2.2 Thực trạng cạnh tranh hiện nay của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết
2.2.1 Đánh giá tình hình cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
Theo dữ liệu tài chính tồn cầu của Ngân hàng thế giới cung cấp dữ liệu về hệ thống tài chính của các quốc gia trong giai đoạn từ 1960-2011; trong đó có thống kê số liệu về chỉ số Lerner của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 1998- 2011.
Hình 2.1: Chỉ số Lerner của Việt Nam giai đoạn 1998-2011 (Nguồn: Dữ liệu tài chính tồn cầu của Ngân hàng thế giới)
Trong giai đoạn 1999-2001 giá trị trung bình của chỉ số Lerner giảm từ 0.3 còn 0.24 cho thấy đây là giai đoạn cạnh tranh gia tăng trong hệ thống ngân hàng. Sau khi gia tăng trở lại vào năm 2002 (0.24 tăng lên 0.29), chỉ số Lerner có sự biến động giảm qua các năm, tuy nhiên sự gia tăng này không đáng kể. Đến năm 2008, chỉ số Lerner giảm mạnh (từ 0.28 giảm còn 0.20) cho thấy sự cạnh tranh đã thực sự trở nên gay gắt. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế là Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) với những cam kết cho phép các ngân hàng nước ngoài vào cung cấp một số dịch vụ tài chính cũng như cho phép thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. Năm 2010 chỉ số Lerner tiếp tục
- 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Lerner index Lerner index
giảm do năm 2010 là năm cuối cùng theo lộ trình cam kết 9 năm với 7 cột mốc tháo dỡ hoàn toàn các hạn chế đối với các ngân hàng Mỹ.
Hình 2.2: Chỉ báo về mức độ tập trung của 5 ngân hàng lớn nhất và mức độ tập trung của toàn ngành ngân hàng giai đoạn 1998 - 2011
(Nguồn: Dữ liệu tài chính tồn cầu của Ngân hàng thế giới)
Bên cạnh đó, mức độ tập trung cũng như tài sản của 5 ngân hàng lớn càng ngày càng giảm càng củng cố thêm cho kết luận mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng ngày càng gia tăng.