Đối với người dẫn (biên tập viên)

Một phần của tài liệu khóa luận _Đưa tin trực tiếp từ hiện trường ở đài truyền hình việt nam (khảo sát các chương trình thời sự trên kênh VTV1 – đài truyền hình việt nam từ tháng 12014 – 42014 (Trang 69 - 76)

- Quay phim và phát sóng trực tiếp:

3.2.1.3 Đối với người dẫn (biên tập viên)

Để có thể dẫn tốt tại hiện trường, người dẫn cần có nhiều kỹ năng tổng hợp. - Ứng dụng, sử dụng linh hoạt, thành thạo khoa học cơng nghệ trong

q trình tác nghiệp: Phóng viên phải lưu tâm đến việc chuẩn bị những thiết

bị kỹ thuật hỗ trợ trước khi đến hiện trường. Mặt khác, nên sử dụng mic cài áo để linh động hơn trong việc thể hiện ngôn ngữ cơ thể. Sử dụng các thiết bị thông minh để liên lạc, ghi chép, lưu trữ, sửa chữa. Một hình ảnh quen thuộc là phóng viên sử dụng ipad khi dẫn hiện trường thay cho giấy. Đó cũng là một hình ảnh thể hiện một phóng viên hiện đại, năng động.

- Có khả năng xây dựng kịch bản tác phẩm, kịch bản dẫn một cách

nhanh chóng, chuyên nghiệp: Phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường

ln địi hỏi gắt gao về mặt thời gian, do vậy mà thao tác của người phóng viên phải thực sự nhanh chóng. Trong đó, thao tác xây dựng kịch bản là cần thiết hơn cả.

- Sử dụng linh hoạt cách thức làm sinh động cho đoạn dẫn của mình: Người dẫn hiện trường có thể làm sinh động cho đoạn dẫn của mình bằng nhiều cách, ví dụ như:

• Vừa chuyển động vừa dẫn hiện trường • Sử dụng đạo cụ dẫn hiện trường

• Sử dụng ngơn ngữ cơ thể một cách sinh động

Nếu có một đoạn dẫn sinh động, người dẫn sẽ thu hút được sự tập trung cao của khán giả và khiến họ dễ dàng ghi nhớ thông tin một cách sâu sắc

- Chú trọng cải thiện trình độ ngoại ngữ: Một phóng viên dẫn trực tiếp từ hiện trường cần thông thạo tiếng nước ngồi ( đặc biệt là tiếng Anh vì đây là ngơn ngữ thơng dụng nhất). Đây có thể là thế mạnh của lớp phóng viên trẻ nhưng khơng phải nhà báo trẻ nào cũng có được thế mạnh này. Vậy nên, cần tăng cường trau dồi vốn ngoại ngữ của mình.

- Quan tâm đúng mức đến trang phục, hình ảnh mỗi khi lên hình: Hình thức (trang phục, kiểu tóc…) khơng chỉ đem lại sự quan tâm, hấp dẫn với khán giả mà nó cịn khiến cho phóng viên xuất hiện thêm tự tin. Trang phục của người dẫn trực tiếp tại hiện trường phải chuẩn mực, phù hợp với sự kiện, vấn đề đang được đề cập đến. Ví dụ như phóng viên đưa tin về Festivan Huế thì xuất hiện trong trang phục áo dài truyền thống; phóng viên đưa tin về Ngày Trái Đất thì mặc áo sơ mi và quần jean trẻ trung… Nếu bạn dẫn cho phóng sự về mất mùa lúa hoặc sâu bệnh cắn hại cây trồng ra sao thì khơng thể nào “đóng” mình trong bộ vest hoặc váy xịe để dẫn hiện trường. Tương tự như vậy, nếu với những sự kiện như Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Liên hợp quốc chẳng hạn, phóng viên khơng thể mặc áo phơng khơng cổ đứng trước camera để dẫn. Tránh mặc những trang phục gây cho khán giả sự chú ý thái quá đến phóng viên dẫn hiện trường. Bởi khán gỉa đang quan

tâm đến sự kiện, đến thông tin mà người dẫn đem lại chứ khơng phải là bản thân vẻ bề ngồi của họ.

Trang điểm cũng là một khâu người dẫn nên để tâm. Trang điểm tốt thực sụ có ý nghĩa khi bạn xuất hiện trước ống kính máy quay. Người xem để ý nhiều hơn đến mái tóc, khn mặt, tâm trạng, quần áo và tay bạn làm gì hơn là bạn nói gì. Rất nhiểu thơng điệp người xem chỉ có thể thu được từ ngơn ngữ cử chỉ của người xuất hiện trên màn hình.Vì vậy, phóng viên dẫn trực tiếp từ hiện trường khơng nên thờ ơ về trang phục cũng như hình thức bên ngồi.

- Quan tâm giải quyết mối quan hệ giữa biên tập và quay phim: Một tác phẩm truyền hình được hồn thành và phát sóng là kết quả làm việc của nhiều người qua nhiều giai đoạn. Cho nên tính tập thể trong q trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình là một đặc trưng khách quan. Trong quá trình tổ chức sản xuất, cẩn phải xử lý tốt mối quan hệ giữa phóng viên và quay phim. Bởi mối quan hệ này được giải quyết tốt thì hiệu quả cơng việc sẽ cao.

Giữa phóng viên và quay phim, khi làm việc, cần phối hợp “ăn ý” với nhau. Việc phối hợp này dựa trên cơ sở là kịch bản đã chuẩn bị trước. Khi đã có kịch bản (hoặc ngay trong trường hợp khẩn cấp thì chỉ có định hướng, nội dung sơ lược), phóng viên và quay phim cùng nhau bàn bạc xem việc dẫn hiện trường nên chọn địa điểm, bối cảnh nào cho phù hợp? cũng như tư thế dẫn của phóng viên như thế nào cho hiệu quả? Một tinh thần làm việc thoải mái, cùng hợp tác, cùng lao động sẽ giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn.

3.2.2 Về kỹ thuật

- Trước hết cần sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên trang thiết bị cũ: Để sản xuất được những tin bài đảm bảo nói chung và những chương trình thời sự nói riêng thì yếu tố kỹ thuật là vơ cùng quan trọng. Các thiết bị hiện nay đều đã có q trình sử dụng lâu dài, dẫn tới nhiều hỏng hóc, đặc biệt là máy quay, gây trở ngại cho sự thành công trong khi tác nghiệp. Những thiết

bị mới, công nghệ cao, đầu tư kinh phí lớn lại yêu cầu rất cao về quy trình bảo dưỡng. Vì thế, Đài truyền hình Việt Nam cần chú ý sửa chữa các thiết bị có dấu hiệu hỏng hóc, đồng thời có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ , giảm thiểu tối đa các sự cố có thể gặp phải.

- Đài THVN cần tham khảo, tìm hiểu kỹ thuật của nhiều nước trên thế

giới. Từ đó đổi mới trang thiết bị kỹ thuật của Đài THVN phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Để nâng cao chất lượng hình ảnh, truyền dẫn được đảm bảo, đặc biệt là đáp ứng chất lượng hình ảnh HD trong thời gian tới địi hỏi cần phải có những trang thiết bị mới để theo kịp công nghệ của thế giới. Là một Đài truyền hình quốc gia, việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và theo kịp công nghệ là điều vô cùng cần thiết. Hiện nay số lượng máy quay HD ở đài chưa nhiều, cần bổ sung và thay mới trong thời gian tới.

- Nâng cao ý thức sử dụng thiết bị của ekip thực hiện đưa tin trực tiếp

từ hiện trường

Tuổi thọ của thiết bị phụ thuộc rất nhiều vào cách dùng và ý thức của người dùng. Khơng ít trường hợp thiết bị hỏng do người sử dụng sai cách, để va đập mạnh hoặc bị ướt… Vì vậy, Đài truyền hình Việt Nam nên thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về cách sử dụng thiết bị đúng cách. Không những đối với quay phim, kỹ thuật viên mà cịn đối với phóng viên, biên tập viên. Tuy không phải là người trực tiếp sử dụng nhưng có góp sức trong q trình vận chuyển máy móc, trong những trường hợp hy hữu, cũng có thể trở thành những quay phim, kỹ thuật viên bất đắc dĩ. Bên cạnh đó, cịn cần đặt ra những quy định bắt buộc khi sử dụng thiết bị

Trên đây là một số đóng góp mà bản thân người viết đưa ra với tư cách là một người quan sát và nghiên cứu công tác tổ chức sản xuất của các chương trình Thời sự kênh VTV1. Tất nhiên mọi chương trình bên cạnh những thế

mạnh đều có những hạn chế nhất định, đặc biệt là những chương trình đã khẳng định được vị trí của mình trong long khán giả và trở thành kênh thơng tin chính thống của Đảng và Nhà Nước. Đây chỉ là những nhận xét, những ý kiến đóng góp mang tính chất tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả, chat lượng của phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường, đem đến cho người xem những thông tin giá trị, chân thực, khách quan.

KẾT LUẬN

Đề tài của khóa luận tốt nghiệp là “ĐƯA TIN TRỰC TIẾP TỪ HIỆN TRƯỜNG Ở ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM (Khảo sát các chương trình thời sự trên kênh VTV1 từ tháng 1/2014 – 4/2014)”. Với trình độ nhận thức, tầm lý luận và kinh nghiệm thực tế cịn rất hạn hẹp, tơi nhận thấy đây khơng phải là một đề tài đơn giản để trình bày một cách đầy đủ và sâu sắc. Đề tài này thực chất là tìm hiểu về một phương thức đưa tin khơng phải quá mới mẻ nhưng đang ngày càng được chú trọng và phát huy tại Đài truyền hình Việt Nam. Để nhìn nhận bao quát về phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường đã không dễ dàng, để đưa ra những đánh, giá nhận xét và đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả cịn khó hơn.

Khóa luận tốt nghiệp này làm sáng tỏ các vấn đề sau đây:

- Đưa ra khái niệm cơ bản về Tin tức, Đưa tin, Đưa tin trực tiếp từ hiện trường,… Có thể những lý luận này cịn chưa đầy đủ những đây là cơ sở giúp những người quan tâm phân biệt được giữa đưa tin trực tiếp và đưa tin trực tiếp từ hiện trường, giữa đưa tin trực tiếp từ hiện trường với phương thức đưa tin khác cũng có sự xuất hiện của phóng viên tại hiện trường. Bên cạnh đó, khóa luận cũng trình bày về sự ra đời của kênh VTV1 và những đặc điểm nổi bật, vai trị của các chương trình Thời sự trên kênh.

- Tuy chưa thể hồn chỉnh , đầy đủ nhưng tơi đã cố gắng trình bày, sắp xếp khoa học, logic và chi tiết trong khả năng có thể về phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường trong các chương trình thời sự trên kênh VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam. Đội ngũ tham gia tổ chức sản xuất và lên sóng những chương trình thời sự đó gồm lãnh đạo Ban, lãnh đạo Phịng – Ban thời Sự- Đài THVN và cac ekip phóng viên, quay phim.

Quy trình sản xuất tin bài được đưa trực tiếp từ hiện trường từ khâu chọn đề tài, duyệt đề tài, lên kịch bản dự kiến, setup máy quay, bộ truyền dẫn tại hiện trường, truyền về máy chủ và phát trực tiếp. Bên cạnh đó, tơi đã thống

kê số lượng, cũng như thể loại những tin bài được đưa trực tiếp từ hiện trường trong 3 chương trình là chương trình chào buổi sáng, chương trình thời sự 12h và chương trình thời sự 19h. đang trở thành xu hướng để phóng viên đón đầu những sự kiện bất ngờ và mang tính phổ quát.

Thơng qua nghiên cứu, có thể thấy để thực hiện đưa tin trực tiếp từ hiện trường cần sự nỗ lực của từng cá nhân trong ekip, hỗ trợ nhau trong suốt q trình sản xuất. Đó là sự lao động đích thực của nhà báo. Đồng thời, phát huy những thế mạnh của đưa tin trực tiếp của hiện trường, Đài truyền hình Việt Nam sẽ khẳng định được vai trị, vị trí của mình đối với cơng chúng, trở thành kênh truyền hình tiên phong, đón đàu những sự kiện nóng hổi trong nước và thế giới.

Khóa luận này sẽ là cơ sở bước đầu để tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề này. Chính vì vậy, tơi rất mong được hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, các thầy cơ giáo cùng những người đọc nói chung thơng cảm cho những thiếu sót, hạn chế của khóa luận và đóng góp ý kiến để tơi có thể bổ sung cho nhận thức của mình

Một phần của tài liệu khóa luận _Đưa tin trực tiếp từ hiện trường ở đài truyền hình việt nam (khảo sát các chương trình thời sự trên kênh VTV1 – đài truyền hình việt nam từ tháng 12014 – 42014 (Trang 69 - 76)