1.3.1.Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô
Thứ nhất, hệ thống chính sách, pháp luật thuế.
Hệ thống chính sách pháp luật thuế đồng bộ, chặt chẽ, hợp lý, dễ hiểu, dễ làm, bao quát hết nguồn thu sẽ tác động tích cực đến hiệu quả quản lý thuế. Ngược lại, nếu nội dung của các sắc thuế quá phức tạp, qui định khơng rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế rườm rà sẽ gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế; làm tăng chi phí hành chính thuế, hiệu quả quản lý thuế thấp.
Ngồi ra, các chính sách khác như: Cơng tác kế toán, kiểm toán, quản lý thanh tốn khơng dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập cảnh của cơ quan công an, quản lý đăng ký kinh doanh của cơ quan kế hoạch và đầu tư ... nếu được ban hành đồng bộ và triển khai thực hiện tốt sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế.
Với những địa phương, kinh tế xã hội khó khăn, tập qn thanh tốn tiền mặt, việc quản lý thu nhập thường khó khăn hơn so với những nơi kinh tế phát triển với hệ thống ngân hàng tiên tiến, hiện đại, dịch vụ chất lượng và an toàn, các khoản thu nhập của NNT được thanh toán theo hệ thống ngân hàng, mọi chi tiêu cũng sửdụng hình thức séc cá nhân nên rất thuận tiện cho cơ quan thuế trong việc giám sát thu nhập thơng qua giám sát dịng tiền.
Phương thức thu thuế TNCN thông qua Ủy nhiệm thu là hệ thống vừa hiệu quả, tiết giảm chi phí cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế, vừa thuận tiện cho NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ, vừa giúp cơ quan thuế quản lý thu nhập.Sự phát triển của hệ thống ngân hàng kèm theo việc phát triển hình thức thanh tốn qua tài khoản, đời sống khá giả cũng giúp NNT dễ dàng thực hiện nghĩa vụ của mình với Nhà nước
1.3.2. Các yếu tố thuộc về người nộp thuế
Thứ nhất, trình độ và ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế.
Trình độ của người dân tác động mạnh mẽ đến ý thức chấp hành pháp luật. Dân trí càng cao, hiểu biết về nghĩa vụ với nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng càng sâu sắc người nộp thuế càng có ý thức tuân thủ. Nếu nhận thức đúng đắn vềnghĩa vụ thuế và quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình thì người nộp thuế sẽ tự nguyện trong việc khai, nộp thuế. Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra, công tác quản lý thu thuế và thanh tra thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quảtốt hơn.
Trình độ dân trí cao của dân cư là một nhân tố tích cực tác động tới hoạt động quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân. Mơ hình hóa các nhân tố ảnh hưởng tới tn thủ thuế: nhân tố về tình hình kinh tế xã hội, nhân tố về chính sách thuế, nhân tố thuộc về năng lực quản lý của CQT, nhân tố xuất phát từ bản thân NNT, nhận thức xã hội, trình độ dân trí.
Ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuếTrước hết, người nộp thuế hiểu sâu sắc về nghĩa vụ thuế và quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật vềnghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình; do đó có tính tn thủ, tự nguyện cao trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế.
Thứ hai, tình trạng thu nhập, mức sống của người dân.
Hiệu quả của hoạt động quản lý thu thuế thu nhập cá nhân bị tác động nhiều bởi mức độ phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân cư. Cùng một đơn vị thu thuế trong khu vực tỉnh, số đối tượng nộp thuế thu nhập nhiều hơn với thu nhập cao hơn sẽ giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu được, ngược lại có ít đối tượng nộp thuế, với thu nhập thấp làm số thuế thu được ít đi thì chi phí cho một đồng thuế thu được sẽ tăng cao. Kinh tế phát triển giúp cho cơ sở hạ tầng có chất lượng phục vụ cơng tác quản lý nói chung và quản lý thuế nói riêng đơn giản và hiệu quả hơn.
1.3.3.Các yếu tố thuộc về cơ quan thuế
Một nhân tố giữ vai trị then chốt trong cơng tác quản lý đối với thuế thu nhập cá nhân là trình độ và phẩm chất đạo đức đội ngũ công chức thuế. Tất cả các nội dung, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện, tổ chức bộ máy quản lý, thanh kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đều được thực hiện bởi đội ngũ này.
Để có thể tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của những thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được những mục tiêu của công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Đội ngũ cơng chức thuế nói chung, đặc biệt là đội ngũ công chức lãnh đạo ở cấp tỉnh, tầm hoạch định chính sách, cần phải có trình độ cao về kiến thức cơ bản và những kỹ năng thực tế liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế.
Thứ hai, cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan thuế.
Đây là một nhân tố quan trọng tác động vào công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Cơ sở hạ tầng về công nghệ thơng tin của cơ quan thuế, phải có khả năng đáp ứng được những quy định trong chính sách về phương thức kê khai, nộp thuế, quyết tốn thuế… mới có thể triển khai. Để quản lý thu nhập của người nộp thuế, phương thức thanh tốn qua ngân hàng địi hỏi sự phát triển của hệ thống ngân hàng ở một mức độ nhất định, cùng với đó là hệ thống thơng tin tích hợp sẽ là một nhân tố đảm bảo cho cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí. Việc xây dựng hệ thống thơng tin tích hợp để quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu địi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, và sẽ chỉ phát huy hiệu quả nếu xét về dài hạn. Nhưng hiệu quả hơn cả là khả năng quản lý thu nhập,quản lý đối tượng được
cải thiện, việc quản lý những yếu tố về người phụ thuộc, vềnhà ở, đất ở duy nhất, hay khai thiếu thu nhập từ những nguồn phát sinh từ các cơ quan chi trả khác nhau, từ những giao dịch ngoài thị trường chứng khốn khi bị phát hiện kịp thời, có hình thức xử lý nghiêm minh sẽ có tác động tích cực nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế.
Thứ ba, bộ máy hành thu của cơ quan thuế.
Đây là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành tính thuế và thu thuế đối với các đối tượng có nghĩa vụ phải nộp thuế. Hiệu quả hoạt động của Bộ máy hành thu phụthuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ quản lý thuế và cách thức tổ chức đội ngũ này.
Một đội ngũ cán bộ thuế có trình độ và nghiệp vụ thuế tốt cộng với phẩm chất đạo đức tốt là một điều kiện hết sức quan trọng đối với bộ máy của cơ quan thuế. Đồng thời việc sắp xếp tổ chức đội ngũ cán bộ khoa học, có phân cơng trách nhiệm và cơng việc rõ ràng sẽ càng góp phần tăng tính hiệu quả của bộ máy hành thu. Quá trình thanh tra, kiểm tra công tác thu nộp thuế thường xuyên của cấp trên cũng sẽgóp phần quan trọng vào việc thực hiện nghiêm túc của cơ quan thuế cấp cơ sởcũng như của người nộp thuế. Đồng thời bộ máy hành thu của cơ quan thuế cũng cần phải tăng cường sự gắn kết với các cơ quan nơi những người nộp thuế làm việc và có thu nhập. Mối dây liên kết càng chặt chẽ sẽ càng làm giảm đi việc kê khai sai của người nộp thuế, đồng thời cơ quan thuế cũng sẽ dễ dàng phát hiện những sai phạm hơn.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế và phổ biến chính sách thuế.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế có vai trị quan trọng trong việc hướng dẫn, giúp đỡ NNT thực hiện việc tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế một cáchđầy đủ, chính xác. Đồng thời cơng tác này cịn tạo điều kiện thuận lợi để NNT thực hiện nghĩa vụ thuế một cách công bằng, minh bạch, đơn giản và thuận tiện. Các chếđộ chính sách, luật, pháp lệnh về thuế chỉ có thể thực thi một cách đầy đủ, thống nhất khi công tác phổ biến giáo dục được triển khai sâu rộng trong dân chúng. Mọi tổ chức, cá nhân cần phải biết đầy đủ các quy định, những việc phải làm và mức độsẽ bị xử lý đối với từng hành vi trốn thuế, không chấp hành việc kê khai, đăng ký thuế. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế cịn có ý nghĩa nâng cao tính tự giác, ý thức về nghĩa vụ của cơng dân đối với nhà nước và sự kiểm tra giám sát của xã hội đối việc thực thi các chính sách, pháp luật về thuế, đảm bảo tính cơng khai, cơng bằng xã hội.
1.4. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Bắc Ninh phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Bắc Ninh