Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 32)

1.3 Cạnh tranh và hiệu quả trong hoat động kinh doanh của các ngân hàng thương

1.3.1.2 Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức cơng ty cổ phần, có số vốn thuộc sở hữu chung của nhiều người đóng góp dưới hình thức mua cổ phần. Cổ đơng của ngân hàng bao gồm cá nhân và pháp nhân.

Vốn cổ phần là vốn dài hạn, cổ đơng khơng có quyền địi rút vốn cổ phần mà chỉ có quyền chuyển nhượng cổ phần cho người khác. Việc góp vốn cổ phần trên nguyên tắc lời cùng hưởng và lỗ cùng chịu theo tỷ lệ trên số vốn góp của cổ đơng. Trong trường hợp kinh doanh q khó khăn, khơng thể tồn tại được thì cổ đơng chỉ chịu trách nhiệm với công nợ công ty cổ phần trong giới hạn số vốn mà họ đã góp. Vì thế, ngân hàng thương mại cổ phần có những ưu điểm sau đây:

- Ngân hàng thương mại cổ phần được quản lý tập thể thông qua đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị.

- Ngân hàng thương mại cổ phần có thể gia tăng tài sản có bằng cách phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng.

- Ngân hàng thương mại cổ phần có thể phát hành chứng từ có giá để huy động vốn trên thị trường một cách rộng rãi.

- Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động có tính tự chủ và cạnh tranh cao.

1.3.1.3 Chức năng của ngân hàng thương mại

Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trị rất quan trọng, góp phần tạo nên sự phát triển không ngừng của nền kinh tế.Ngân hàng thương mại nói chung, ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng đều có những chức năng cơ bản sau đây:

- Chức năng trung gian tín dụng: đây được xem là chức năng quan trọng

nhất của ngân hàng. Thực hiện chức năng này, ngân hàng đóng vai trịlà cầu nối đứng ra tập trung, huy động tối đa các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành các khoản cho vay cho những cá nhân, những tổ chức khác có nhu cầu vốn để đầu tư vào những mục đích khác nhau. Nhờ vậy kích thích q trình ln chuyển vốn của toàn xã hội, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

- Chức năng trung gian thanh toán: thực hiện chức năng này, ngân hàng

dịch vụ. Các ngân hàng thương mạithực hiện các dịch vụ thanh tốn theo u cầu của khách hàng thơng qua tài khoản của họ bằng các phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh tốn, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh tốn phù hợp, giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh tốn an tồn. Chức năng này của ngân hàng thương mạiđã góp phầnthúc đẩy lưu thơng hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh tốn, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

- Chức năng tạo tiền: Sự kết hợp giữa chức năng trung gian tín dụng và

trung gian thanh tốn chính là cơ sở để ngân hàng thương mại thực hiện chức năng tạo tiền gửi thanh toán. Nếu trước đây, các tổ chức kinh doanh tiền tệ nhận tiền gửi (tiền vàng, bạc) rồi cho vay bằng chính những đồng tiền đó, thì kể từ khi các ngân hàng ra đời, việc cho vay không nhất thiết phải là tiền vàng, bạc mà họ nhận được từ người gửi. Từ một số dự trữ ban đầu thơng qua q trình cho vay và thanh tốn bằng chuyển khoản của ngân hàng thì lượng tiền gửi mới được tạo ra và nó lớn hơn so với lượng dự trữ ban đầu gấp nhiều lần. Ngân hàng sau khi nhận một món tiền gửi, trên tài khoản của khách hàng tạingân hàng sẽ có số dư, với số tiền này sau khi đã để lại một khoản dự trữ bắt buộc, ngân hàng sẽ đem đi đầutư, cho vay từ đó nó sẽ chuyển sang vốn tiền gửi của ngân hàng khác. Với vịng quay vốn thơng qua chức năng tín dụng và thanh tốn của ngân hàng, ngân hàng thương mại thực hiện được chức năng tạo tiền. Và với chức năng tạo tiền, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi trả của xã hội

- Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng: Ngoài hai chức năng trên, các

ngân hàng thương mại còn cung cấp ngày càng đa dạng các dịch vụ khác cho nền kinh tế như: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ kiều hối, ủy thác, bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két sắt, dịch vụ tư vấn đầu tư…. Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin nên các dịch vụ hiện đại cũng được các ngân hàng khai thác

như Internet Banking, SMS Banking…Như vậy, việc phát triển các dịch vụ ngân hàng đã từng bước nâng cao khả năng và chất lượng phục vụ khách hàng của các ngân hàng.

- Chức năng thực hiện các chính sách: Ngân hàng thương mại là một cơng

cụ để Chính phủ điều tiết vĩ mơ nền kinh tế thông qua việc ngân hàng thương mại điều tiết và kiểm soát thị trường tiền tệ, thị trường vốn, góp phần thu hút, mở rộng đầu tư trong và ngồi nước, từ đó giúp Chính Phủ điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.

1.3.2 Mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả trong hoat động kinh doanh ngành ngân hàng trên thế giới và Việt Nam ngành ngân hàng trên thế giới và Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trị rất lớn để mọi hoạt động kinh tế diễn ra một cách hiệu quả, cạnh tranh là động lực của sự phát triển và là cơ chế tất yếu của quy luật cung- cầu. Đối với một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt như thị trường dịch vụ ngân hàng, vai trò của cạnh tranh càng quan trọng và bao hàm cả những đặc thù như tạo ra lợi nhuận siêu ngạch, tạo ra lợi nhuận bình quân ngành trong nền kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân. Cạnh tranh có nhiều cấp độ, song suy cho cùng, bản chất của cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh về năng suất lao động cao để thu giá trị gia tăng lớn hơn. Khi các ngân hàng phát huy vai trò cơ bản trong nền kinh tế tài chính thì cạnh tranh trong ngành ngân hàng tác động mạnh tới sự phát triển của nền kinh tế. Một mức độ cạnh tranh cao hơn trong thị trường ngân hàng được kỳ vọng sẽ tăng phúc lợi xã hội thông qua việc giảm giá của các dịch vụ tài chính và thúc đẩy đầu tư tăng trưởng. Những lợi ích này trong thực tế đến từ hai kênh truyền dẫn. Một mặt, một mức độ cạnh tranh cao hơn giúp tình trạng độc quyền của các ngân hàng thấp hơn, và do đó giảm giá các phí dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, sự cạnh tranh cao khuyến khích các ngân hàng cắt giảm chi phí, tức là cắt giảm những chi phí khơng hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Có rất ít nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả. Nghiên cứu của Caves (1980) nghi ngờ về mối quan hệ này. Nghiên cứu của Hicks (1935) cho rằng mức độ độc quyền cho phép các nhà quản trị thu được lợi ích thơng qua những ưu đãi mà họ nhận được hoặc cho phép những nhà quản trị này không cố gắng ở mức tốt nhất. Tuy nhiên, sự tồn tại của độc quyền khơng giải thích được hành động này của các nhà quản trị cũng như khơng có một lý do cụ thể nào giải thích tại sao chủ sở hữu của các công ty độc quyền khơng kiểm sốt chặt chẽ hệ thống quản trị như trong mơi trường có cạnh tranh.

Leibenstein (1966) và Demsetz (1973) đưa ra lý thuyết để giải thích vấn đề này. Leibenstein (1966) giải thích được ngun nhân khơng hiệu quả bên trong các công ty (X-inefficiencies), và tại sao sự không hiệu quả này làm suy giảm mức độ cạnh tranh trong thị trường hàng hóa. X-inefficiencies có thể là kết quả của những bất hồn hảo trong nội bộ cơng ty: những bất hồn hảo có tác động đến mức độ bất cân xứng thông tin giữa người chủ sở hữu và người quản lý công ty. Hơn thế nữa, những bất hoàn hảo trong các hợp đồng lao động không quy định mức độ mà các nhà quản trị phải cố gắng. Sự tùy nghi trong nỗ lực của nhà quản trị sẽ không phải là một vấn đề nếu chủ sở hữu có cơng cụ kiểm sốt hoạt động của công ty.Tuy nhiên, hàm sản xuất của công ty khơng minh bạch hồn tồn nên chủ sở hữu không thể xác định mức độ cố gắng của những nhà quản trị. Do đó Leibenstein giải thích sự gia tăng cạnh tranh là nhân tố làm giảm sự không hiệu quả bởi 2 lý do:

- Thứ nhất, cạnh tranh buộc các nhà quản trị phải gia tăng nỗ lực. Khi mức độ cạnh tranh tăng, các nhà quản trị phải cải thiện hiệu quả nếu không muốn công ty bị buộc phải từ bỏ thị trường.

- Thứ hai, số lượng cơng ty trên thị trường càng nhiều thì chủ sở hữu càng dễ dàng hiểu về công ty của mình thơng qua các đối thủ cạnh tranh. Chủ sở hữu sẽ có hiểu biết nhiều hơn về hàm sản xuất, từ đó đánh giá được thành quả của công ty cũng như những nỗ lực của nhà quản trị và sẽ đưa ra những thay đổi về bộ máy quản trị nếu cần thiết.

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ quan điểm của Leibenstein như nghiên cứu của Hart (1983), Selten (1986)…X-efficiencies dựa trên mơ hình SCP của Bain (1951).Theo mơ hình này thì cấu trúc thị trường sẽ tác động đến công ty thơng qua giá và lượng, từ đó, tác động đến lợi nhuận.

Một mơ hình khác là mơ hình cấu trúc hiệu quả (Efficient – Structure) được đề xuất bởi Demsetz (1973) dự đoán mối quan hệ nhân quả giữa cạnh tranh và hiệu quả. Theo Demsetz, những công ty hoạt động hiệu quả nhất là những cơng ty có chi phí thấp nhất và thị phần lớn nhất, tức là có mức độ tập trung càng cao. Do mức độ tập trung là thước đo ngược với mức độ cạnh tranh nên mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả là quan hệ ngược chiều.

Do có rất nhiều điểm khác biệt so với một cơng ty bình thường, mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả trong hệ thống ngân hàng có nhiều điểm sai biệt so với lý thuyết. Thị trường ngân hàng có cấu trúc cạnh tranh khơng hồn hảo (theo De Bandt và Davis (2000), Bikker và Haaf (2002)). Nhiều lý thuyết cho rằng nguyên nhân của sự bất hoàn hảo trong cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng là do sự bất cân xứng thông tin giữa ngân hàng và người đi vay trong hoạt động tín dụng. Một trong những biện pháp để giải quyết vấn đề bất cân xứng thơng tin này là duy trì mối quan hệ dài hạn với khách hàng để thu thập thông tin. Tuy nhiên sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng có thể rút ngắn thời gian quan hệ tín dụng với khách hàng. Theo Dimond (1984), các ngân hàng có lợi thế so sánh trong việc giám sát khách hàng do các ngân hàng đã hình thành được các thước đo kinh tế khi thực hiện thẩm định khách hàng. Kết quả là cạnh tranh có thể làm gia tăng chi phí giám sát và hậu quả của việc rút ngắn thời gian quan hệ với khách hàng sẽ làm giảm hiệu quả của ngân hàng. Như vậy, những đặc điểm khác biệt của ngân hàng ủng hộ cho tương quan ngược chiều giữa cạnh tranh và hiệu quả. Mối tương quan ngược chiều này dường như phù hợp ở các nước đang phát triển hơn các nước phát triển. Nguyên nhân là các ngân hàng ở các nước đang phát triển phải đối mặt với vấn đề bất cân xứng thông tin nhiều hơn các ngân hàng ở các nước đã phát triển do sự bất

định trong những thông tin về kế toán, sự yếu kém của nhân viên ngân hàng khi phân tích rủi ro tín dụng khi thị trường cịn quá non trẻ.

Hầu hết các nghiên cứu đều hồi quy hiệu quả với các biến cấu trúc thị trường như nghiên cứu của Berger (1995), nghiên cứu của Berger và Hannan (1997) ở thị trường Mỹ, nghiên cứu của Lang (1996) ở Tây Đức, nghiên cứu của Goldberg và Rai (1996) ở Châu Âu. Trong các nghiên cứu trên, hiệu quả được đo lường chủ yếu bằng phương pháp đường biên động trong khi cấu trúc thị trường được đo lường thông qua thị phần hoặc chỉ báo về mức độ tập trung. Những nghiên cứu này có xu hướng xác định tương quan cùng chiều giữa hiệu quả với mức độ tập trung (hay thị phần). Nghiên cứu của Weill (2004) ở thị trường Tây Âu hồi quy hiệu quả bằng phương pháp phi cấu trúc theo mơ hình của Rosse – Panzar và cho ra kết quả tương tự.

Nhìn chung, các lý thuyết đưa ra những tranh luận trái ngược nhau về mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả trong khi các bằng chứng thực nghiệm ủng hộ mối quan hệ ngược chiều giữa cạnh tranh và hiệu quả.

Ở Việt Nam, chưa có bài nghiên cứu nào thực sự nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Do đó, sẽ là hữu ích khi cung cấp những bằng chứng mới về sự tương quan giữa cạnh tranh với hiệu quả với cách đo lường cạnh tranh thông qua chỉ số Lerner và xem xét quan hệ nhân quả của mối tương quan này. Nghiên cứu cũng đặc biệt có giá trị khi được thực hiện ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Kết luận Chương 1:

Trên cơ sở những định nghĩa về lý thuyết cũng như cách thức đo lường cạnh tranh, hiệu quả hoạt động mà một số nhà khoa học đã đề cập, luận văn đã đánh giá được sự cần thiết của cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Với những nhân tố hiện có cộng với kinh nghiệm, phương pháp và kết quả đạt được từ các nghiên cứu của các nhà khoa học trên Thế Giới, sẽ là tiền đề và cơ sở cho việc nghiên cứu và đo lường cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó có những cái nhìn đúng hơn về tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chương 2

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM YẾT TẠI VIỆT NAM

2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam mại Việt Nam

Việt Nam, vào thời kỳ Bắc thuộc và từ thế kỷ XIX trở về trước, là một nước nông nghiệp lạc hậu nên chưa hề có khái niệm về ngân hàng. Sự đô hộ hàng ngàn năm của phong kiến phương Bắc đã làm cho nước ta hầu như khơng có sự tiếp xúc với bên ngồi, thương mại ít phát triển cả trong và ngồi nước. Do đó, nghề kinh doanh tiền tệ cũng kém phát triển, mang nặng tính phân tán, chủ yếu là hoạt động đổi tiền và cho vay nặng lãi.

Khoảng giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Việt Nam trở thành thuộc địa và từ đó các thương gia Pháp bắt đầu chiếm lĩnh thị trường Việt Nam (các nhà máy đường, nhà máy sợi, nhà máy dệt,…). Trong bối cảnh ngày càng phát triển thị trường, ở Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện hệ thống ngân hàng hiện đại, gồm có Ngân hàng Đơng Dương với tư cách là ngân hàng phát hành và một số ngân hàng thương mại của người nước ngoài và người Việt Nam như ngân hàng Pháp- Hoa, ngân hàng Hồng Kong- Thượng Hải, Địa ốc ngân hàng,…để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh thương mại.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng bắt đầu được xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)