Cơ cấu vốn tiền gửi huy động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động tiền gửi tại NHTM cổ phần á châu (Trang 49 - 50)

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠ

2.2.2. Cơ cấu vốn tiền gửi huy động

Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn tiền gửi khách hàng 2009 – 2013.

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tiền gửi thanh toán 10.356 10.519 15.070 12.870 17.199

Tiền gửi có kỳ hạn 7.779 8.685 23.637 6.437 11.788

Tiền gửi tiết kiệm 66.054 85.490 97.581 104.597 106.697

Ký quỷ 2.561 2.370 6.424 1.189 1.303

Tiền gửi vốn chuyên dùng 170 86 117 143 526

Tổng 86.920 107.150 142.829 125.236 137.513

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, ACB

Nhìn chung, các loại tiền gửi ACB huy động vào năm sau cao hơn so với năm trước; ri ng đối với tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn tiền gửi, chiếm 23,5% (2012) và 77,6% (2013) nguyên nhân chính là do sự đa dạng hóa trong sản phẩm tiền gửi tiết kiệm về hình thức, loại tiền, lãi suất, tiện ích, mục đích gửi tiền cũng như tính an tồn vốn nhàn rỗi, mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn phù hợp, tiếp theo là tiền gửi thanh tốn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền ký quỹ và cuồi cùng là tiền gửi vốn chuy n dùng. Đặc biệt, tiền gửi có kỳ hạn tăng mạnh nhất trong các loại tiền gửi kể tr n, đạt 11.788 tỷ đồng, tăng 83,13% so với năm 2012, điều này cũng cho thấy rằng tiền gửi có kỳ hạn là lựa chọn đầu tư phổ biến, vì cách đầu tư này có lãi suất khá tốt (thường cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm thông thường), phần trăm rủi ro ít, hơn hết tình hình kinh tế bất ổn, thì dường như người gửi tiền chấp nhận mức sinh lời thấp chỉ để đảm bảo an tồn cho đồng vốn của mình. Trong năm 2013, lượng tiền gửi thanh toán đạt 17,199 tỷ đồng, tăng tuyệt đối 4.329 tỷ đồng, tương đương tăng 33,64% so với năm 2012. Đây là mức tăng có thể coi là tốt đối với ACB sau hàng loạt sự cố phải trải qua trong năm trước đó, ACB đang dần lấy lại niềm tin nơi khách hàng; tuy nhi n khách hàng vẫn chưa có thói quen sử dụng tiền gửi thanh toán, lượng giao dịch tiền mặt trong dân cư vẫn còn cao, ngân hàng cần chú trọng hơn trong công tác truyền bá, tuyên truyền… để gia tăng nguồn

vốn huy động có chi phí thấp này. Lượng tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng đang gia tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp đây là một thực tế khách quan do tình hình kinh tế khó khăn và hoạt động của doanh nghiệp cịn gặp khó khăn.

Bảng 2.7. Dƣ nợ tín dụng theo kỳ hạn tại ACB năm 2009 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 năm 2013 Dư nợ ngắn hạn 35.619 43.890 53.362 55.879 56.831 Dư nợ trung hạn 10.538 19.871 27.485 19.407 17.209 Dư nợ dài hạn 16.202 23.434 21.964 27.531 33.144 Tổng 62.359 87.195 102.811 102.817 107.191

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, ACB

Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn vay, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nơ, khoản 53% vào năm 2013, số còn lại khoảng 47% là dư nợ trung và dài hạn. Trong khi đó, nguồn vốn huy động dưới 12 tháng bình quân khoảng 85% tổng huy động. Sự lệch pha này sẽ dẫn đến việc dùng vốn ngắn hạn tài trợ cho dự án trung dài hạn, hậu quả là nguy cơ rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất. Gần đây ngân hàng khuyến khích người gửi tiền kỳ hạn dài bằng trả lãi suất cao hơn hẵn lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng. Thực tế, nếu so sánh với năm 2012, năm 2013 các con số này đang thay đổi theo chiều hướng khả quan hơn, nếu dư nợ tín dụng ngắn hạn trong năm 2013 là 53% thì tổng dư nợ tín dụng tức đã giảm xuống so với năm 2012 tuy ở con số nhỏ, tương ứng tỷ trọng vốn tiền gửi ngắn hạn giảm từ khoảng 90% xuống còn 85%. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động tiền gửi tại ACB đang tr n đà ổn định trở lại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động tiền gửi tại NHTM cổ phần á châu (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)