Chi tiết nguồn vốn huy động tạiACB năm 2009 – 2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động tiền gửi tại NHTM cổ phần á châu (Trang 39)

(Đơn vị: tỷ đồng)

2009 2010 2011 2012 2013

Tiển gửi của doanh nghiệp

15.292 16.452 39.305 13.707 21.017

Tiển gửi của cá nhân 71.197 89.886 102.499 110.453 115.094

Tiền gửi của TCTD khác

10.450 28.130 34.783 9.300 5.843

Các đối tượng khác 431 812 1.025 1.076 1.402

Nguồn vôn huy động khác

37.109 47.852 56.890 24.964 7.632

TỔNG 134.479 183.132 234.503 159.500 150.978

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTM cổ phần Á Châu năm 2009 - 2013)

Hình 2.4. Tổng vốn huy động tiền gửi khách hàng tại ACB năm 2009 – 2013

86,920 107,150 142,829 125,236 137,513 0 50,000 100,000 150,000 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân của ACB tăng liên tục qua các năm, điều đó cho thấy ACB đã tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn huy động năm 2009 thấp nhất trong 5 năm gần đây. Nguy n nhân chính là do tác động của khủng hoảng, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thu nhập người dân giảm. Năm 2010 nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Bên cạnh đó, những biểu hiện bất ổn li n quan đến lạm phát và tỷ giá như hệ quả của những yếu điểm trong cấu trúc nền kinh tế đất nước có phần trở nên gay gắt hơn. Trong bối cảnh mới bước ra khỏi cuộc khủng hoảng 2008-2009 với những chương trình nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải điều chỉnh sang chính sách thắt chặt để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô cuối năm 2010. Trong bối cảnh ấy, ACB đã cố gắng điều chỉnh hoạt động một cách linh hoạt để tổng huy động tiền gửi khách hàng tăng 24,35% đảm bảo an tồn và duy trì hiệu quả kinh doanh. Các chỉ tiêu về quy mơ của ACB có bước tiến nhanh và bền vững trong năm 2011. Tổng tài sản đạt 281.019 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010. Như vậy tổng tài sản của ACB đến 31/12/2011 đã tương đương 9,64% tổng phương tiện thanh toán, vị thế tăng 1,4% so đầu năm. Trong tồn bộ mức tăng tổng tài sản này, có đến 63% xuất phát từ nguồn vốn bền vững là tiền gửi khách hàng. Cụ thể, tiền gửi khách hàng của ACB đạt 142.829 tỷ đồng, tăng gần 34% so với năm 2010 trong khi bình quân ngành tăng trưởng 14,4%. Đó là do ngân hàng tăng lãi suất huy động cũng như áp dụng các chương trình khuyến mãi, tung ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, có chính sách ưu đãi tốt đối với những khách hàng tiềm năng và li n tục mở rộng về mạng lưới hoạt động trên khắp cả nước.

Như vậy, ta có thể thấy huy động vốn từ nền kinh tế có chuyển biến rõ rệt, tăng li n tục trong 3 năm 2009 – 2011, vì trong giai đoạn này NHTM vẫn được quyền sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2012 của NHTMCP bị chững lại, điều này một phần là do tác động của chính sách trần lãi suất huy động cũng như giới hạn tín dụng của NHNN. Trần lãi suất huy động khiến nhiều người lựa chọn ngân hàng có uy tín gửi tiền thay vì lựa chọn ngân

hàng có mức lãi suất cao hơn và ACB cũng không nằm ngoài danh sách phải đối mặt với khó khăn này. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của ACB còn bị sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2012 và đây là năm có thể coi là khơng may mắn đối với ACB. Sự kiện có lẽ giới đầu tư cũng như các cổ đơng của ACB sẽ khó có thể qu n được, hơm 21/8 đã khiến giá gần như tất cả các cổ phiếu đồng loạt giảm sàn, bất kể tốt xấu. Hàng tỷ USD giá trị cổ phiếu đã khơng cánh mà bay trong vịng vài phiên. Cùng với những cú sốc và áp lực phải đóng trạng thái vàng theo yêu cầu của NHNN – mà theo đó ACB lỗ 1.700 tỷ đồng, cổ phiếu ACB đã giảm mạnh một mạch từ 25.900 đồng/ cổ phiếu xuống đến gần 15.000 đồng/ cổ phiếu, nếu so với mức giá 40.000 đồng/ cổ phiếu hồi năm 2008 thì mức giá quanh 16.000 đồng/ cổ phiếu năm 2012 là một dấu hiệu cho thấy niềm tin vào ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam ACB bị suy giảm mạnh. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đi xuống trong huy động vốn của ACB mà ta nhìn thấy rất rõ tại hình 2.4.

Đến 31/ 12/ 2013, tổng quy mô huy động tiền gửi khách hàng đạt gần 138 ngàn tỷ đồng, giảm khoảng 1,9% so với đầu năm, thực hiện được 88% kế hoạch huy động. Ngun nhân giảm chủ yếu do tất tốn tồn bộ các khoản huy động vàng theo đúng lộ trình của ngân hàng Nhà nước. Nếu loại trừ yếu tố tiền gửi bằng vàng thì huy động tiền gửi khách hàng ACB tăng gần 13 tỷ đồng (từ 125.236 tỷ đồng lên 137.513 tỷ đồng), tương ứng tăng 9,8%.

2.1.2.2. Tình hình cấp tín dụng

Trong tình hình nhu cầu và khả năng vay vốn đầu tư kinh doanh hoặc tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư bị hạn chế, việc tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng gặp nhiều khó khăn; nhưng ACB đã thực thi nhiều giải pháp nhằm củng cố và phát triển hoạt động cấp tín dụng. Hoạt động cấp tín dụng năm 2013 của ACB có cải thiện so với năm 2012 và tăng trưởng khả quan so với mức bình qn của tồn ngành; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực; các quy định của ngân hàng nhà nước trong lĩnh vực quản lý tín dụng được

tuân thủ. Đến 31/ 12/ 2013 dư nợ tín dụng ACB đạt 107.191 tỷ đồng, tăng 4,3% so với đầu năm (nếu khơng tính đến khoản tất toán dư nợ vàng theo lộ trình của NHNN thì tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt 14%, từ 93.357 tỷ đồng năm 2012 l n 106.361 tỷ đồng cuối năm 2013. Năm 2012 - 2013, tuy dư nợ cho vay tăng nhưng tỉ lệ cho vay của ngân hàng vẫn ở mức trên 60% so với vốn huy động, điều này chứng tỏ ACB vẫn đang khá thận trọng trong việc cho vay. Đặc biệt, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tại các thời điểm trong năm đều ở mức tr n 12%, cao hơn tỷ lệ an toàn vốn quy định của ngân hàng nhà nước là 9%.

Đối với tỷ lệ nợ xấu, trong năm 2013, ACB đã nổ lực thực hiện nhiều giải pháp như kiện toàn bộ máy giám sát quản lý nợ để đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro; đánh giá lại tài sản đảm bảo; khởi kiện, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ; tăng cường trích lập dự phịng và sử dụng dự phịng để xử lý nợ xấu; cơ cấu nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh có triển vọng tốt; và bán nợ cho VAMC. ACB cũng đã thực hiện nghiêm túc việc phân nhóm nợ, thu hồi nợ và trích lập dự phịng đối với các khoản nợ còn tồn đọng theo đúng lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt. Đến ngày 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3 - nhóm 5) ở mức 3% tổng dư nợ.

2.1.2.3. Tình hình tiền gửi liên ngân hàng và đầu tƣ chứng khốn

Trước tình hình nguồn cung vốn trên thị trường ngân hàng dồi dào, lãi suất giảm nhanh, hoạt động liên ngân hàng tại ACB trong năm 2013 chủ yếu là cơ cấu lại danh mục tiền gửi, tích cực thu hồi các khoản tiền gửi còn tồn đọng tại một số tổ chức tín dụng. Đến cuối năm 2013, tổng số tiền gửi liên ngân hàng khoảng 7.600 tỷ đồng, giảm mạnh so với đầu năm.

Thực hiện theo định hướng đầu năm, trong năm 2013, ACB tích cực tìm kiếm cơ hội thanh lý một số khoản đầu tư là cổ phiếu tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế. ACB cũng tập trung đầu tư vào các giấy tờ có giá có độ rủi ro thấp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn đồng thời tăng khả năng thanh khoản. Đến 31/ 12/ 2013, danh mục

trái phiếu chính phủ và tín phiếu ngân hàng Nhà nước tại ACB xấp xỉ 24 tỷ đồng, tăng 9.500 tỷ đồng với mức sinh lợi đáng kể.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.3.1. Thu nhập 2.1.3.1. Thu nhập

Bảng 2.3. Tăng trƣởng thu nhập của ACB qua các năm 2009 – 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thu nhập lãi thuần 2.081 4.174 6.608 6.871 4.386 Thu nhập ngoài lãi 2.135 1.319 1.039 (1.036) 1.263 Tổng thu nhập 4.936 5.493 7.647 5.835 5.650

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTM cổ phần Á Châu năm 2009 - 2013)

Hình 2.5. Biểu đồ thu nhập của ACB qua các năm 2009 - 2013

Thu nhập lãi thuần và thu nhập hoạt động tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2011; tuy nhi n đến năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn kèm theo sự kiện khơng tốt ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ACB khiến cho thu nhập lãi thuần chỉ tăng chưa đến 4% so với năm trước đó. Sự sụt giảm từ sự giảm của tổng thu nhập hoạt động 69% khiến cho ACB sụt giảm tăng trưởng lợi nhuận

-2,000 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 năm 2009 năm 2010 năm 2011 năm 2012 năm 2013

trước thuế 75% so với năm 2011. Hơn nữa, do thực hiện chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN đã khiến cho hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối bị lỗ nặng khoản 1.864 tỷ đồng, th m vào đó lãi từ hoạt động dịch vụ chỉ đạt 703 tỷ đồng, giảm 15% đã kéo tổng thu nhập thuần của ngân hàng xuống đến mức 22%.

Thu nhập thuần của ACB trong năm 2013 sụt giảm 3% so năm 2012, nhưng mức giảm có thể xem như khơng đáng kể trong điều kiện dư nợ tín dụng của ACB khơng tăng trưởng. Cơ cấu thu nhập của ACB năm 2013, so với năm 2012, nói chung đã cải thiện về cơ bản. Thu nhập ngoài lãi/ tổng thu nhập thuần đạt trên 22%. Đạt mức tỷ lệ này là do thu dịch vụ tăng trưởng ổn định, thu từ kinh doanh chứng khoán tăng, và lỗ từ kinh doanh ngoại hối và vàng giảm mạnh.

Hình 2.6. Cơ cấu thu nhập của ACB năm 2013. 2.1.3.2. Chi phí 2.1.3.2. Chi phí

Nếu chỉ tiêu chi phí/ thu nhập giai đoạn 2009 – 2011 của ACB có thể coi là tốt, đều duy trì dưới 60%, chủ yếu là do việc tiếp tục công việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, tăng cường đội ngũ nhân vi n và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh của ngân hàng; thì trong năm 2012 chi phí bị đội lên cao 4.271 tỷ đồng, trong khi thu nhập giảm mạnh, điều này khiến cho tỷ lệ chi phí/ thu nhập tăng l n 73,2% (tr n 60%), nguy n nhân chủ yếu bắt nguồn từ lỗ kinh doanh vàng, hơn nữa sự cố hồi tháng 8 khiến lượng tiền gửi giảm đi rất nhiều, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn làm cho tổng tài sản sinh lời giảm đến 31%, tuy nhiên chi phí trả lãi của ACB ngày lập tức giảm hơn 18%.

77,6%

22,4% thu nhập lãi

thuần

thu nhập ngoài lãi

Trong năm 2013, việc kiểm soát chặt chẽ chi phí và nâng cao năng suất đã giúp cho chi phí hoạt động của ACB giảm xuống còn 3.759 tỷ đồng, tương đương giảm 12% so năm 2012. Do đó tỷ lệ chi phí/ thu nhập giảm xuống cịn 66,5%.

Bảng 2.4. Tình hình chi phi của ACB qua các năm 2009 - 2013

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Chi phí/ thu nhập(%) 36,6 39,3 41,2 73,2 66,5

Chi phí (tỷ đồng) 1,809 2.161 3,147 4.271 3.759

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTM cổ phần Á Châu năm 2009 - 2013)

2.1.3.3. Lợi nhuận

Bảng 2.5. Chỉ tiêu ROA và ROE của ACB qua các năm 2009 - 2013

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Lãi ròng 2.201 2.355 3.208 784 826 Tổng tài sản bình quân 136.594 186.492 243.061 228.664 171.454 Tổng VCSH bình quân 8936 10.742 11.668 12.292 12. 565 ROA 1,61% 1,25% 1,32% 0,34% 0,48% ROE 24,63% 21,74% 27,39% 6,38% 6,57%

Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chỉ tiêu ROA và ROE của ACB qua các năm 2009 - 2013

Qua số liệu tính tốn trong bảng 2.5 cho thấy ROA và ROE qua các năm đều dương, điều nay cho thấy ACB kinh doanh ln có lãi. Tuy nhiên, cả hai chỉ tiêu này đều sụt giảm qua các năm 2009 – 2012 và có xu hướng tăng nhẹ trở lại vào năm 2013.

Cụ thể năm 2009, mặc dù ACB đã cố gắng đẩy mạnh hoạt động gửi tiền và cho vay trên cả hai thị trường 1 và 2 khi tăng lần lượt 79% và 52% nhưng do lúc này lãi suất cả huy động và cho vay đã hạ nhiệt rất nhiều cộng với việc các NHTM khác cũng cải thiện được tình hình thanh khoản của mình so với năm 2008 khi NHNN bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ nên tổng tài sản năm 2009 mặc dù tăng 43% nhưng thu nhập lãi ròng lại giảm nhẹ 8,5% làm cho ROA chỉ đạt 1,61%, tức giảm đến 70%

ROA được giữ tương đối ổn định ở hai năm tiếp theo, tuy nhi n đến năm 2012 lại giảm rất mạnh, chỉ đạt 0,43% mức thấp nhất trong giai đoạn này. Ngoài lý do khách quan về sự khó khăn chung của nền kinh tế thì cịn bao gồm các ngun do như: lỗ lớn từ hoạt động kinh doanh vàng; chi phí hoạt động và dự phòng tăng mạnh; những việc làm gây xáo trộn của ban lãnh đạo cũ làm suy giảm niềm tin của khách hàng, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng, rủi ro tín dụng liên ngân hàng cao cùng với áp lực từ các quy định mới

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 2009 2010 2011 2012 2013 ROA ROE

của NHNN trong hoạt động liên ngân hàng khiến các khoản thu từ cho vay, tiền gửi liên ngân hàng sụt giảm mạnh.

Đến năm 2013, cả 2 chỉ số ROA và ROE cho thấy được dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn thấp. Sở dĩ thấp so kỳ vọng là do ACB đã chủ động tăng cường trích lập dự phòng cho các khoản tài sản tồn đọng theo lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đã ph duyệt nhằm đẩy nhanh tiến trình xử lý dứt điểm các tồn tại, thực hiện một bước quan trọng để lành mạnh hóa cơ cấu tài chính của ACB.

Tóm lại, Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố tháng 8/ 2012, ACB đã trụ vững, tiếp tục lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, củng cố các hoạt động ngân hàng truyền thống, và thu hẹp hoạt động đầu tư. Kết thúc năm, ACB đã đạt được các chỉ tiêu tài chính tín dụng cơ bản như sau:

 Tổng tài sản: 167.000 tỷ đồng;

 Vốn huy động: 151.000 tỷ đồng;

 Dư nợ cho vay khách hàng: 107.000 tỷ đồng;

 Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 – nhóm 5): 3%;

 Lợi nhuận trước thuế: 1.035 tỷ đồng.

Mặc dù lợi nhuận và một số chỉ ti u khác không như kỳ vọng, nhưng nhìn chung kết quả mà ACB đạt được là đáng khích lệ trong hồn cảnh kinh tế khó khăn, trong nỗ lực khắc phục và xử lý các vấn đề tồn đọng của mình. Trong năm 2013 ACB đã thực hiện một số hành động nổi bật như sau:

 Triệt để tất toán trạng thái vàng tài khoản, chấm dứt huy động vàng, tích cực khuyến khích và hỗ trợ khách hàng chuyển đổi dư nợ cho vay bằng vàng sang dư nợ cho vay bằng VND.

 Liên tục xử lý thu hồi nợ cũng như trích lập dự phịng đối với các khoản tín dụng và khoản phải thu tồn đọng.

 Tập trung cao độ vào việc xử lý và kiểm sốt nợ xấu, rà sốt tình trạng nợ, trích lập dự phịng, xóa nợ và bán nợ (cuối năm 2013 ACB đã bán hơn 400 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC).

 Thận trọng xử lý các khoản ủy thác cá nhân gửi tiền tại một ngân hàng thương mại cổ phần, thông qua việc thối lãi và trích dự phòng, tổng cộng 382 tỷ đồng.

 Kiên trì và nhất quán trong việc xây dựng một bảng tổng kết tài sản lành mạnh và có tính thanh khoản cao; tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 đạt 10,2%; và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động tiền gửi tại NHTM cổ phần á châu (Trang 39)