giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Xét từ gốc độ khách hàng, sẽ làm giảm tải thời gian chờ đợi, giảm chi phí cơ hội của họ; xét từ gốc độ ngân hàng sẽ làm giảm bớt các chi phí giấy tờ liên quan lẫn chi phí để thuê các nhân viên giao dịch tại quầy nếu loại hình dịch vụ ngân hàng trực tuyến này phát triển.

Tuy nhiên, song song với những thành tựu đã đạt được dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Vietcombank vẫn còn tồn động những hạn chế:

+ Nếu so với một số các ngân hàng trong nước như Ngân hàng Á Châu, Techcombank.... thì dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Vietcombank chưa thật sự đa dạng. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại các ngân hàng này rất đa dạng về tính

năng như: giao dịch về chứng khoán, sản phẩm tiết kiệm linh hoạt.... Gần đây nhất ngân hàng Á Châu còn thiết kế dịch vụ online “Giao dịch chứng từ, xác thực điện tử”. Theo đó, các khách hàng đã ký hợp đồng giao dịch tín dụng, thanh toán quốc tế, dịch vụ tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ với ACB, khi thực hiện các giao dịch phát sinh thì khơng cần phải đến quầy giao dịch mà chỉ cần gửi email các chứng từ đã được xác thực bằng chữ ký điện tử cho ngân hàng. Do đó, khách hàng có thể tiết kiệm tối đa thời gian, nhân lực, chi phí, đồng thời có thể an tâm về tính chính xác và bảo mật tuyệt đối của chứng từ giao dịch. Ngoài ra các ngân hàng như HSBC, ANZ....có dịch vụ ngân hàng trực tuyến phát triển vượt bậc, sản phẩm của ngân hàng không chỉ dừng lại ở giao dịch chuyển tiền đơn thuần mà còn mở rộng ở mức độ cho vay, thanh tốn theo lơ, u cầu mở L/C....đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Như vậy nếu so với những ngân hàng này thì dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Vietcombank còn rất khiêm tốn chủ yếu tập trung vào các mảng thanh tốn, chuyển tiền đi.

+ Xét về tính năng gửi tiết kiệm online thì trong 2 năm triển khai tính năng này số tiền cũng như số lượng giao dịch chiếm một tỷ lệ nhỏ so với giao dịch chuyển tiền. Phần lớn số tiền gửi vẫn mang tính chất nhỏ lẽ. Từ đó đã chứng minh khách hàng vẫn còn khá e dè khi gửi tiết kiệm online do sợ rủi ro và họ thường cảm thấy an tâm hơn khi cầm sổ tiết kiệm trong tay. Bên cạnh đó sản phẩm gửi tiết kiệm online vẫn còn hạn chế trong các kỳ hạn: 1,3,6 tháng nên vẫn chưa thật sự linh hoạt đa dạng.

Bảng 2.5 Tình hình gửi tiết kiệm online tại Vietcombank Long An qua các năm

Tháng

Số lượng giao dịch Số tiềnVND

2011 121 456,336,900

2012 263 763,623,600

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Vietcombank - chi nhánh Long an, 2013)

+ Các tính năng mới như chuyển tiền điện nước, chuyển tiền từ thiện, thanh tốn thẻ tín dụng được sử dụng với số lượng nhỏ khơng đáng kể…Bên cạnh đó dịch vụ cịn khá hạn chế khi chuyển tiền từ một cá nhân sang tài khoản một công ty. Các cá nhân này chỉ có thể giao dịch chuyển tiền sang tài khoản công ty đã được mặc định sẵn trong hệ thống.

Bảng 2.6 Số lượng giao dịch chuyển tiền không thành công dịch vụ ngân hàng

trực tuyến do lỗi hệ thống qua các năm

Năm

Số lượng giao dịch không thành công do lỗi hệ thống Số lượng (A) Tổng giao dịch chuyển tiền(B) Tỷ lệ (A)/(B) 2009 7 336 2.08% 2010 29 2,901 0.99% 2011 121 10,085 1.19% 2012 119 19,868 0.59%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Vietcombank - chi nhánh Long an, 2013) Nguyên nhân của loại rủi ro này là do tình trạng hoạt động khơng hiệu quả của máy chủ ngân hàng dẫn đến tình trạng đình trệ, khơng thực hiện hoặc từ chối thực hiện lệnh của khách hàng.

Nhìn vào số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng trong những năm qua tỷ lệ số lượng giao dịch không thành công ngày càng giảm. Số lượng giao dịch không thành công do Host Reject chiếm một tỉ lệ nhỏ (tỷ lệ chuyển tiền không thành công do lỗi hệ thống/tổng giao dịch chuyển tiền <5%), tuy nhiên ngân hàng cũng không được bỏ qua những lỗi nhỏ này mà phải làm cho tình trạng này ngày càng giảm thiểu hơn nữa. Để đạt được điều này ngân hàng cần phải liên tục nâng cấp hệ thống, để hệ thống hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn.

+ Bên cạnh đó khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền khác hệ thống trên ngân hàng trực tuyến thì tiền sẽ được đẩy đi chậm hơn so với chuyển tiền trực tiếp từ ngân hàng, do lệnh chuyển tiền chỉ được đẩy đi 2 lần/1 ngày trong khi đó chuyển tiền trực tiếp tại quầy thì tiền sẽ được đẩy đi liên tục cách 30 phút một lần.

+ Một số nhân viên ngân hàng còn lơ là trong công tác tư vấn khách hàng về cách thức sử dụng dịch vụ. Dẫn đến tình trạng khách hàng cảm thấy lúng túng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Đơi khi xảy ra tình huống khách hàng đăng ký dịch vụ ngân hàng trực tuyến nhưng nhân viên ngân hàng quên không cung cấp tên truy cập hoặc không tư vấn khách hàng đổi mật khẩu trong ngày đăng ký dịch vụ dẫn đến tình trạng dịch vụ bị khóa lại vào ngày hơm sau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương long an (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)