Đánh giá chung về chất lượng phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường ở chuơng trình thời sự VT

Một phần của tài liệu khóa luận _Đưa tin trực tiếp từ hiện trường ở đài truyền hình việt nam (khảo sát các chương trình thời sự trên kênh VTV1 – đài truyền hình việt nam từ tháng 12014 – 42014 (Trang 56 - 60)

- Quay phim và phát sóng trực tiếp:

2.2.5 Đánh giá chung về chất lượng phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường ở chuơng trình thời sự VT

từ hiện trường ở chuơng trình thời sự VTV1

2.2.5.1 Ưu điểm

- Đưa tin trực tiếp từ hiện trường đi đôi với sự cập nhập thông tin liên tục, phát huy được thế mạnh của truyền hình và nâng cao chất lượng của kênh VTV1.

Điều này thể hiện rõ trong quá trình thực hiện tin bài của ekip cũng như đội ngũ tổ chức sản xuất. Khi lên vỏ bản tin, biên tập viên là người liên tục cập nhập, sửa đổi vỏ bản tin sao cho phù hợp, logic. Đồng thời, khi trong vỏ bản tin có tin đưa trực tiếp từ hiện trường, biên tập chịu trách nhiệm liên lạc và nhắc nhở với phóng viên. Đối với phóng viên, ln phải là người nắm bắt rất rõ vấn đề, đủ để phân tích, tổng qt lại và có đơi khi đưa ra những nhận định cá nhân. Do vậy, đối với một vấn đề, sự kiện có diễn biến lâu dài, thường sẽ chỉ có 1 đến 2 phóng viên đảm nhận đưa tin từ hiện trường trong một thời gian để đảm bảo được tính liên tục và phản ánh có chiều sâu. Cách thức này dẫn tới sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội, tạo được ảnh hưởng nhất định và hiệu quả được tăng lên rõ rệt. Ví dụ trong cơng tác thơng tin về sự kiện máy bay MH370 của Malaysia mất tích, ngày 9/3, trung tâm truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ đã có phóng viên đến đảo Phú Quốc để cập nhập tình tình.

Tiếp đó là những tin được phóng viên đưa tin trực tiếp từ trung tâm cứu hộ trong các bản tin thời sự ngàu 10 – 13/3. Những tin bài theo sát tình diễn biến, từng manh mối cho tới khi Malaysia chính thức tuyên bố những nạn nhân trên chuyến bây này đã tử nạn. Hay thơng tin về tình chính trị tại Crưm, sự việc chìm phà tại Hàn Quốc…đều là những sự kiện được người dân quan tâm và Đài truyền hình Việt Nam đã làm tốt vai trị của mình khi đưa tin liên tục, tính thời sự cao đi đơi với hình ảnh chân thực, hấp dẫn.

- Quy trình thực hiện ứng dụng tiến bộ cơng nghệ một cách hiệu quả. Đưa tin trực tiếp từ hiện trường tại Đài truyền hình Việt Nam đã và đang đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại so với các nhà đài khác. Những ngày đầu đi vào sử dụng thiết bị LiveU và stream Box, chúng ta cịn gặp nhiều khó khăn nhưng đã rất thành công khi cho khán giả chứng kiến được những hình ảnh và âm thanh chân thực tại thời điểm đưa tin. Sau khi sử dụng kỹ thuật này không lâu, kênh VTV1 lại tiếp tục phát HD vào cuối tháng 3. Hai mốc chuyển biến này cho thấy việc ứng dụng cơng nghệ để đưa tin tại Đài truyền hình Việt Nam đang được đẩy mạnh sau những thành cơng nhất định. Khán giả thích thú hơn khi được xem những hình ảnh chân thực, khách quan, sắc nét, âm thanh sống động.

- Sử dụng phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường với nhiều cách thể hiện khác nhau, tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn người xem.

Với phương thức này, phóng viên Đài truyền hình Việt Nam đã sử dụng với nhiều cách thể hiện, cho thấy sự sáng tạo tích cực cũng như thái độ, tinh thần làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp của họ. Những thể loại như tin, phóng sự được thể hiện với nhiều kết cấu khác nhau, khơng cịn mơ phạm, rập khn. Bên cạnh đó là hình thức gọi điện thoại trực tiếp trong những trường hợp khơng có thuyết bị LiveU hoặc khơng đảm bảo về đường truyền. Ngồi

ra, cịn có gắn kết giữa phóng viên và biên tập viên trường quay thơng qua hình thức trả lời phỏng vấn, tạo sự liên kết, liền mạch cho bản tin thời sự.

- Chất lượng thơng tin chính xác, hình ảnh, âm thanh chân thực, khách quan Theo kết quả điều tra xã hội học, có tới 53% khán giả cảm thấy thu hút bởi những hình ảnh và âm thanh chân thực; trong khi thông tin thời sự, khách quan thu hút 30% khán giả và 30% hứng thú bởi sự xuất hiện của phóng viên dẫn hiện trường.

Biểu đồ 1: Những yếu tố trong tin bài đưa trực tiếp từ hiện trường thu hút

khán giả

Rõ ràng, hình ảnh cùng với âm thanh chân thực, không qua xử lý hậu kỳ, không sử dụng hiệu ứng. vẫn thu hút khán giả hơn cả. Nó đem lại cảm giác khác biệt so với việc khán giả phải thường xuyên xem những hình ảnh lặp đi lặp lại hoặc của sự kiện này nhưng gán cho sự kiện kia. Khán giả cảm thấy có hiệu ứng “cùng chứng kiến sự kiện” khi xem tin được đưa trực tiếp từ hiện trường. Việc chuyển tải thông tin chân thực và nhanh nhạy của phương thức này khiến người xem cảm giác mình thực sự đang tham gia vào sự kiện và đạt được hiệu quả cao. Từ đó, đưa tin trực tiếp từ hiện trường thực sự dần dần phát huy thế mạnh của báo chí, tác động, hình thành và định hướng một cách tích cực dư luận xã hội.

Bên cạnh yếu tố hình ảnh và âm thanh, chất lượng thơng tin của tin bài đưa trực tiếp từ hiện trường cũng được khán giả đánh giá rất cao. Có tới 64 % khán giả đánh giá chất lượng thông tin trong những tin bài đưa trực tiếp từ hiện trường của VTV1 là chi tiết, nhiều thông tin, chân thực hơn so với tin bài sản xuất theo phương thức có hậu kỳ.

Biểu đồ 2: Phản hổi của khán giả về chất lượng thông tin của tin bài đưa

trực tiếp từ hiện trường

- Tần suất đưa tin trực tiếp từ hiện trường ngày càng nhiều và ổn định Từ 33 tin bài đưa trực tiếp từ hiện trường trong thàng 1 đã tăng lên 51 tin bài trong tháng 4 (Bàng 1 ) đã chứng tỏ sự cố gằng cũng như xu hướng đẩy mạnh phát triển phương thức sản xuất này ở Đài THVN.

Theo kết quả điều tra xã hội học, 66% công chúng cho rằng tần xuất đưa tin trực tiếp từ hiện trường như vậy đã là phù hợp, vẫn cịn 23% cơng chúng cảm thấy đưa tin trực tiếp từ hiện trường cịn ít, và 6% cho rằng tần suất như vậy là rất ít. Số liệu này chứng tỏ cơng chúng vẫn cịn nhu cầu và mong muốn được tiếp nhận thông tin theo phương thức này nhiều hơn nữa. Đây vẫn là địa hạt mà Đài truyền hình Việt Nam nên phát huy mạnh hơn nữa.

Biểu đồ 3: Nhận xét của công chúng về tần xuất đưa tin trực tiếp từ hiện

trường trong các chương trình thời sự trên kênh VTV1

Bên cạnh những thế mạnh kể trên, chất lượng tin bài đưa trực tiếp từ hiện trường trong các chương trình thời sự kênh VTV1 vẫn cịn tồn tại những hạn chế nhất định.

- Chất lượng tin bài chưa đồng đều:Tuy số lượng tin bài đưa trực tiếp từ hiện trường đã tăng và dần ổn định nhưng chất lượng tin bài thì chưa đồng đều, đặc biệt có sự chênh lệnh giữa Đài THVN tại Hà Nội với các khu vực. Tin bài trực tiếp từ hiện trường được các Trung tâm khu vực thực hiện thường kém hơn về chất lượng hình ảnh., âm thanh. Điển hình là lỗi khn hình phỏng vấn chưa tốt, thao tác máy cịn rung lắc nhiều.

- Vẫn cịn nhiều phóng viên dẫn trực tiếp từ hiện trường chưa làm tốt:

Đặc biệt là việc sử dụng ngơn ngữ cơ thể của phóng viên Việt Nam nói chung và phóng viên dẫn trực tiếp từ hiện trường nói riêng. Mặc dù đã thốt ly được việc nhìn giấy trong lúc dẫn, nhưng đa số phóng viên dẫn hiện trường còn cứng nhắc cách thể hiện, chưa sáng tạo để tăng tính hấp dẫn cho tin bài. Chủ yếu phóng viên vẫn còn đứng một chỗ để dẫn trực tiếp từ hiện trườngCòn một vài trường hợp khác lại chưa quan tâm tới hình ảnh, trang phục khi lên hình.

- Vẫn cịn tình trạng chậm tiếng q lâu, mất tín hiệu truyền dẫn, sập

cầu LiveU: Mới đi vào sử dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong đưa tin trực

tiếp từ hiện trường nên không thể tránh khỏi những trục trặc kỹ thuật khiến tín hiệu truyền về khơng được đảm bảo. Ví dụ: trong chương trình thời sự 19h ngày 6/4, khi phóng viên đưa tin trực tiếp về khơng khí của festivan tại Huế, khơng may tín hiệu bị gián đoạn khiến hình và tiếng của phóng viên dẫn hiện trường bị lặp lại. Hay trong bản tin thời sự 12h ngày 11/3, phóng viên Thu Hà đưa tin trực tiếp tại trung tâm cứu hộ tìm kiếm máy bay mất tích nhưng bị mất tín hiệu, một lúc sau biên tập viên trường quay mới kết nối lại được với phóng viên hiện trường.

Một phần của tài liệu khóa luận _Đưa tin trực tiếp từ hiện trường ở đài truyền hình việt nam (khảo sát các chương trình thời sự trên kênh VTV1 – đài truyền hình việt nam từ tháng 12014 – 42014 (Trang 56 - 60)