Mơ hình nghiên cứu các yếu tố nội tại ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những yếu tố nội tại tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết việt nam (Trang 26 - 30)

Bảng 2 .11 Kết quả hồi quy

1.6 Mơ hình nghiên cứu các yếu tố nội tại ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh

động kinh doanh của các NHTMCP niêm yết Việt Nam:

1.6.1 Giới thiệu về dữ liệu bảng:

Để thực hiện nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra tác động của các yếu tố nội tại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tác giả sử dụng dữ liệu bảng (panel data). Dữ liệu bảng cịn có cách gọi khác là dữ liệu kết hợp, bởi nó có sự kết hợp các quan sát theo chuỗi thời gian và theo không gian. Trong dữ liệu bảng, đơn vị chéo theo không gian (ở đây là các ngân hàng) được khảo sát theo thời gian (theo năm).

Tác giả sử dụng dữ liệu bảng vì nó có các ưu điểm so với dữ liệu theo chuỗi thời gian và theo khơng gian:

Vì dữ liệu bảng liên quan đến các đơn vị (các ngân hàng) theo thời gian nên nhất định có tính khơng đồng nhất trong các đơn vị này. Bằng kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng, có thể xem xét đến tính khơng đồng nhất đó.

Thơng qua kết hợp các chuỗi theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu bảng cung cấp thông tin đa dạng và hiệu quả hơn.

Thông qua việc nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp để nghiên cứu sự thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo.

Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian.

Dữ liệu bảng giúp nghiên cứu những mơ hình hành vi phức tạp và có thể tối thiểu hóa sự thiên lệch có thể xảy ra khi tổng hợp các đơn vị thành số liệu tổng.

Dữ liệu bảng gồm có: dữ liệu bảng cân đối và dữ liệu bảng không cân đối. Nếu mỗi đơn vị theo khơng gian đều có cùng một số lượng quan sát như nhau theo chuỗi thời gian thì dữ liệu bảng này được gọi là bảng cân đối. Nếu số quan sát khác nhau giữa các đơn vị theo khơng gian thì bảng đó là bảng khơng cân đối.

1.6.2 Mơ hình hồi quy dữ liệu bảng:

Trong các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như nghiên cứu của các tác giả Athanasoglou, Delis và Staikouras (2006), Deger Alper và Adem Anbar (2011), nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga (2011),…, các tác giả đã sử dụng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng.

Mơ hình dữ liệu bảng thường được ước lượng bằng hai phương pháp, đó là fixed effects models (FEM) hay random effects models (REM). Để lựa chọn phương pháp ước lượng mơ hình phù hợp, tác giả sử dụng kiểm định Hausman, đây cũng là kiểm định đã được các nhà nghiên cứu trước đây sử dụng

(Athanasoglou, Delis và Staikouras (2006), Deger Alper và Adem Anbar (2011),...). Và kết quả phần lớn các nhà nghiên cứu sử dụng mơ hình fixed effect models (FEM).

Mơ hình được xây dựng như sau:

Trong đó:

it

Y : là biến phụ thuộc, biến cần nghiên cứu

j it

X : là các biến độc lập, có tác động đến biến phụ thuộc j: số lượng biến độc lập được sử dụng trong mơ hình i: số lượng đơn vị chéo (ngân hàng) được nghiên cứu t: thời gian quan sát (năm t)

:  hệ số hồi quy c: hằng số :  sai số hệ thống      n j it j it j it c X Y 1  

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua các kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu tác động của các yếu tố nội tại mang tính đặc thù từng ngân hàng và các yếu tố ngành, môi trường bên ngồi, yếu tố mang tính vĩ mơ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chương 1 đã tập trung thu thập và phân tích các kết quả nghiên cứu trước đây về các yếu tố nội tại và tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhóm các yếu tố nội tại được đi sâu phân tích gồm: quy mơ ngân hàng, chi phí quản lý, rủi ro tín dụng, tính thanh khoản, dư nợ cho vay, huy động trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn góp trên tổng tài sản. Qua việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu thực nghiệm để xem xét tác động của các yếu tố nội tại đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI ẢNH HƢỞNG ĐẾN HQHĐKD CỦA CÁC NHTMCP NIÊM

YẾT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những yếu tố nội tại tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)