Chỉ số ROE của ngành ngân hàng ở một số quốc gia Châ uÁ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 55 - 64)

(Nguồn: Dữ liệu tài chính tồn cầu của ngân hàng thế giới)

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy giai đoạn từ năm 2001 đến trước năm 2006, sau 10 năm kể từ khi chuyển đổi hệ thống ngân hàng từ 1 cấp sang 2 cấp thì các chỉ số hiệu quả hoạt động của Việt Nam vẫn cịn ở vị trí thấp so với các nước trong khu vực, chưa đem lại hiệu quả như ước tính mặc dù bước đầu đã có sự tăng trưởng về số lượng ngân hàng hoạt động. Kể từ sau năm 2006, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2007-2008, đã gây ảnh hưởng lan rộng đến nhiều nước trên Thế Giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thối kinh tế, giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngành ngân hàng, trong đó có các nước trong khu vực ASEAN. Chưa kịp hồi phục sau khủng hoảng năm 2007, ngành tài chính tiếp tục gặp nhiều khó khăn sau tình trạng bất ổn trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và làm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, ROA, ROE của các nước tuy có sự hồi phục nhưng vẫn chưa thể đạt đến điểm hưng thịnh vào những năm 2004-2006. Do Việt Nam là nước có ngành ngân hàng phát triển sau các nước nên vì thế các cuộc khủng hoảng ở Mỹ, Châu Âu gây ảnh hưởng ít hơn và tạo điều kiện để Việt Nam có cơ hội vượt qua các nước trong khu vực như Thái Lan,

- 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 % Năm

Singapore, Malaysia- đây là những nước có thị trường tài chính phụ thuộc rất nhiều vào dự trữ ngoại tệ và tỷ giá hối đoái.

2.3.2 Đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết

2.3.2.1 Chỉ định mơ hình DEA

Trong các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng người ta đưa ra 5 cách tiếp cận trong việc xác định các biến đầu vào và đầu ra:

Cách tiếp cận sản xuất: chú ý nhiều đến hiệu quả kỹ thuật của các tổ chức tài chính, coi hoạt động của ngân hàng với tư cách là nhà cung cấp các dịch vụ. Do đó tiền gửi được coi là đầu ra và chi trả lãi tiền gửi khơng nằm trong tổng chi phí của ngân hàng (Ferrier và Lovell (1990)). Theo cách tiếp cận này đầu vào và đầu ra được lấy đơn vị là lượng (số lượng tài khoản, quy trình giao dịch..)

Cách tiếp cận trung gian: dựa trên quan điểm cho rằng các ngân hàng là các tổ chức tài chính huy động và phân bổ các nguồn vốn cho vay và các tài sản khác, bởi vậy các khoản tiền gửi được coi như là đầu vào và chi trả lãi là một bộ phận của tổng chi phí hoạt động của ngân hàng.

Cách tiếp cận tài sản: khác biệt với cách tiếp cận trung gian ở chỗ nó coi các tài sản nợ là đầu vào và tài sản có là đầu ra.

Cách tiếp cận giá trị gia tăng: coi bất kỳ khoản mục nào trong bảng cân đối kế toán là đầu ra nếu nó thu hút tương ứng phần đóng góp của lao động và tư bản, ngược lại thì nó được coi là đầu vào. Theo cách tiếp cận này thì tiền gửi được coi là đầu ra vì nó tạo ra giá trị gia tăng.

Cách tiếp cận chi phí sử dụng: coi sự đóng góp rịng vào doanh thu của ngân hàng được định nghĩa là đầu vào và đầu ra. Do đó, trong trường hợp này tiền gửi là đầu ra.

Theo Berger và Humphrey (1997) mặc dù khơng có cách tiếp cận hồn hảo trong việc xác định các đầu ra và đầu vào của ngân hàng vì khơng có cách tiếp cận nào phản ánh được tất cả hoạt động, vai trò của các ngân hàng với tư cách là người cung cấp các dịch vụ trung gian tài chính. Theo hai ơng cách tiếp cận trung gian có thể phù hợp nhất đối với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức tài chính vì cách tiếp cận này quan tâm đến cả các khoản chi trả lãi, khi mà các khoản chi phí này thường chiếm 1/3 đến ½ tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Hơn nữa cách tiếp cận trung gian phù hợp hơn cho việc đánh giá hiệu quả biên vì nó quan tâm đến khả năng sinh lời của tổ chức tài chính.

Để lựa chọn các đầu vào và đầu ra trong mơ hình ước lượng hiệu quả của ngân hàng, tôi đã sử dụng cách tiếp cận trung gian đó là coi các ngân hàng là các tổ chức trung gian tài chính thực hiện chức năng huy động vốn từ các tác nhân trong nền kinh tế sau đó cho các tác nhân kinh tế khác vay. Theo cách tiếp cận này, các đầu ra của ngân hàng có thể được đo bằng: tổng cho vay (bao gồm cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân), các hoạt động đầu tư và cung cấp dịch vụ của ngân hàng. Trên thực tế, trong hoạt động của ngân hàng hai biến số khác đó là thu lãi và thu ngoài lãi cũng được xem là đầu ra. Tuy nhiên do thu từ lãi là phần thu chủ yếu của các món cho vay và đầu tư. Do đó, ta chỉ chọn một biến để đưa vào mơ hình để tránh hiện tượng đa cộng tuyến.

Các đầu vào được lựa chọn trong mơ hình có thể bao gồm số nhân viên hoặc chi cho nhân viên, tư bản hiện vật, tiền gửi và chi trả lãi.Trong đó tiền gửi bao gồm tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Tư bản hiện vật của ngân hàng chủ yếu được phản ánh bằng tài sản cố định ròng hoặc bằng tổng tài sản trừ đi các khoản cho vay và đầu tư. Chi trả lãi là chi phí của vốn

vay mà trong đó tiền gửi là một bộ phận chủ yếu.Như vậy, khi đưa các biến vào mơ hình DEA, để tránh đa cộng tuyến chúng ta chỉ được chọn một trong hai biến số đó.

Mơ hình DEA được lựa chọn bao gồm các biến sau đây:

Các biến đầu vào gồm:

 Tổng tài sản cố định ròng  Tổng chi cho nhân viên  Tổng vốn huy động Các biến đầu ra gồm:

 Thu lãi và các khoản tương đương  Thu ngoài lãi và các khoản tương đương

2.3.2.2 Kết quả ước lượng

Nguồn số liệu được sử dụng trong mơ hình ước lượng độ đo hiệu quả được thu thập từ bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của 7 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch TP HCM (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội) giai đoạn từ Quý 1 – 2009 đến Quý 4 – 2013.

Với sự hỗ trợ của phần mềm DEAP 2.1, tác giả đã thực hiện ước lượng hiệu quả cho toàn mẫu. Kết quả thống kê được trình bày tóm tắt trong bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.4: Kết quả tính tốn hiệu quả bằng phần mềm DEA - CRS

STT Tên NH 2009 2010 2011 2012 2013 2009- 2013

1 ACB 0,906 1,000 1,000 1,000 0,938 0,906 2 CTG 0,995 1,000 0,994 1,000 1,000 0,995 3 STB 0,841 1,000 0,921 1,000 1,000 0,841 4 VCB 1,000 1,000 0,956 1,000 1,000 1,000 5 SHB 1,000 1,000 0,865 1,000 0,916 1,000 6 MBB 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 7 EIB 1,000 0,966 1,000 1,000 1,000 1,000 Trung bình mẫu 0,963 0,995 0,962 1,000 0,979 0,963 Độ lệch chuẩn 0,064 0,013 0,052 - 0,036 0,064 Giá trị lớn nhất 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 Giá trị nhỏ nhất 0.841 0,966 0,865 1,000 0,916 0,841 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Qua kết quả ước lượng của mơ hình DEA ta thấy hiệu quả tồn bộ bình qn của cả thời kỳ nghiên cứu là 0,963. Điều này cho thấy các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu để tạo ra cùng một mức sản lượng như nhau thì sử dụng được 96,3% các đầu vào (chỉ lãng phí các chi phí đầu vào khoảng 3,7%)

Khi xem xét theo tiến trình thời gian từ 2009-2013 thì các ngân hàng ngày càng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (hiệu quả tồn bộ tăng từ 0,963-0,979).

Bảng 2.5: Hiệu quả hoạt động tính tốn theo DEA-VRS

Giai đoạn Tiêu chí Giá trị trung

bình Độ lệch chuẩn Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Số quan sát 2009 Q1 TE 0,963 0,064 1,00 0,84 7 PE 0,980 0,052 1,00 0,86 7 SE 0,982 0,035 1,00 0,97 7

PE 0,966 0,091 1,00 0,76 7 SE 0,877 0,226 1,00 0,40 7 Q3 TE 0,962 0,101 1,00 1,00 7 PE 1,00 - 1,00 1,00 7 SE 0,962 0,101 1,00 1,00 7 Q4 TE 0,746 0,253 1,00 0,44 7 PE 0,949 0,092 1,00 0,77 7 SE 0,780 0,229 1,00 0,44 7 2010 Q1 TE 0,995 0,013 1,00 0,966 7 PE 0,999 0,004 1,00 0,990 7 SE 0,997 0,009 1,00 0,976 7 Q2 TE 0,887 0,224 1,00 0,408 7 PE 0,892 0,213 1,00 0,438 7 SE 0,989 0,025 1,00 0,932 7 Q3 TE 0,961 0,089 1,00 0,762 7 PE 0,972 0,073 1,00 0,807 7 SE 0,987 0,023 1,00 0,944 7 Q4 TE 0,943 0,106 1,00 0,729 7 PE 0,991 0,024 1,00 0,936 7 SE 0,951 0,101 1,00 0,729 7 2011 Q1 TE 0,962 0,052 1,00 0,865 7 PE 0,991 0,024 1,00 0,936 7 SE 0,971 0,049 1,00 0,865 7 Q2 TE 0,967 0,086 1,00 0,772 7 PE 1,000 - 1,00 1,00 7 SE 0,967 0,086 1,00 0,772 7 Q3 TE 0,726 0,168 1,00 0,479 7 PE 0,969 0,054 1,00 0,870 7 SE 0,754 0,191 1,00 0,479 7 Q4 TE 0,884 0,124 1,00 0,682 7 PE 0,930 0,122 1,00 0,715 7 SE 0,952 0,067 1,00 0,833 7 2012 Q1 TE 1,000 - 1,00 1,000 7

PE 1,000 - 1,00 1,000 7 SE 1,000 - 1,00 1,000 7 Q2 TE 0,997 0,007 1,00 0,995 7 PE 0,997 0,007 1,00 0,982 7 SE 0,999 0,002 1,00 0,995 7 Q3 TE 0,923 0,117 1,00 0,714 7 PE 0,974 0,070 1,00 0,816 7 SE 0,946 0,078 1,00 0,804 7 Q4 TE 0,922 0,124 1,00 0,687 7 PE 0,974 0,069 1,00 0,818 7 SE 0,948 0,117 1,00 0,687 7 2013 Q1 TE 0,979 0,036 1,00 0,916 7 PE 1,000 - 1,00 1,000 7 SE 0,979 0,036 1,00 0,916 7 Q2 TE 0,951 0,057 1,00 0,853 7 PE 0,991 0,025 1,00 0,934 7 SE 0,960 0,052 1,00 0,853 7 Q3 TE 0,935 0,074 1,00 0,815 7 PE 0,992 0,022 1,00 0,943 7 SE 0,943 0,078 1,00 0,815 7 Q4 TE 0,962 0,076 1,00 0,794 7 PE 0,986 0,037 1,00 0,901 7 SE 0,974 0,044 1,00 0,882 7 2009-2013 TE 0,926 0,125 1,00 - 7 PE 0,978 0,065 1,00 - 7 SE 0,946 0,105 1,00 - 7 (Nguồn: Tác giả tự tính tốn)

Do hiệu quả kỹ thuật tồn bộ là tích của hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả về quy mô nên độ lớn của các chỉ tiêu hiệu quả sẽ phản ánh nguồn phi hoạt động hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Ta thấy hiệu quả kỹ thuật thuần trung bình trong giai đoạn nghiên cứu 2009-2013 là 0,978 lớn hơn hiệu quả quy mơ trung bình

là 0,946. Như vậy có thể thấy trong giai đoạn nghiên cứu, các yếu tố kỹ thuật thuần đóng góp vào hiệu quả tồn bộ nhiều hơn các yếu tố phản ánh quy mô của ngân hàng.

Bảng 2.6: Số lượng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu hoạt động dưới điều kiện hiệu suất giảm, tăng và không đổi theo quy mô

2009 2010 2011 2012 2013

IRS 1 1 2 0 2

DRS 2 0 2 0 0

CONS 4 6 3 7 5

Tổng cộng 7 7 7 7 7

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ mơ hình ước lượng DEA-VRS)

Bảng trên cho thấy số lượng ngân hàng hoạt động dưới điều kiện hiệu suất tăng theo quy mô tăng dần theo thời gian. Điều này cho thấy các ngân hàng càng tiếp tục tăng quy mô sẽ càng tăng hiệu quả hoạt động toàn bộ.

2.4 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

2.4.1. Đánh giá tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tích cực

Ngân hàng Việt Nam vẫn là một kênh đáp ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, đóng góp khơng nhỏ vào mức tăng GDP hàng năm. Khi tham gia sâu vào hội nhập, cạnh tranh đã thực sự là động lực to lớn cho cải cách, đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng. Chính sự cạnh tranh này đã tác động đến quản trị nội bộ và văn

hóa rủi ro của ngân hàng theo hướng minh bạch hơn, tin cậy hơn, đặc biệt khi 4 ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện cổ phần hóa, chuyển sang hoạt động theo mơ hình cổ phần. Việc nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn chủ sở hữu, duy trì hệ số an tồn vốn tối thiểu, đầu tư công nghệ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở các chi nhánh ở nước ngoài... để phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn khách hàng cả trong và ngoài nước đều được các ngân hàng thương mại quan tâm và thực hiện bằng những biện pháp khác nhau.

Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng có sự bứt phá trong việc tăng năng lực tài chính thơng qua việc góp vốn của các cổ đơng chiến lược trong, ngồi nước. Trước hội nhập, chỉ có 6 ngân hàng thương mại cổ phần có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia, nhưng sau 6 năm hội nhập, đã có thêm 17 ngân hàng thương mại có nhà đầu tư nước ngồi góp vốn. Một số ngân hàng thương mại có số vốn góp của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài chiếm tới 20- 30% như VietinBank, Vietcombank.

Việc áp dụng các mô thức quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế; triển khai hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm tốn nội bộ; sắp xếp lại mơ hình theo khối, tách bạch khối quản lý rủi ro theo ba vịng kiểm sốt, coi trọng đầy đủ các loại rủi ro trong ngân hàng, cấu trúc lại các công ty con, cùng với việc đưa ra một số tiêu chí bước đầu phục vụ cảnh báo sớm rủi ro kinh doanh ngân hàng...là những kết quả đáng ghi nhận. Nó khơng chỉ là sự địi hỏi khách quan của mỗi ngân hàng thương mại hướng đến sự phát triển ổn định, mà còn là đòi hỏi của nền kinh tế, của khách hàng.

Để quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì các văn bản luật, cơ chế, chính sách của các bộ ngành trong thời gian qua hầu như đã phủ kín các hoạt động chính của ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động. Chính điều này đã góp phần to lớn vào việc duy trì sự phát triển của nền

kinh tế, của doanh nghiệp, cải thiện đời sống của dân cư, góp phần đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nước có thu nhập thấp vào năm 2009.

Một số tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 55 - 64)