Tổng quan các ngân hàng thương mại cổ phẩn niêm yết tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 42 - 47)

2.1 Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam

2.1.2 Tổng quan các ngân hàng thương mại cổ phẩn niêm yết tại Việt Nam

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã chính thức đánh dấu sự ra đời và phát triển khoảng trên 23 năm (từ 1990 đến nay). Trải qua chặng đường trên, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng phát triển mạng lưới ngân hàng thương mại Việt Nam đến cuối năm 2013 phủ khắp cả nước và có cả một số ngân hàng thương mại có chi nhánh và văn phịng đại diện ở nước ngồi, như Ngân hàng Thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam (Vietinbank) mở văn phịng đại diện (năm 2010) và thành lập chi nhánh tại Đức (năm 2011); Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có văn phịng đại diện tại Singapore; Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mở văn phòng đại diện tại Campuchia; Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương tín (Sacombank) mở chi nhánh ở Lào, Campuchia, Sacombank còn thành

lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia (10/2011); Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) mở chi nhánh tại Campuchia.

Dựa theo đặc thù sở hữu thì tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại được phân chia thành các nhóm chính sau đây:

- Nhóm ngân hàng thương mại Nhà Nước gồm 5 ngân hàng do Nhà nước thành lập hoặc Nhà nước là cổ đơng chi phối lớn nhất, nhóm này có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với nền tảng khách hàng là các tổng cơng ty và tập đồn kinh tế Nhà nước.

- Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần gồm 33 ngân hàng thương phần cổ phần đô thị và nông thơn do các cá nhân hoặc các tập đồn, cơng ty thành lập, nhóm này phát triển dựa trên nền tảng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu.

- Nhóm ngân hàng thương mại liên doanh gồm 4 ngân hàng liên doanh với các ngân hàng thương mại hàng đầu của Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Nga. Các ngân hàng này được thành lập bằng vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam với bên ngân hàng nước ngồi có trụ sở tại Việt Nam và hoạt động kinh doanh theo pháp luật Việt Nam.

- Nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài gồm 5 ngân hàng, hoạt động chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

- Ngồi ra, cịn có 50 chi nhánh ngân hàng nước ngồi và 50 văn phịng đại diện của các ngân hàng thương mại nước ngoài. Đây đều là những ngân hàng lớn trên Thế Giới có kinh nghiệm và uy tín cao, hoạt động tập trung trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Kể từ năm 1991, cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ 1 cấp sang 2 cấp, nên kể từ đó đến nay, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng

nhanh chóng cả về số lượng và quy mơ, trong đó số lượng ngân hàng tăng thêm tập trung vào khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng từ 4 ngân hàng thương mại cổ phần năm 1991 và tăng đỉnh điểm lên 51 ngân hàng thương mại cổ phần vào năm 1997. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, khủng hoảng tài chính năm 2009, một số ngân hàng do kinh doanh không hiệu quả, bị tái cơ cấu hoặc sáp nhập nên con số này đã giảm, tính đến tháng 6 năm 2014, Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, 33 ngân hàng thương mại cổ phần với 9 ngân hàng trong số đó đã thực hiện niêm yết thành cơng trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Bảng 2.1: Số lượng các ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 1991-6 tháng đầu 2014

Ngân hàng TMQD Ngân hàng TMCP Ngân hàng niêm yết

2014 (6 tháng đầu) 5 33 9 2013 5 35 8 2012 5 34 8 2011 5 37 8 2010 5 37 7 2009 3 40 6 2008 4 39 2 2007 5 35 2 2006 5 34 2 2001 5 39 0 1997 5 51 0 1991 4 4 0 (Nguồn: sbv.gov.vn)

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tính đến năm 2014 có 9 ngân hàng thương mại cổ phần đã thực hiện niêm yết thành cơng, đó là: Ngân hàng Á Châu (Tên giao dịch: ACB- mã chứng khốn: ACB), Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam (Vietinbank- CTG), Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank- EIB), Ngân hàng Quân Đội (MB Bank- MBB), Ngân hàng Nam Việt (Navibank- NVB), Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB- SHB), Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank- STB), Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank- VCB) và Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV- BID). Tuy nhiên vào tháng 10 năm 2013, ngân hàng Nam Việt đã gửi văn bản để xin rút khỏi Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu NVB vi phạm nhiều lần quy định về công bố thông tin, đưa vào diện cảnh báo không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ và vào tháng 01 năm 2014 do là 1 trong 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu nên ngân hàng đã chính thức đổi tên thành Ngân hàng Quốc Dân; do đó trong bài nghiên cứu này tác giả không đưa Ngân hàng Nam Việt vào nghiên cứu. Ngoài ra, Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam cũng không được tác giả chọn do ngân hàng này vừa chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) vào ngày 24/01/2014 nên tác giả khơng có đủ cơ sở dữ liệu thơng tin tài chính ngân hàng này. Các ngân hàng thương mại cổ phần được nghiên cứu trong bài này gồm:

 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập năm 1993. Ngày 21/11/2006, ACB chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán là ACB. Hiện nay ACB có vị trí dẫn đầu thị trường trong hoạt động ngân hàng bán lẻ với mạng lưới hoạt động gồm 345 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc.

 Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 25/12/2008, Vietinbank tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày

TP. HCM (HOSE) với mã chứng khoán là CTG. Vietinbank là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 chi nhánh và trên 1.000 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm.

 Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) được thành lập vào ngày 24/05/1989, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngày 27/10/2009, Eximbank chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TP. HCM (HOSE) với mã chứng khoán là EIB. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng, Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Eximbank có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phịng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.

 Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB Bank) được thành lập vào ngày 04/11/1994. Ngày 01/11/2011, MB Bank chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) với mã chứng khoán là MBB.  Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân

hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH /GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng NNVN cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993. Ngày 20/01/2006, SHB chuyển đổi mơ hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP Nông thôn sang Ngân hàng TMCP. Ngày 20/04/2009, SHB chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khốn là SHB. Hiện tại SHB có 316 Chi nhánh và phòng Giao dịch trên các tỉnh thành trong nước và 2 Chi nhánh Quốc tế tại Campuchia và Lào với tổng tài sản trên 120.000 tỷ đồng.

 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) được thành lập vào năm 1991, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gị Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là tân Bình, Thành Cơng và Lữ Gia. Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng vào ngày 12/07/2006.

 Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hố, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành cơng kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM với mã chứng khoán là VCB. Vietcombank là một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu. Ngày nay, từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 42 - 47)