5. Kết cấu của luận văn
2.2 Thực trạng hệ số an toàn vốn tại các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
2.2.2 Thực trạng hệ số an toàn vốn
Bảng 2.6: CAR tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 Đvt: %
Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vietinbank 11.62 12.02 8.06 8.02 10.57 10.33 13.17 Vietcombank 9.20 8.90 8.11 9.00 11.13 14.63 13.13 ACB 16.19 12.44 9.73 10.60 9.25 13.50 14.70 Eximbank 27.00 45.89 26.87 17.79 12.94 16.38 14.47 Sacombank 11.07 12.16 11.41 9.97 11.66 9.53 10.22 Quân đội 14.21 12.35 12.00 11.60 9.59 11.15 11.00 SHB 36.31 25.80 17.06 13.81 13.37 14.18 12.38 Nam Việt 13.27 14.00 8.87 19.47 17.20 19.09 16.03 Đông Á 14.36 11.30 10.64 10.84 10.01 10.85 10.42 Techcombank 14.30 13.99 9.60 13.11 11.43 12.60 14.03 Hdbank 10.17 28.66 15.67 12.71 15.00 14.01 12.20 Bản Việt 77.90 55.50 45.11 54.92 34.40 24.50 16.08 BIDV 6.67 8.94 7.55 9.32 11.07 9.04 10.00 ABBank 33.54 41.25 27.02 19.37 15.00 14.00 12.00 Maritimebank 26.65 19.63 17.96 20.24 10.58 11.93 10.56 Vpbank 21.00 19.00 15.00 14.29 11.94 12.51 12.50 Saigonbank 19.41 14.42 15.87 23.87 22.83 23.94 24.05 VIB 10.00 10.88 11.60 10.11 14.48 19.43 18.00 Seabank 14.36 22.85 12.23 13.72 13.29 15.50 14.29 SouthernBank 33.05 24.98 14.84 11.43 11.70 9.60 9.00 OCB 20.78 21.64 28.71 20.59 24.88 27.98 22.41 Oceanbank 15.10 18.87 9.59 9.48 11.74 10.36 9.50
Giai đoạn 2007 – 2009 là giai đoạn mà các NHTM thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động theo Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8%. Trong giai đoạn này, vốn tự có của các NHTM đã gia tăng nhanh chóng nhờ sự thuận lợi của môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ sự bùng nổ của thị trƣờng chứng khoán thời kỳ 2006-2008. Có thể nhận thấy hầu hết 22 NHTMCP đƣợc nghiên cứu đều đạt đƣợc yêu cầu về hệ số an toàn vốn 8% ngoại trừ BIDV với CAR vào năm 2007 ở mức 6.67% và năm 2009 ở mức 7.55%. Bên cạnh đó, nếu căn cứ theo Nghị định 141/2006/NÐ-CP ngày 22/11/2006, thì đến cuối năm 2010, các NHTMCP phải đạt mức vốn pháp định tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Một số ngân hàng đã thực hiện tăng mức vốn pháp định theo qui định để đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu. Nhƣng còn nhiều ngân hàng vẫn còn đang trong quá trình triển khai kế hoạch tăng vốn pháp định. Do đó, hệ số an tồn vốn tối thiểu của tồn hệ thống ngân hàng có tăng lên, nhƣng vẫn chƣa đảm bảo mức tăng theo tiêu chuẩn hệ số an toàn vốn tối thiểu. Vấn đề đáng lƣu ý ở giai đoạn này là do tác động của chính sách kích cầu cũng nhƣ việc thực hiện nới lỏng tiền tệ của NHNN nên tín dụng tại các NHTM đã tăng đột biến. Ðiều này dẫn đến hệ lụy tổng tài sản rủi ro của các NHTM tăng lên và kết quả là các NHTM trong nhóm trên đều có xu hƣớng sụt giảm hệ số an tồn vốn, trong đó, BIDV đã tụt xuống dƣới mức an toàn tối thiểu 8% trong năm 2009.
Giai đoạn từ năm 2010 đến 2013 thực hiện đảm bảo an toàn vốn tối thiểu 9% theo quy định của Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN. Trong giai đoạn này, hoạt động về đảm bảo an toàn vốn là khá phức tạp. Hệ thống NHTMCP Việt Nam đã đảm bảo đƣợc hệ số an toàn vốn tối thiểu 9%. Tuy nhiên, điều này chƣa thể hiện đƣợc mức đủ vốn của hệ thống NHTM. Bởi thứ nhất, phần mẫu số theo quy định của Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN mới chỉ xác định rủi ro tín dụng chứ chƣa tính đến rủi ro thị trƣờng và rủi ro hoạt động. Hơn thế, theo khuyến nghị của Basel III, cần nâng mức an toàn vốn tới 13% để bao gồm cả rủi ro do biến động kinh tế vĩ mơ vì đây là rủi ro có tính chu kỳ và rủi ro chéo trong trƣờng hợp ngân hàng hoạt động theo mơ hình tập đồn tài chính. Nếu xét tình huống Việt Nam trong năm 2011 thì cả hai vấn đề rủi ro có tính chu kỳ và rủi ro chéo cần đƣợc tính tới. Hơn thế, theo “Định hƣớng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 –
2015” của Ủy ban giám sát Tài chính quốc gia, khi đánh giá trong mối quan hệ với các NHTM trong khu vực, mức độ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam ở mức khá thấp. Hệ số an toàn vốn của các TCTD thấp vào năm 2011, bình qn tồn hệ thống là 11,85% với nhóm TCTD Việt Nam là 11,13% trong đó: NHTMNN là 8,49% - thấp hơn mức 9% theo quy định; NHTMCP 13,55%; Công ty Tài chính trong nƣớc: 14,59%; công ty cho thuê tài chính trong nƣớc: -37,23% và nhóm TCTD nƣớc ngồi là 28,58%. Hệ số an toàn vốn của các TCTD Việt Nam chƣa tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực quốc tế theo Basel I và thấp hơn so với nhiều nƣớc đang phát triển khác, trong khi nhiều hệ thống ngân hàng trên thế giới có hệ số an tồn vốn quốc tế theo Basel II cao hơn chuẩn mực hiện nay đang áp dụng tại Việt Nam.
Từ năm 2010 – 2013 thì ngoại trừ Vietinbank vào năm 2010 có CAR chƣa đạt chuẩn theo quy định chỉ đạt 8.02% còn lại hầu hết các ngân hàng trong số này đều ở mức trên 9%. Tuy nhiên có một thực tế nhìn từ số liệu CAR của các ngân hàng cung cấp thông qua Báo cáo thƣờng niên mỗi năm đó là các ngân hàng có quy mơ lớn lại có hệ số an tồn vốn thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng có quy mơ nhỏ. Nếu nhƣ CAR qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013 ở Vietinbank lần lƣợt là 8.02%, 10.57%, 10.33%, 13.17%; ở BIDV là 9.32%, 11.07%, 9.04%, 10% hay Sacombank là 9.97%, 11.66%, 9.53%, 10.22% thì ở những ngân hàng có quy mơ nhỏ CAR đƣợc công bố trên báo cáo thƣờng niên lại rất cao và vƣợt xa so với mức quy định là 9%, nhƣ ở Saigonbank CAR qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013 lần lƣợt là: 23.87%, 22.83%, 23.94%, 24.05% hay ở Navibank là 19.47%, 17.20%, 19.09%, 16.03%... Một trong những lý do khiến các ngân hàng này đẩy CAR lên cao chính là xu hƣớng giấu nợ. Thực tế tỷ lệ nợ xấu công bố của một số ngân hàng trong giai đoạn này rất cao ví dụ nhƣ theo cơng bố của Navibank cuối năm 2011, tỉ lệ nợ xấu của Navibank ở mức 2,92% đến cuối năm 2012 tỷ lệ này là 5,64%, điều này có nghĩa là trích lập dự phịng của Navibank sẽ tăng và dẫn đến vốn tự có giảm và cuối cùng CAR giảm theo, nhƣng CAR của Navibank không giảm mà lại tăng lên ở mức 19.09%, nhƣ vậy có thể các ngân hàng này đang giấu nợ, hoặc đảo nợ bằng cách đƣa vào hạng mục tài sản khác. Ở Navibank, hạng mục này trong năm 2012 tăng 39% so với năm 2011 và gấp 8,4 lần so với năm 2009. Mặt khác, có thể một nguyên nhân khác đó là các ngân hàng nhỏ trong giai đoạn này đang phải ráo
riết hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo quy định nên tận dụng triệt để việc tăng vốn tự có để xử lý nợ xấu hoặc tái cấu trúc và điều này góp phần duy trì CAR ngày càng cao. CAR có xu hƣớng tăng ở các ngân hàng nhỏ có thể là do sự e dè cho vay của các ngân hàng và tập trung vào các khoản đầu tƣ an toàn với hệ số rủi ro thấp. Điều này dẫn đến giảm tổng tài sản rủi ro và làm CAR tăng cao. CAR của toàn hệ thống ngân hàng tính đến cuối năm 2013 đạt 13.25%, cao hơn tỷ lệ 9% theo quy định của Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN nhƣng điều đó khơng có nghĩa là các ngân hàng đang ổn định. Khi tài sản đảm bảo bằng bất động sản bất động trong thời kỳ nền kinh tế suy yếu sẽ làm CAR khơng cịn chính xác bằng tỷ lệ địn bẩy tài chính do đó các NHTM cần đẩy mạnh tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản.
Hệ số an tồn vốn tại các NHTMCP Việt Nam nhìn chung có xu hƣớng tăng qua các năm và hầu hết đều lớn hơn 9%. Tuy nhiên, có một vấn đề cần phải chú ý, đó là CAR đƣợc tính tốn theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), trong khi đó nếu dùng chuẩn mực kế tốn Quốc tế (IFRS) để đánh giá lại CAR tại các NHTMCP Việt Nam thì sẽ có một sự sai lệch đáng kể. Vì vậy, để đảm bảo tuân thủ đúng và toàn diện Basel, cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần phải có biện pháp cải tiến chuẩn mực kế toán Việt Nam sao cho gần hơn với chuẩn mực quốc tế.