Bảng 2 .11 Kết quả hồi quy
2.4 Tác động của các yếu nội tại tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
ngân hàng TMCP niêm yết Việt Nam:
Theo bảng 2.11 ta thấy 04 trong 07 biến độc lập là các yếu tố nội tại có tác động đến ROA của ngân hàng tại mức ý nghĩa 5%.
2.4.1 Tỷ lệ vốn góp:
Hệ số ước lượng của tỷ lệ vốn góp của cổ đơng trên tổng tài sản (CAPITAL) đối với ROA là dương và có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy tỷ lệ vốn góp có tác động cùng chiều đến ROA. Cụ thể, khi tỷ lệ vốn góp tăng lên 1% thì giá trị trung bình của ROA tăng lên 4.71% trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi. Khi tỷ lệ vốn góp cao hơn, các ngân hàng có được sự ổn định hơn. Mặt khác các ngân hàng này có chi phí sử dụng vốn thấp hơn vì có thể huy động được nguồn vốn với giá thấp nhờ độ rủi ro của các ngân hàng này thấp.
Kết quả này cũng phù hợp với kỳ vọng và với tình hình kinh tế hiện nay của Việt Nam. Kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng trong giai đoạn đang phát triển nên sự gia tăng tỷ lệ vốn góp sẽ góp phần đem lại sự đảm bảo tài chính, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
2.4.2 Chi phí quản lý:
Yếu tố chi phí cũng có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ nghịch chiều và có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố này với ROA. Khi chi phí quản lý tăng lên 1% thì giá trị trung bình của ROA sẽ giảm 44.84% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng và kết quả nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự ở Châu Âu (2006) và ở Hy Lạp (2005). Điều này cũng phù hợp với chính sách vài năm gần đây của các ngân hàng Việt Nam khi thực hiện chính sách tiết kiệm để giảm chi phí nhằm mục đích cải thiện lợi nhuận.
2.4.3 Rủi ro tín dụng:
Đối với biến rủi ro tín dụng, kết quả cho thấy nếu tỷ lệ trích lập dự phịng trên tổng dư nợ tăng 1% thì giá trị trung bình của ROA sẽ giảm 34% trong điều
kiện giữ nguyên các yếu tố khác. Kết quả này phù hợp với kết quả của hầu hết các nghiên cứu trước đây khi xác định tác động nghịch chiều của rủi ro tín dụng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với thực tế những năm gần đây của các ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng những năm gần đây tăng, tương ứng chi phí trích lập dự phịng tăng, dẫn đến lợi nhuận giảm. Mặt khác, khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, việc quan trọng và ưu tiên nhất của các ngân hàng là xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu. Điều này dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hạn chế hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
2.4.4 Tín dụng:
Chỉ số ROA của ngân hàng cũng chịu tác động nghịch chiều của tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Hệ số ước lượng của biến LOAN có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản tăng 1% thì giá trị trung bình của ROA giảm 1.7%.
Kết quả thực nghiệm phù hợp với kỳ vọng và thực tế hiện nay của các ngân hàng. Vì trong những năm gần đây, một phần do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, chất lượng tín dụng trở nên xấu đi, việc gia tăng cho vay đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng.
2.4.5 Biến khơng có ý nghĩa thống kê:
Theo kết quả hồi quy ta thấy mối quan hệ giữa các biến Tính thanh khoản, Quy mô ngân hàng và tỷ lệ Tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản với ROA là quan hệ cùng chiều. Điều này phù hợp với một số nghiên cứu trước đây, tuy nhiên mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê. Có thể do trong giai đoạn nghiên cứu (từ 2004 – 2013), đa số các ngân hàng mới đi vào giai đoạn đầu tư phát triển nên tập trung nguồn lực cho mục tiêu mở rộng quy mô, thị phần hơn là tối đa hóa lợi nhuận.
Bảng 2.11 Kết quả hồi quy
Dependent Variable: ROA Method: Panel Least Squares Date: 10/11/14 Time: 21:11 Sample: 2004 2013
Periods included: 10 Cross-sections included: 9
Total panel (unbalanced) observations: 87
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.006581 0.015451 0.425957 0.6714 CAPITAL 0.047059 0.011814 3.983311 0.0002 COST -0.448441 0.171654 -2.612462 0.011 CREDIT_RISK -0.343138 0.091324 -3.75737 0.0003 DEP 0.005164 0.007926 0.651534 0.5168 LIQ 0.014209 0.009058 1.568612 0.1212 LOAN -0.017183 0.008251 -2.0826 0.0409 SIZE 0.000835 0.000685 1.217958 0.2273 Effects Specification Cross-section fixed (dummy variables)
R-squared 0.586728 Mean dependent var 0.012903
Adjusted R-squared 0.499417 S.D. dependent var 0.006512 S.E. of regression 0.004607 Akaike info criterion -7.757792 Sum squared resid 0.001507 Schwarz criterion -7.304292 Log likelihood 353.4639 Hannan-Quinn criter. -7.575181 F-statistic 6.71998 Durbin-Watson stat 1.404097
Prob(F-statistic) 0
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương này trình bày tình hình thực tế kết quả kinh doanh hiện nay của nhóm các ngân hàng hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán và nghiên cứu thực nghiệm. Trong đó, trình bày về mơ hình và việc thu thập, xử lý dữ liệu, lượng hóa các yếu tố lựa chọn nghiên cứu đã được nêu ở chương 1, bao gồm bảy yếu tố định lượng. Việc lượng hóa các biến và kỳ vọng của tác giả về mối quan hệ giữa các biến này với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy 04 trong 07 yếu tố nội tại có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê đến ROA của ngân hàng: nhóm yếu tố tác động nghịch chiền đến ROA gồm rủi ro tín dụng, chi phí quản lý, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản và yếu tố tỷ lệ vốn góp của cổ đơng có mối quan hệ cùng chiều với ROA.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT VIỆT NAM
Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhận thấy trong các yếu tố nội tại xem xét, chỉ số ROA của ngân hàng chịu tác động lớn nhất của yếu tố Chi phí quản lý và rủi ro tín dụng. Hai yếu tố này cùng với tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản đều tác động nghịch chiều đến ROA. Yếu tố có quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê là Tỷ lệ vốn góp, các yếu tố còn lại gồm tính thanh khoản, tỷ lệ huy động và quy mơ ngân hàng có quan hệ cùng chiều với ROA nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Qua đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp đối với nhà lãnh đạo ngân hàng như sau: