Bảng 2 .11 Kết quả hồi quy
2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết
2.1.4 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP niêm yết Việt
yết Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2014:
Kết thúc quý 1/2014, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng sức khoẻ của hệ thống ngân hàng đã có chiều hướng tốt hơn giúp cho nền kinh tế tuy phục hồi còn chậm đã trở nên an toàn hơn.
Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính 2013 và thách thức năm 2014 được Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (NFSC) giới thiệu ngày 24/04/14 tại Hà Nội nhận định rằng, thị trường ngân hàng đã trở nên ổn định, lành mạnh hơn kể từ năm 2013.
Thanh khoản trên thị trường ngân hàng tăng lên nhờ vốn huy động; cho dù lãi suất huy động bình quân giảm và tỉ lệ đầu ra đồng vốn đã giảm từ năm 2013.
Tổng tài sản của hệ thống tổ chức tín dụng năm 2013 tăng 15% so với năm trước đó. “Những năm trước tổng tài sản thường tăng khoảng 22% /năm... Tôi đánh giá một phần trăm những năm gần đây đã khác nhiều, lớn hơn nhiều so với một phần trăm của những năm trước do quy mô ngân hàng tăng,” ơng Trương Văn Phước, Phó chủ tịch NFSC, nhận định.
Ông Phước cho rằng cơ cấu tài sản chuyển dịch theo hướng tích cực hơn. Trước đây, cứ 100 đồng thì 70 đồng là tiền huy động, và 30 đồng là tiền vay mượn trên thị trường liên ngân hàng. Nhưng nay, tỉ trọng tài sản thị trường liên ngân hàng giảm từ 23% (2011) xuống còn 17% (2013). Theo giải thích của ơng Phước, mức giảm 6 điểm phần trăm này mà nói nơm na là 6 đồng đã được bù đắp từ tiền gửi của dân, hạn chế vay mượn, rủi ro trên thị trường liên ngân hàng.
Báo cáo nhận định rằng hai năm gần đây thanh khoản ngân hàng tăng lên. Vốn huy động năm 2013 tăng 23,6% cho dù lãi suất huy động bình quân giảm 2%. Dư nợ tín dụng tăng 12,5%. Tỉ lệ cho vay trên huy động giảm mạnh từ mức 98% (2011) xuống cịn 85,4% (2013).
Theo Ơng Phước, tỉ lệ cho vay trên huy động giảm mạnh giúp tăng tỉ lệ an tồn cho hệ thống hơn trước vì nhiều ngân hàng trước đây cho vay quá mức so với tỉ lệ huy động được.
Báo cáo của NFSC nhận định: cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn ổn định trong các năm 2011-2013, tỉ lệ tín dụng ngắn hạn chiếm 58% đến 59% trong khi tín dụng trung dài hạn chiếm 41% đến 42%. Dù muốn thay đổi cơ cấu theo kỳ hạn bằng cách đẩy mạnh vốn cho vay trung và dài hạn, song ở nền kinh tế phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng như Việt Nam thì điều này là một thực tế sẽ còn kéo dài.
NFSC cho rằng chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện. Tỉ lệ nợ quá hạn ngân hàng, nợ xấu của các tổ chức tín dụng mà NFSC nhấn mạnh là “theo báo cáo của các ngân hàng” bắt đầu giảm. Tỉ lệ nợ quá hạn năm 2013 còn 8,8% so với mức 11,3% của năm 2012. Tỉ lệ nợ xấu 2013 giảm được 3,6% so với 4,2% năm trước. Nợ xấu theo thông lệ quốc tế được kiểm soát và giảm xuống, dao động ở mức 9% đến 10%, theo báo cáo của NHNN.
Tuy nhiên, hiệu quả sinh lời của các ngân hàng thời gian qua giảm mạnh. Theo ông Phước, thực ra với dư nợ tín dụng tăng lên thì thơng thường lợi nhuận ngân hàng tăng theo. Nhưng hiệu quả sinh lời ngân hàng giảm mạnh từ năm 2009, với lợi nhuận trên vốn (ROE) giảm từ 15% (2009) xuống còn 6% (2013). Mức giảm này là cực lớn. “Nhiều tổ chức tín dụng cịn âm lợi nhuận hoặc lợi nhuận quanh quẩn ở mức 1%.”, ơng Phước nói.
Việc xử lý nợ xấu, tăng cường trích lập dự phịng rủi ro làm cho lợi nhuận giảm mạnh nhưng nhờ đó hệ số an tồn vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định (9%), đạt mức 12,8% (2013).
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ngày 13/05/14, các chỉ số cơ bản về sức khỏe ngành ngân hàng tính tới ngày 31-3-2014 được Ngân hàng Nhà nước cơng bố đều có sự cải thiện, với tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ toàn hệ thống đều tăng. Nhưng thật ra, tình hình khơng hẳn đang tốt như vậy.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, qua ba tháng đầu năm tính đến 31-3-2014, tổng tài sản tồn hệ thống tổ chức tín dụng tăng gần 1%, vốn chủ sở hữu tăng 0,64%, vốn điều lệ tăng gần 1%.
Riêng khối cơng ty tài chính, cho th tài chính đã khơng được tính chỉ tiêu ROE (lợi nhuận trên vốn) do tổng lợi nhuận và vốn chủ sở hữu đều có giá trị âm.
Các chỉ số quan trọng khác đã có sự điều chỉnh khơng tích cực. Tỷ lệ an toàn vốn toàn hệ thống tổ chức tín dụng (CAR) sau một năm đã giảm từ 13,37% (tại thời điểm 31-3-2013) xuống còn 13,24% (cùng ngày năm 2014). Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 16,51% tăng lên 18,03% sau một năm. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động trên thị trường một (thị trường huy động từ dân cư) giảm từ 86,22% xuống 83,64%.
Các ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I-2014 với các con số không mấy lạc quan. Theo báo cáo tài chính hợp nhất của BIDV, ngân hàng này đạt lợi nhuận trước thuế 1.949 tỉ đồng, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 1.545 tỉ đồng, tăng 34,8%. Đây có thể nói là ngân hàng có kết quả kinh doanh quý I tích cực hơn cả.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đạt mức lợi nhuận sau thuế 250 tỉ đồng, giảm tới 18,6% so cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Techcombank đạt 673 tỉ đồng trong quý 1, tăng tới 69% so với cùng kỳ 2013. Số lợi nhuận này đã có cải thiện đáng kể so với 2013 và năm trước kết quả kinh doanh của ngân hàng khá xấu, tuy nhiên kết quả này không cao so với quy mô của Techcombank. Cả năm 2013, Techcombank chỉ đạt lợi nhuận 878 tỉ đồng.
Lợi nhuận trước thuế của VIB quý I/2014 đạt 52 tỉ đồng.
Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm tới 57,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chưa đầy 88 tỉ đồng.
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (STB) đạt lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro ở mức 889 tỉ đồng, giảm 19,2% so với gần 1.100 tỉ so với cùng kỳ.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có lợi nhuận trước thuế ước tính được cơng bố tại đại hội đồng cổ đông cũng chỉ là 441 tỉ đồng sau 3 tháng đầu năm.
Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) đạt lợi nhuận trước thuế 51,3 tỉ đồng.
Ngân hàng TMCP Quốc dân (Ngân hàng TMCP Nam Việt cũ) đạt lợi nhuận trước thuế quý 1 chỉ có 3,15 tỉ đồng, so với con số 21,83 tỉ đồng cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, có nhiều ngân hàng tổng tài sản tăng đều qua các năm và các quý nhưng thực chất tình hình đang xấu đi, có khi đứng trên bờ sáp nhập, hợp nhất.
Tính đến ngày 14/08/14, một số ngân hàng niêm yết đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 và 6 tháng đầu năm 2014. Những con số cơng bố có vẻ khá khả quan so với cùng kỳ, tuy nhiên đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu tăng cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng. Mặt bằng chung lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm do tỷ lệ NIM suy giảm, tăng trưởng tín dụng chậm chạp và chi phí dự phịng cao.
Về tỷ lệ NIM giữa các ngân hàng niêm yết có một sự phân hóa khá rõ. Trong khi ACB, Eximbank, MB và BIDV có tỷ lệ NIM cải thiện đơi chút, chủ yếu là nhờ cấu trúc tài sản hiệu quả hơn, trong đó tỷ trọng tài sản sinh lời thấp được giảm xuống; ngược lại, Vietinbank, Vietcombank, Sacombank, SHB lại có tỷ lệ NIM sụt giảm. Sacombank và MB, với lợi thế cạnh tranh trong cho vay bán
lẻ, nổi lên như những ngân hàng có lợi nhuận cao hơn cả với tỷ lệ NIM, cũng như hệ số ROA và ROE cao nhất.
Hình 2.2 Tỷ lệ NIM các ngân hàng niêm yết
Bảng 2.5 Tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng niêm yết
Trong số các ngân hàng niêm yết, SHB, Vietcombank, Sacombank và Ngân hàng Qn đội đã có tín dụng tăng trưởng vượt trội với tỷ lệ tăng lần lượt đạt 19,6%, 6,6%, 9,6% và 7,8%. Một số điểm chung của các ngân hàng này, đó là: tăng cường cho vay các khách hàng doanh nghiệp nhà nước tốt; tập trung phát triển mảng cho vay tiêu dùng; tăng cường cấp tín dụng cho nhóm ngành ưu tiên; và tăng cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mỗi ngân
hàng đã tập trung vào những phân khúc thị trường mà họ có thế mạnh cạnh tranh.
Sơ lược tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng niêm yết:
ACB: Trong 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng của ACB cũng chỉ đạt 3,32%, xấp xỉ mức tăng trưởng bình qn tồn ngành là 3,72%.
BIDV: Tăng trưởng tín dụng của BID chỉ tăng nhẹ 1,6%. BID có truyền thống cấp các gói tín dụng lớn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của chính phủ. Tuy nhiên, do nền kinh tế vẫn chưa thực sự hồi phục, đầu tư cơng của chính phủ vào cơ sở hạ tầng chưa được đẩy mạnh, do đó kéo theo tín dụng trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và xây dựng chưa tăng đáng kể.
Vietinbank: Tăng trưởng tín dụng của Vietinbank chỉ 0,45% trong sáu tháng đầu năm. Do đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 13% của Vietinbank năm 2014 sẽ khó có thể đạt được. Tuy nhiên, trong sáu tháng đầu năm 2013, Vietinbank cũng chỉ đạt mức tăng trưởng tín dụng là 0,38% và vẫn đạt 12,88% vào cuối năm. Trong 6 tháng đầu năm, các khoản cho vay doanh nghiệp Nhà nước chỉ tăng nhẹ 3,15%, trong khi các khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như giữ nguyên và cho vay cá nhân giảm tới -5.6%. Tăng trưởng tín dụng chậm chạp cũng có thể do tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank đã tăng bất thường từ 1% vào cuối năm 2013 lên 2,53% trong 6T2014, do đó, mối ưu tiên hiện nay của Vietinbank là tập trung vào giải quyết nợ xấu.
Eximbank: Trong số các ngân hàng niêm yết, Eximbank là ngân hàng duy nhất có tăng trưởng tín dụng âm với cho vay cá nhân, vốn là lĩnh vực mà Eximbank có lợi thế cạnh tranh truyền thống, thực sự sụt giảm; trong khi cho vay các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không tăng trưởng.
NHTMCP Quân đội: Từ đầu năm đến nay, MB đã đưa ra hai gói tín dụng ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng cá nhân với tổng trị giá là 5.000 tỷ đồng, bao gồm một gói trị giá 2.000 tỷ đồng đã được triển khai vào tháng 02/2014 và
một gói trị giá 3.000 tỷ đồng mới được ra mắt vào tháng 05/2014. MB có thể đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng tương đối khả quan trong thời gian tới.
SHB: đã có tăng trưởng tín dụng cao đáng ngạc nhiên, đạt 19,6% trong sáu tháng đầu năm 2014. Khác biệt so với các ngân hàng khác, SHB đã tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (tăng 47,8% trong 6tháng 2014). Thực tế phần lớn tăng trưởng tín dụng của SHB trong nửa đầu năm nay đều là cho nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sacombank: Thế mạnh truyền thống của Sacombank là ở phân khúc bán lẻ, tuy nhiên, ngân hàng này cũng đã tăng cho vay các lĩnh vực ưu tiên như ngành nghề nông nghiệp.
Vietcombank: Nhờ vào quan hệ đối tác chiến lược với nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp Nhà nước lớn, Vietcombank đã mở rộng cho vay đối với nhóm này. Đồng thời, Vietcombank cũng chú trọng đến việc cấp vốn vay cho một số dự án lớn của Nhà nước và các lĩnh vực ưu tiên.
Năm trong số chín ngân hàng niêm yết (CTG, VCB, STB, MBB, ACB) đã đạt được mục tiêu lợi nhuận trước thuế cho sáu tháng đầu năm. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng đều đặt mục tiêu năm 2014 ở mức tương đương hoặc thậm chí thấp hơn so với kết quả đạt được của năm 2013. Trong số các ngân hàng niêm yết, chỉ có BIDV và Eximbank dự kiến sẽ có tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đáng kể trong năm 2014, tuy nhiên mục tiêu năm 2014 của Eximbank vẫn còn thấp hơn so với năm 2012
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): Lợi nhuận sau thuế quý 2 của ACB là 323,26 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng 6 tháng cũng giảm 20% so với cùng kỳ 2013 và đạt 573,27 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ xấu của ngân hàng tăng lên đáng kể. Tính đến cuối tháng 6, tổng nợ xấu ở mức 4.037 tỷ đồng, tăng 24,5% so với thời điểm cuối năm 2013 và chiếm 3,65% tổng dư nợ. Trong đó nợ có khả năng mất vốn là 2.616 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với đầu năm.
Theo báo cáo Vietcombank hoạt động khá hiệu quả trong quý 2 và cả 6 tháng: lợi nhuận trước thuế quý 2 của ngân hàng đạt 1.346 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ và sau thuế tăng 22,3% đạt 1.057 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng lợi nhuận trước thuế là 2.846 tỷ đồng và sau thuế 2.223 tỷ đồng, tăng lần lượt 9,3% và 12,5% so với cùng kỳ. Vietcombank đã trích dự phịng dự phịng rủi ro ở mức 2.400 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm 30/06/14, Vietinbank (CTG) đạt tổng tài sản 597.636 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cuối 2013; tín dụng tăng 0,45% với dư nợ cho vay khách hàng 377.992 tỷ đồng và dự phòng rủi ro tăng mạnh trong quý 2 với 693 tỷ đồng, cao hơn 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế 6 tháng giảm 6,4% còn 3.873 tỷ đồng.
Theo báo cáo, tại thời điểm cuối tháng 6, ngân hàng TMCP Quân đội đạt tăng trưởng tín dụng 7,9% so với cuối năm 2013, với tổng dư nợ cho vay khách hàng 94.551 tỷ đồng, chi phí dự phịng trong q 2 tăng 42,4% và 6 tháng tăng 17,5%. Huy động vốn từ khách hàng tăng 15,9% đạt 157.675 tỷ. Tổng tài sản tăng 4,5% lên 188.570 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng lợi nhuận trước thuế 1.702 tỷ đồng và sau thuế 1.338 tỷ đồng, giảm lần lượt 5,4% và 1,6% so với cùng kỳ 2013.
Ngày 14/08/14, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank - STB) cơng bố báo cáo tài chính riêng ngân hàng mẹ quý 2/2014. Theo đó, đến 30/6, tổng tài sản của Sacombank tăng 10,8% so với cuối 2013, đạt 177.420 tỷ đồng. Tín dụng tăng trưởng 9,4% và huy động vốn tăng 12,5% so với đầu năm, đạt lần lượt 118.019 tỷ đồng và 147.855 tỷ đồng. Nợ xấu của Sacombank đến 30/6 ở mức 1,51% trên tổng dư nợ, tăng nhẹ so với 1,48% cuối 2013. Ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế quý 2 là 781 tỷ đồng, tăng 30,6% so với quý 2 năm ngoái, 6 tháng lợi nhuận trước thuế tăng 5,7% đạt 1.531 tỷ đồng.
Qua số liệu các ngân hàng cung cấp cho thấy lợi nhuận đạt được của các ngân hàng có chuyển biến tốt, tuy nhiên nợ xấu vẫn là mối lo lắng của các ngân
hàng. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tháng 1/2014, nợ xấu tăng lên mức 3,74%, tháng 2 lên 3,86%, tháng 3 lên 3,93% và đến tháng 4/2014 đã tăng lên 4,03% trong khi VAMC chỉ mua 3.929 tỷ đồng nợ xấu trong quý I/2014 so với mức 10.000 tỷ đồng dự kiến. Đến cuối tháng 6/2014, nợ xấu tại các ngân hàng thương mại lại có dấu hiệu tăng lên 4,84%, cho dù đã xử lý được 6.600 tỷ đồng. Trong các nhóm nợ, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) của các ngân hàng thương mại có chiều hướng tăng trong 2 quý đầu năm.
Hiện nay ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng hiện đang niêm yết nói riêng vẫn đang đối mặt với những khó khăn, thách thức và tình hình lợi nhuận nhìn chung của các ngân hàng vẫn chưa có bước chuyển biến tích cực rõ rệt. Do đó, vấn đề cải thiện lợi nhuận ngành ngân hàng là thách thức lớn trong hiện tại và tương lai. Để giải quyết thách thức này, bên cạnh các biện pháp vĩ mô của các cơ quan Nhà nước, ban lãnh đạo từng ngân hàng cũng cần