Một số tồn tại, hạn chế của mơ hình kinh doanh bán lẻ hiện tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vũng tàu (Trang 41 - 43)

2.1 Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ch

2.1.4. Một số tồn tại, hạn chế của mơ hình kinh doanh bán lẻ hiện tại

Thứ nhất, quá tải công việc đối với từng cán bộ KHKD là rào cản lớn để tiếp tục phát triển, mở rộng kinh doanh bán lẻ: Phạm vi và khối lượng công việc do mỗi cán bộ KHKD phải thực hiện khá dàn trải, gồm 4 nhóm cơng việc chính:

+ Bán sản phẩm: tín dụng, dịch vụ tới khách hàng.

+ Chăm sóc khách hàng: ngày lễ, sinh nhật...; cung ứng dịch vụ tại nhà + Đầu mối triển khai sản phẩm bán lẻ tại chi nhánh: văn bản hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nội bộ, báo cáo sản phẩm…

+ Công việc tác nghiệp: lập tờ trình, giải ngân, nhắc nợ, thu nợ, kiểm tra TSĐB, CIF SVS…

Với khối lượng cơng việc như hiện nay, cán bộ KHKD khó đầu tư đủ thời gian cho việc chăm sóc khách hàng, tìm hiểu thơng tin để nắm bắt sâu cũng như tìm kiếm thêm khách hàng mới để mở rộng phát triển bán lẻ tại Chi nhánh.

Thứ hai, việc phân công nhiệm vụ giữa các bộ phận trong khối bán lẻ còn chồng chéo, dẫn đến năng suất lao động chưa cao. Các phòng giao dịch khách hàng vừa thực hiện chức năng tác nghiệp, vừa thực hiện chức năng chăm sóc khách hàng, tiếp thị sản phẩm dịch vụ bán lẻ, thậm chí vẫn phụ trách đầu mối triển khai một số sản phẩm dịch vụ như ATM, BSMS, IBMB… nên công tác chun mơn bị phân tán, chưa chun mơn hóa sâu nên khó đo lường chính xác kết quả hồn thành cơng việc của khối tác nghiệp. Theo thống kê, năng suất lao động thể hiện qua tần suất giao dịch/ngày của một giao dịch viên bình qn hệ thống cịn chưa cao: trung bình 43 giao dịch/ngày; tương đương 11 phút/giao dịch.

Thứ ba, chưa tập trung phát triển đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp để tăng cường sức mạnh bán hàng: cán bộ KHKD đang phải dành nhiều thời gian để xử lý các cơng việc mang tính nghiệp vụ, tác nghiệp nhiều (mở CIF, thực hiện đề xuất tín dụng, thẩm định tín dụng, theo dõi thu nợ, giải ngân…) thu hẹp thời gian tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng; kéo dài thời gian xử lý khoản vay; bất hợp lý khi tuyển dụng cán bộ giỏi làm công tác bán hàng để scan hồ sơ, chữ ký khách hàng, quản lý CIF, SVS.

Thứ tư, mơ hình tổ chức kinh doanh đa dạng tại từng chi nhánh dẫn đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp tới khách hàng không đồng nhất trong hệ thống. Do khối lượng công việc nhiều, nhiều đầu việc nhỏ, trong khi nguồn lực tại chi nhánh có hạn, nên các chi nhánh đã sử dụng cách thức tổ chức công việc khác nhau.

Thứ năm, luồng giao dịch truyền thống của mơ hình hiện tại chưa khai thác được tiềm năng của các khách hàng vãng lai tới quầy. Hầu hết đối tượng khách hàng vãng lai chưa được đội ngũ cán bộ KHKD chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.

Thứ sáu, với số lượng phịng giao dịch ít nên việc triển khai các sản phẩm bán lẻ đến với khách hàng còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vũng tàu (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)