5. Kết cấu của luận văn
2.1 Giới thiệu các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trải qua 26 năm đổi mới và phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển của hệ thống kinh tế quốc dân hƣớng tới xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Các NHTM Việt Nam đang phát triển ngày càng lớn mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Số lƣợng các ngân hàng đã gia tăng đáng kể, chủ yếu là các NHTMCP và chi nhánh các NHNNg, cho thấy sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tƣ trong nƣớc và cả các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Từ năm 1991-1993, số lƣợng NHTMCP nhảy vọt từ 4 lên 41 và đạt đỉnh điểm là 51 vào năm 1997. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, một số ngân hàng do kinh doanh không hiệu quả, bị phá sản hoặc bị rút giấy phép hoạt động nên con số này đã giảm. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam tính đến thời điểm ngày 31/12/2013, hệ thống các NHTM nƣớc ta bao gồm: 1 NHTMNN, 37 NHTMCP, 51 chi nhánh NHNNg, 4 NH liên doanh và 5 NH 100% vốn nƣớc ngoài.
Bảng 2.1: Số lƣợng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 NHTMNN 5 4 3 5 5 5 1 NHTMCP 35 39 40 37 37 34 37 NH liên doanh 5 5 5 5 5 4 4 Chi nhánh NHNNg 41 41 41 53 53 50 51 NH 100% vốn nƣớc ngoài 0 0 5 5 5 5 5 (Nguồn: NHNN Việt Nam – 2013; tính đến thời điểm 31/12/2013 ) Trong thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã có nhiều thay đổi quan trọng. Sự xuất hiện của các NH 100% vốn nƣớc ngoài và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi
nhánh ngân hàng đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các ngân hàng Việt Nam phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển. Các NHTMNN đã và đang trong lộ trình thực hiện cổ phần hóa và chính thức hoạt động theo mơ hình đa sở hữu. Các NHTMCP một mặt đang cấu trúc lại, có sự tham gia của các nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngồi cùng lộ trình tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu là 3.000 tỉ VND theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về việc ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD. Tất cả các động thái này nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực tế trong suốt thời gian qua kể từ khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) chúng ta đã đƣợc chứng kiến sự phát triển ngày càng lớn mạnh của hệ thống các NHTM trong nƣớc, đặc biệt phải kể đến khối các NHTMCP. Các NHTMCP cũng có sự bứt phá trong việc tăng năng lực tài chính thơng qua việc góp vốn của các cổ đơng chiến lƣợc trong, ngoài nƣớc. Trong thời gian vừa qua, chúng ta cũng đã chứng kiến rất nhiều những thƣơng vụ sáp nhập và hợp nhất của các NHTMCP nằm trong “Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Chƣơng trình tái cấu trúc ngành ngân hàng bắt đầu đƣợc khởi động từ năm 2011. Dƣới sự bảo trợ của BIDV, 3 ngân hàng cổ phần là Ficombank, Tinghiabank và SCB đã hợp nhất với tên gọi mới là SCB và sau đó rất nhiều những thƣơng vụ sáp nhập và hợp nhất của các NHTM trong nƣớc. Điều này cho thấy các NHTMCP đang ngày càng tự hồn thiện mình, phát triển ngày càng lớn mạnh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, ngày càng chiếm ƣu thế về thị phần hoạt động, sức mạnh tài chính cũng nhƣ khả năng đáp ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.