Thứ nhất, hồn thiện q trình kê khai thuế.
Kê khai thuế được coi là bước đầu tiên trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT với cơ quan thuế. Để khắc phục những tồn tại trong cơng tác kê khai, quyết tốn thuế, nộp thuế và ngày càng hoàn thiện hơn trong việc khai thuế TNCN, Cục thuế cần thực hiện một số giải pháp sau:
Khuyến khích các tổ chức chi trả thu nhập kê khai thuế qua mạng Internet mà không phải đến cơ quan thuế để nộp trực tiếp hồ sơ khai thuế TNCN. Việc làm này giúp giảm bớt các chi phí giao dịch với cơ quan thuế, đảm bảo tính kịp thời trong kê khai và xử lý tờ khai thuế, đồng thời tránh bị thất lạc tờ khai trong quá trình luân chuyển tờ khai.
Yêu cầu tất cả các đơn vị chi trả thu nhập phải thực hiện quyết toán thuế TNCN. Đồng thời cụ thể hóa trách nhiệm của các tổ chức chi trả trong việc kê khai thu nhập từ tiền lương, tiền công của NNT.
Theo dõi thường xuyên các tổ chức, doanh nghiệp thường phát sinh số thuế phải nộp trong kỳ để đôn đốc, nhắc nhở đơn vị kê khai thuế theo đúng quy định. Thường xuyên kiểm tra, rà soát các tờ khai bị lỗi để có hướng xử lý kịp thời,đảm bảo các bộ phận có liên quan sử dụng số liệu kê khai thuế của người nộp thuếchính xác.
Thực hiện triệt để hơn nữa việc khấu trừ thuế TNCN tại nguồn trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân. Áp dụng chế tài nghiêm theo quy định để nâng cao trách nhiệm phải khấu trừ tiền thuế của các tổ chức chi trả thu nhập.
Đa dạng hóa các hình thức thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Hiện nay, thuế TNCN vẫn phần lớn được thu tại Kho bạc nhà nước, vì vậy NNT tốn kém phương pháp thu, đẩy mạnh hơn nữa hình thức thu qua ngân hàng, giúp NNT tiếtkiệm được thời gian, cơng sức đi lại.
Kiểm sốt chặt chẽ đơn vị trả thu nhập, cá nhân có thu nhập trên địa bàn phảikhai quyết tốn thuế. Kiểm sốt cá nhân có thu nhập chịu thuế chưa đăng ký thuế đểhướng dẫn phải đăng ký thuế theo quy định;
Để cơ chế tự khai, tự nộp thuế có hiệu quả, cần tăng cường cơng tác hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức hệ thống thông tin dịch vụ kế tốn, kê khai và tính thuế. Đồngthời cần có lộ trình triển khai thực hiện phù hợp, từng bước từ đơn giản đến phứctạp, từ thấp đến cao, chia theo từng nhóm để quản lý, nên có cơ chế khuyến khíchcác đối tượng nộp thuế tự nguyện áp dụng phương pháp tự khai, tự nộp thuế, chẳnghạn cho phép được hưởng các khoản khấu trừ đặc biệt hoặc các chế độ ưu đãi khác.
Thứ hai, tăng cường đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Thực hiện việc phân loại nợ và phân tích nợ đến từng đối tượng nộp thuế theo các tiêu chí: nợ do khó khăn kinh tế (tác động của khủng hoảng), nợ do ý thức chấp hành luật, nợ do mất tích, bỏ trốn, phá sản hay do lỗi chủ quan
pháp luật. Triển khai chương trình ứng dụng quản lý nợ thuế đến cấp Chi cục; xây dựng phần mềm hỗ trợ việc thống kê, theo dõi số liệu giảm, miễn thuế, gia hạn nộp thuế... để cập nhật thông tin kịp thời, đảm bảo việc loại nợ được chính xác. Tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế kịp thời báo cáo UBND các cấp để chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện phối hợp với cơ quan thuế trong việc đôn đốc, thu hồi nợ đọng và thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế có liên quan.
Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế TNCN.
Muốn thực hiện tốt cơng tác quản lý thuế thì việc kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác là điều không thể xem nhẹ. Sự hỗ trợ của Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở công an, Sở lao động –thương binh xã hội và các sở khác trong việc quản lý vi phạm là điều hết sức cần thiết. Việc này sẽ không chỉ giảm bớt gánh nặng cho Cục thuế Bắc Ninh mà còn nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN. Ngồi ra, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan như ngân hàng, quản lý xuất cảnh, quản lý nhà đất... để có cơchế trao đổi thơng tin nhanh nhất, thuận tiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN.
Để đảm bảo cho Cục thuế có đầy đủ quyền hạn trong cơng tác quản lý thuế TNCN thì nhà nước cần có một số văn bản quy định rõ về quyền hạn của cơ quan thuế.Đồng thời cũng cần có những văn bản quy định về nghĩa vụ của cơ quan chức năng khác trong việc hỗ trợ cơ quan thuế trong cơng tác quản lý
thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng. Các Bộ phải có nghĩa vụ chỉ đạo đơn vị thuộc Bộ mình thực hiện nghiêm túc công tác khấu trừ thuế thu nhập trước khi chi trả Bộ lao động và thương binh xã hội, Bộ kế hoạch Đầu tư có trách nhiệm thơng báo chính xác số lao động ở các doanh nghiệp, các văn phịng đại diện... Bộ cơng an có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan thuế trong việc xử lý các trường hợp vi phạm có hành vi chống đối với cơ quan thuế, không chịu thực hiện các thông báo xử phạt của cơ quan thuế...
3.2.3.Thực hiện tốt hoạt động quyết toàn và hoàn thuế thu nhập cá nhân
Việc quyết toán thuế cho từng đối tượng nộp thuế là cần thiết. Việc này giúpcơ quan thuế biết được tình hình thu nhập và nộp thuế của từng đối tượng, qua đócó thể cung cấp cho các cơ quan khác, các nhà lập chính sách hoặc chính cơ quanthuế cũng có thể sử dụng trong việc phân tích và đánh giá về chính sách thuế khảnăng nộp thuế của dân cư. Quyết toán thuế hàng năm cũng sẽ giúp cơ quan thuế cóthể phát hiện ra các trường hợp sai phạm thông qua việc so sánh mức thuế thu nhậpnộp giữa các năm với nhau. Để hồn thành quyết tốn, phịng thuế TNCN phải phốihợp với phòng kê khai vừa thơng báo, vừa đơn đốc bằng hình thức trực tiếp, rà sốtnhững đối tượng chậm quyết toán để nhắc nhở và xử phạt theo quy định.
Đối với hoạt động quản lý quyết tốn và hồn thuế thu nhập cá nhân cần thiết phải đơn giản hố thủ tục, giảm bớt thời gian khơng cần thiết cho việc thực hiện thủ tục quyết toán thuế. Để làm được điều này, Cục thuế cần rà soát lại các khâu trong q trình quyết tốn thuế để giản bớt các công việc thừa và gộp cácbước trùng lặp để tạo sự thuận tiện, đơn giản cho người quyết toán thuế. Triển khai tờ khai điện tử quyết toán và tờ đăng ký xin hoàn thuế
định đối với cán bộ thuế việc xử lý hồ sơ quyết tốn và hồn thuế để tránh tình trạng ứ đọng hồ sơ hoặc sách nhiễu khiến người nộp thuế tăng khối lượng công việc cần thực hiện trong công tác kê khai và nộp thuế. Thường xuyên thực hiện lấy ý kiến đánh giá online đối với đơn vị thực hiện quyết tốn về thái độ và trình độ xử lý nghiệp vụ của cán bộ thuế. Từ đó đánh giá vào thành tích thi đua, khen thưởng của các cán bộ thuế.
3.2.4.Hồn thiện cơng tác công khai minh bạch trong kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuế thu nhập cá nhân
Thực tế cho thấy, ngành thuế vẫn luôn thất thu thuế TNCN ở những con số cao, đó là do hiện tượng trốn thuế, lách thuế. Hiện tượng này ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách và đảm bảo tính cơng bằng của thuế.Việc thanh, kiểm tra thường xuyên là một việc làm cần thiết làm giảm bớt ý định trốn thuế của NNT, tăng tính nghiêm túc của cơ quan chi trả thu nhập trong việc khấu trừ thu nhập trước khi chi trả. Cục thuế cần tăng cường công tác thanh, kiểmtra theo các hướng sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng thanh tra kiểm tra thuế.
Việc quyết toán thuế cho từng đối tượng nộp thuế là cần thiết. Việc này giúp cơ quan thuế biết được tình hình thu nhập và nộp thuế của từng đối tượng, qua đó có thể cung cấp cho các cơ quan khác, các nhà lập chính sách hoặc chính cơ quan thuế cũng có thể sử dụng trong việc phân tích và đánh giá về chính sách thuế khả năng nộp thuế của dân cư. Quyết toán thuế hàng năm cũng sẽ giúp cơ quan thuế có thể phát hiện ra các trường hợp sai phạm thông qua việc so sánh mức thuế thu nhập nộp giữa các năm với nhau. Để hoàn thành quyết tốn, phịng thuế TNCN phải phối hợp với phòng kê khai vừa
thơng báo, vừa đơn đốc bằng hình thức trực tiếp, rà sốt những đối tượng chậm quyết toán để nhắc nhở và xử phạt theo quy định.
Tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở NNT theo phương pháp quản lý rủi ro. Phân loại đối tượng nộp thuế theo quy mô kinh doanh, ngành nghề, số lượng lao động, từ đó tập trung trọng tâm trọng điểm tiến hành kiểm tra các TCDN có quy mơ lớn, số lượng lao động lớn, nhiều thành phần lao động, có biến động về số lượng công nhân viên như các đơn vị trong ngành xây dựng, nhà hàng, khách sạn…
Tăng cường việc trực tiếp kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán tại đơn vị chi trả thu nhập, vì đối với người lao động, ngồi thu nhập về tiền lương, tiền cơng theo hợp đồng lao động thì cịn nhiều khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương tiền cơng được chi trả dưới nhiều hình thức khác nhau (tiền thưởng quý, năm; làm thêm giờ; các khoản lợi ích khác có tính chất tiền lương…) mà do chủ quan hoặc khách quan chưa được đơn vị kê khai, quyết toán đầy đủ với cơ quan thuế.
Thực hiện việc phân tách các nhóm lao động làm việc tại tổ chức chi trả thu nhập như lao động khơng có hợp đồng hoặc có hợp đồng dưới 3 tháng, lao động có hợp đồng lao động trên 3 tháng, những cá nhân có ủy quyền quyết tốn,…
Mục đích của cơng tác này là nhằm tránh tình trạng tổ chức chi trả thu nhập áp dụng phương pháp tính thuế chưa đúng với từng nhóm cá nhân chịu thuế. Thành lập nhiều đồn thanh, kiểm tra, nếu thiếu cán bộ có thể điều động
tạm thời các cán bộ ở các phịng khác có chun mơn nghiệp vụ để tập trung cho công tác thanh, kiểm tra tại một thời điểm nhất định
Thứ hai, tăng cường đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Nợ đọng cũng là một công tác trọng tâm cần chú trọng trong công tác quản lý thuế TNCN. Thu nợ đọng thuế TNCN là cơng việc của phịng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, có sự hỗ trợ cơng việc hàng ngày của phịng TNCN. Ðể ngăn chặn việc trốn lậu thuế, cơ quan thuế đã tiến hành thẩm định lại từng đối tượng, phân loại và truy thu ráo riết. Áp dụng hàng loạt biện pháp "mạnh", như cương quyết phạt nộp chậm, phong tỏa tài khoản, cho nên đến nay thất thu thuế đã giảm đáng kể trong lĩnh vực này.
Thực hiện việc phân loại nợ và phân tích nợ đến từng đối tượng nộp thuế theo các tiêu chí: nợ do khó khăn kinh tế (tác động của khủng hoảng), nợ do ý thức chấp hành luật, nợ do mất tích, bỏ trốn, phá sản hay do lỗi chủ quan của cơ quan thuế để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời theo quy định của pháp luật.
Qua nghiên cứu ngoài các biện pháp quản lý nợ thuế hiện nay đang áp dụng, có thể có thêm các biện pháp gián tiếp để hạn chế các quyền giao dịch của đối tượng nợ thuế như việc cấm đối tượng nợ thuế ký các hợp đồng giao dịch với cơ quan Nhà nước; từ chối cấp “Chứng nhận nộp thuế” - loại giấy bắt buộc phải xuất trình mới có thể nhận được tiền thanh tốn từ cơ quan Nhà nước. Cần có quy định cụ thể những đối tượng được hưởng ưu đãi thuế của Nhà nước phải là đối tượng khơng nợ thuế.
Đi liền với đó, cơ quan thuế phải được phép cung cấp thông tin về đối tượng nợ thuế cho các tổ chức tài chính như ngân hàng, các tổ chức tín dụng để các các ngân hàng, tổ chức tài chính có “Danh sách đen” để hạn chế khoản vay của đối tượng nợ thuế. Việc này cần phải được rà soát, phân loại và phối hợp cung cấp với ngân hàng theo từng quý, để đảm bảo các đối tượng khi đã đáp ứng yêu cầu nghĩavụ thuế với nhà nước sẽ lập tức được giao dịch ngân hàng. Cịn đối tượng cố tình chây ì nợ sẽ khó lịng tiếp cận được vốn vay của các ngân hàng.
Ngoài ra, nghiên cứu xem xét trao thêm quyền cho cơ quan thuế có quyền điều tra về các hành vi trốn, nợ thuế. Bổ sung các quy định bắt buộc việc phối, kết hợp giữa các cơ quan quản lý thuế với các cơ quan liên quan trong quản lý người nộp thuế như: Cơ quan Thuế - Kế hoạch và Đầu tư - Công an - Kho bạc Nhà nước nhằm mục đích có các biện pháp hạn chế tổng thể đối với các trường hợp nợ thuế, từ đó nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, góp phần kéo giảm tình trạng nợ thuế, nhất là các đối tượng chây ì nợ thuế trong thời gian tới. Thứ ba, xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm.
Việc xử lý các trường hợp vi phạm cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và dứt khoát. Nếu phát hiện ra các trường hợp vi phạm và có những bằng chứng cụ thể chứng minh hành vi trốn thuế thì sẽ có quyền phạt những đối tượng này theo quy định. Các ĐTNT sẽ phải có trách nhiệm nộp phạt đúng thời hạn và đúng số tiền bị phạt. Nếu có những hành vi chống đối thì cần có sự can thiệp ngay lập tức của cơ quan công an. Việc xử phạt thật nghiêm minh sẽ là điều kiện quan trọng để giảm bớt các trường hợp vi phạm.
3.2.5.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Có thể nói luật thuế TNCN được xem là có hiệu quả khi nó đi sâu vào quần chúng nhân dân sao cho bất cứ người dân nào cũng có thể biết, hiểu và vận dụng một cách linh hoạt. Muốn vậy, Cục thuế phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổbiến kiến thức pháp luật về thuế.
Ngoài việc tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm thông qua hệ thống phát thanh khi có sự thay đổi hoặc phát sinh chính sách thuế mới, cần phải có kế hoạch tuyên truyền thường xuyên cụ thể theo tháng, quý, năm. Kế hoạch xây dựng phải cụ thểgắn liền với sắc thuế.
Địa điểm các biển quảng cáo, tuyên truyền cần phải sắp xếp lại đặt các nơi công cộng, gây nhiều chú ý cho người dân như tại các chợ, các cổng trường học, bệnh viện (hiện nay rất nhiều biển quảng cáo, tuyên truyền đặt giữa cánh đồng trống trên đường quốc lộ không gây sự tập trung chú ý, ít có tác dụng với người dân địa phương).
Việc viết tin bài tuyên truyền trên các báo tạp chí cần phải được tiến hành thường xuyên, ngoài việc giao trách nhiệm chính cho Phịng Tun truyền và hỗ trợngười nộp thuế, Cục thuế cần phát động kèm theo giao trách nhiệm trong toàn đơn vị tham gia viết bài. Giao trách nhiệm cụ thể cho các phòng viết bài theo lĩnh vực chun mơn của mình, trong năm mỗi phịng tham gia viết tối thiểu một bài. Chỉtiêu viết bài đăng trên báo, tạp chí, bản tin… được đưa vào một tiêu chí để bình xét thi đua.
Tổ chức các buổi tập huấn chính sách thuế TNCN, đặc biệt là khi có các chính sách thuế mới hoặc đến kỳ quyết toán thuế TNCN đến các tổ chức, doanh nghiệp để họ thực hiện đúng pháp luật về thuế TNCN.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh để tổ chức cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong tỉnh thi tìm hiểu pháp luật về thuế. Mục đích của cuộc thi khơng những tuyên truyền chính sách thuế trong thế hệ trẻ học đường mà thông qua cuộc thi sẽ gián tiếp tuyên truyền đến phụ huynh, người thân trong gia đình, người trong cộng đồng lối xóm.
Hướng dẫn, tổ chức cho các TCDN mở địa chỉ Email cung cấp cho cơ quan thuế để thuận tiện trao đổi thông tin, đặc biệt là việc cung cấp văn bản, tài liệu về thuế đảm bảo kịp thời, giảm chi phí cho cơ quan thuế cũng như TCDN.
Hàng năm, Cục thuế tham mưu cho UBND tỉnh biểu dương khen thưởng những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp thuế TNCN từtiền lương, tiền cơng vào NSNN đúng, đủ, khuyến khích họ tiếp tục