Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 40 - 42)

2.1 Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam

2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương

mại Việt Nam

Việt Nam, vào thời kỳ Bắc thuộc và từ thế kỷ XIX trở về trước, là một nước nơng nghiệp lạc hậu nên chưa hề có khái niệm về ngân hàng. Sự đô hộ hàng ngàn năm của phong kiến phương Bắc đã làm cho nước ta hầu như khơng có sự tiếp xúc với bên ngồi, thương mại ít phát triển cả trong và ngồi nước. Do đó, nghề kinh doanh tiền tệ cũng kém phát triển, mang nặng tính phân tán, chủ yếu là hoạt động đổi tiền và cho vay nặng lãi.

Khoảng giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Việt Nam trở thành thuộc địa và từ đó các thương gia Pháp bắt đầu chiếm lĩnh thị trường Việt Nam (các nhà máy đường, nhà máy sợi, nhà máy dệt,…). Trong bối cảnh ngày càng phát triển thị trường, ở Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện hệ thống ngân hàng hiện đại, gồm có Ngân hàng Đơng Dương với tư cách là ngân hàng phát hành và một số ngân hàng thương mại của người nước ngoài và người Việt Nam như ngân hàng Pháp- Hoa, ngân hàng Hồng Kong- Thượng Hải, Địa ốc ngân hàng,…để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh thương mại.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng bắt đầu được xây dựng

từng bước. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ đây có thể chia làm hai thời kỳ:

- Từ năm 1951 đến năm 1987, chúng ta có hệ thống ngân hàng một cấp từ việc thành lập hệ thống ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tiền thân là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam vào năm 1951. Chức năng chủ yếu của ngân hàng Quốc gia Việt Nam là phát hành giấy bạc và quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng và quản lý tiền tệ. Chức năng này được thực hiện thơng qua mơ hình gọn, nhẹ, phù hợp với điều kiện thời chiến gồm 3 cấp quản lý: trung ương, liên khu, tỉnh và thành phố. Mỗi tỉnh mở một chi nhánh, thực hiện các kế hoạch tài chính để điều hành nền kinh tế tập trung bao cấp. Hoạt động của ngân hàng Việt Nam thời bấy giờ mang tính chất lưỡng tính, vừa thực hiện chức năng quản lý và điều tiết lưu thông tiền tệ vừa thực hiện chức năng của các ngân hàng trung gian và được tổ chức thống nhất từ trung ương xuống cơ sở. Mặc dù đã góp phần khơng nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, song Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã bộc lộ những hạn chế của nó, đặc biệt trong thập kỷ 80 làm cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, vừa thiếu tiền mặt vừa lạm phát

- Từ năm 1988 đến nay: là một thời kỳ phát triển mới của hệ thống ngân hàng, với hệ thống ngân hàng hai cấp, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống ngân hàng hai cấp gồm Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng trung gian. Bước sơ khai của hệ thống ngân hàng hai cấp được thể hiện trong Nghi định 53 ngày 26/03/1988. Ngân hàng Nhà nước hoạt động với tư cách là ngân hàng độc quyền phát hành, là cơ quan quản lý lĩnh vực tiền tệ tín dụng ngân hàng, hoạch định các chính sách tài chính, điều hành chính sách tiền tệ, cơ chế tỷ giá hối đối, hoạt động khơng mang tính chất thương mại. Đến năm 1990, cơ chế đổi mới ngân hàng được hồn thiện thơng qua việc công bố hai Pháp lệnh ngân hàng vào năm 1990 (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước VN và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính) và khẳng định lại sự đúng đắn của việc cải cách ngân hàng trong Nghị định 53. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ,

tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và ngân hàng, là ngân hàng duy nhất được phát hành, là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng của Nhà nước… còn hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng do các tổ chức tín dụng thực hiện. Các tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã tín dụng, cơng ty tài chính thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Tháng 12 năm 1997 trước yêu cầu cao của thực tiễn hai Pháp lệnh ngân hàng đã được Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng (có hiệu lực từ ngày 01/10/1998) và sau đó Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng được sửa đổi và bổ sung vào năm 2003, 2004. Như vậy, cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì cơng cuộc đổi mới của hệ thống ngân hàng nói chung và sự tồn tại, phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng đã thành cơng ở Việt Nam. Nhờ có cải cách hợp lý mà hệ thống ngân hàng trở nên linh hoạt hơn, hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng phát triển, nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình, góp phần đưa nền kinh tế phát triển lên tầm cao mới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 40 - 42)