Bảng 2 .11 Kết quả hồi quy
3.2 Giải pháp nhằm tiết kiệm, sử dụng hiệu quả chi phí quản lý ngân hàng
Kết quả thực nghiệm cho thấy yếu tố chi phí quản lý tác động nghịch chiều tới ROA của ngân hàng. Do đó, để tăng ROA, các ngân hàng cần có giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí, sử dụng chi phí có hiệu quả nhất.
Trước đây, nhằm mục đích thể hiện uy tín, thương hiệu cũng như để chiếm lĩnh thị trường, việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch là một trong những ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng. Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh doanh không hiệu quả của ngân hàng. Để mở và duy trì một điểm giao dịch của ngân hàng, cần chi khoản khá lớn cho việc đầu tư trụ sở, an ninh, quảng bá, nhân sự…Bởi vậy, cần tập trung đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống mạng lưới các điểm giao dịch, đóng cửa các điểm giao dịch hoạt động không hiệu quả, tập trung nâng cấp, đầu tư cho các điểm giao dịch còn lại tốt hơn. Thực hiện chun mơn hóa để nâng cao chất lượng các dịch vụ thay cho việc phát triển về số lượng.
Công tác quảng bá thương hiệu là rất cần thiết đối với hoạt động ngân hàng, tuy nhiên không nên chạy đua quảng bá thật nhiều trên các phương tiện thông tin mà tập trung xem xét kênh quảng bá phù hợp và nâng cao tối đa chất lượng phục vụ khách hàng. Mặt khác, trước khi đưa ra các chương trình khuyến mại các ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng và đánh giá được hiệu quả của nó, tránh tình trạng khơng ổn định về khách hàng do khách hàng dịch chuyển giữa các ngân hàng để tham gia chương trình khuyến mại.
Ngân hàng cần xây dựng cơ chế quản lý các khoản chi tiêu cho máy móc, thiết bị quản lý nhằm tránh hiện tượng lãng phí. Căn cứ vào tình hình, nhu cầu cụ thể của từng đơn vị trong hệ thống để có mức phân bổ hợp lý, đảm bảo tiết kiệm, phù hợp và hiệu quả.
Đối với chi nhân viên, đây là khoản chi quyết định hiệu quả công việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, cần có chính sách lương thưởng phù hợp để vẫn có thể kích thích sự hăng say sáng tạo, làm việc tích cực của nhân viên.
Đối với các khoản chi khác như các khoản chi cho lễ tân, hội nghị,…cần có sự rõ ràng và hóa đơn cụ thể kèm theo đồng thời thực hiện tốt việc kiểm tra kiểm sốt các chứng từ, hóa đơn của các khoản chi hoạt động này.
Bên cạnh việc thực hiện chi tiêu tiết kiệm, các ngân hàng cần thực hiện nâng cao năng lực quản lý, tái cấu trúc có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững.
Tái cấu trúc là quá trình nâng cao thể trạng của ngân hàng trên nền tảng hiện có, là q trình thực hiện những thay đổi căn bản nhằm giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.
Một chương trình tái cấu trúc tồn diện sẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực như cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành;….
Nội dung của việc tái cấu trúc trong điều kiện hiện nay cần bao gồm: • Thay đổi tư duy quản lý từ các cấp lãnh đạo;
• Cải cách cơng tác quản lý, đưa ra sơ đồ tổ chức chuẩn và phù hợp, trong đó phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm từng phịng ban, bố trí lại nhân sự, đưa ra các phương thức quản trị, báo cáo và đánh giá công việc để đem lại hiệu quả;
• Tái cấu trúc lại các quy trình hoạt động, kinh doanh nhằm hợp lý hóa các cơng việc, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả làm việc của từng bộ phận phù hợp với định hướng kinh doanh của ngân hàng.
Tái cấu trúc ngân hàng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các phịng, ban, bộ phận và cần có những con người am hiểu về hệ thống quản lý chuẩn. Ngân hàng có thể thơng qua các cơng ty tư vấn để tìm ra các giải pháp tái cấu trúc thích hợp. Hệ thống quản trị nội bộ, bộ máy nhân sự cũng nên được thiết lập lại cho phù hợp với chiến lược mới.
Thực hiện rà sốt lại tất cả các quy trình hoạt động tại ngân hàng. Từ đó, tìm ra những khâu cần khắc phục, chỉnh sửa, yêu cầu phác hoạ lại các quy trình quản lý một cách logic, khoa học nhằm đảm bảo các cơng việc được xử lý nhanh chóng, hiệu quả. Chuyển đổi từ làm việc không theo hệ thống, khơng theo qui trình, sang làm việc có bài bản và chuyên nghiệp hơn.
Ngoài ra, các ngân hàng cần kịp thời nắm bắt kỹ thuật công nghệ và nâng cấp hạ tầng, hệ thống thơng tin nhằm xử lý cơng việc nhanh chóng, bảo mật, tối đa hóa hiệu quả hoạt động và đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc đầu tư công nghệ ngân hàng cần được thực hiện dựa trên nhu cầu quản trị, hệ thống sản phẩm dịch vụ và năng lực tài chính của ngân hàng, đồng thời cần tìm cách sử dụng hết công dụng của công nghệ trong điều kiện cụ thể từng ngân hàng nhằm tránh lãng phí.