6. Kết cấu của luận văn
1.6 Bài học kinh nghiệm
1.6.2 Bài học từ ngân hàng Northern Rock của Anh
Northern Rock là ngân hàng thương mại trung bình, riêng trong lĩnh vực thế
chấp nhà đất (mortgage) là ngân hàng lớn thứ 5 của Anh và có lịch sử hoạt động hơn 100 năm. Nhưng ngân hàng này đã trải qua một đợt sóng gió làm rung chuyển hệ thống tài chính ngân hàng của Anh
Ngân hàng Northern Rock, tiền thân là Northern Rock Building Society được thành lập vào ngày 08/07/1965, vốn là một tổ chức chuyên cấp tín dụng để xây nhà có trụ sở đặt tại Newcastle – vùng đông bắc nước Anh. Sau bốn mươi mấy năm hoạt
động, nhờ vào việc tiếp nhận và mua lại các quỹ đầu tư cũng như đa dạng hóa hình
thức kinh doanh và bước chân vào lãnh địa cho vay, cho thuê nhà, Northern Rock
trở thành một trong 10 ngân hàng cho vay thế chấp lớn nhất nước Anh, sau khi tiếp quản thành công Tổ chức tín dụng North of England có trụ sở tại Sunderland với
hơn 300.000 các tài khoản đầu tư, 43.000 người cho vay và tổng số tài sản lên tới
1.500 triệu bảng Anh với tổng tài sản lên tới 10 tỉ bảng. Đến năm 2006 lợi nhuận của ngân hàng này đạt 1,18 tỉ bảng Anh và là ngân hàng cho vay tín chấp lớn thứ 5 tại Anh.
Theo nhận định của Northern Rock thị trường cho vay thế chấp là khá lành mạnh. Vì thế những gì Northern Rock làm là gói một số các khoản vay thế chấp lại vào với nhau và bán những khoản thu nhập tương lai này cho các nhà đầu tư dài hạn. Northern Rock làm việc này thơng qua một cơng ty có tên là Granitte – và quá trình
này được gọi là “chứng khốn hóa” hay “trái phiếu hóa”. Việc trái phiếu hóa các
khoản vay đã cho phép Northern Rock mở rộng việc cho vay. Theo định kỳ, nó sẽ bán các khoản thế chấp bằng cách chứng khốn hóa và đổi lại có tiền để tiếp tục cho vay.
Northern Rock thường bù đắp khoảng thời gian giữa những hợp đồng chứng khốn hóa bằng cách vay ngắn hạn từ các ngân hàng khác, được gọi là thị trường tiền mặt
bán buôn. Northern Rock đã làm như vậy trong nhiều năm và quy trình này tỏ ra rất
hiệu quả.
Mơ hình huy động vốn này có nghĩa là Northern Rock bán một nửa hợp đồng
cho vay cho các nhà đầu tư hơn là nắm giữ nó cho tới khi đáo hạn. Và đây chính là
mơ hình kinh doanh hoạt động hiệu quả của Northern Rock.
Chiến lược huy động vốn của ngân hàng là 25% lấy từ khoản tiền gửi tiết kiệm, 25% từ thị trường tiền tệ bán buôn và 50% từ việc chứng khốn hóa. Năm
2005 mơ hình huy động vốn này – vận hành rất trơn tru đã giúp cho Northern Rock
đạt được mức tăng trưởng hàng năm là 20%.
Tỉ lệ lãi suất liên ngân hàng tăng cao và đạt đỉnh điểm tăng 3 lần liên tục trong năm năm 2007, quá mức chịu đựng của Northern Rock, ngân hàng này gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn cho vay. Northern Rock buộc phải tìm
kiếm đối tác để bán bớt những bộ phận kinh doanh nhỏ của mình để có thêm vốn duy trì hoạt động.
Khi Giám đốc điều hành Apple Adamgarth ra tuyên bố điều chỉnh hạ thấp dự đoán
lợi nhuận của năm 2007 từ 17% xuống cịn 15% thì phản ứng tiêu cực của thị trường xảy ra. Tồi tệ hơn thị trường tiền mặt bán sỉ đóng băng khiến việc huy động
Ngày 9 tháng 8 năm 2007, theo quyết định của BNP Paribas’s, ngân hàng
của Pháp, tạm dừng các quỹ đầu tư do cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp thứ cấp tại Mỹ đã gây ra cú sốc cho hệ thống tài chính tồn cầu, gây đóng băng các thị trường tiền tệ.
Do vậy sáng 15/9/2007 tại 76 chi nhánh của Northern Rock, số lượng khách hàng ồ
ạt kéo đến để rút tiền trước ngân hàng kéo hàng dài. Và khơng lâu sau đó ngân hàng
Northern Rock phải cầu cứu Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).
Sự việc bắt đầu từ những thông tin cho rằng Northern Rock cho vay thế chấp
tràn lan và đang khan hiếm tiền mặt. Hàng nghìn người gửi tiền tiết kiệm tại nhà băng này đã xếp hàng từ sáng đến tối tại toàn bộ 76 chi nhánh để rút ra bằng được
tất cả tiền gửi của mình. BoE đã bơm 1 tỷ bảng để ngân hàng chi trả cho người gửi. Hỗ trợ này đã giúp Northern Rock thoát khỏi tình trạng thiếu tiền mặt, nhưng khơng giúp giảm số người đến rút tiền. Tháng 2/2008, ngân hàng chính thức bị quốc hữu hóa sau khi khơng thể tìm được các nhà đầu tư mới. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2008, Northern Rock đã báo lỗ hơn 585 triệu bảng, với khoản nợ lên tới hơn 20
tỷ bảng (hơn 600 nghìn tỷ đồng). Đến tháng 6/2011, Northern Rock chính thức được rao bán cho lĩnh vực tư nhân. Tỷ phú Richard Brandson, chủ cơng ty tài chính
Virgin Money đã mua lại với giá 1,2 tỷ USD vào tháng 1/2012
1.6.3 Bài học kinh nghiệm đúc kết cho Vietinbank
Thứ nhất: Những tin đồn thất thiệt liên quan đến các vị trí nhạy cảm trong
ngân hàng luôn tạo nên những làn sóng ảnh hưởng đến nhu cầu rút tiền của người
dân, tạo nên cơn sóng rút tiền ồ ạt, là những nguyên nhân dẫn đến việc mất thanh khoản tạm thời của các ngân hàng. Tuy nhiên, với việc cố gắng khắc phục bằng cách phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cơ quan có liên quan nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra, chặn đứng nguy cơ xảy ra khủng hoảng thật từ tin
đồn. Cụ thể ở đây là NHNN sớm có biện pháp tiếp vốn và lãnh đạo ngân hàng kịp
thời phát ngơn trước cơ quan báo chí và truyền hình nhằm trấn an tâm lý người dân. Báo chí vào cuộc, đăng bài bác bỏ các thơng tin sai lệch khi có sự cam kết từ phía
ngân hàng nhà nước, ngồi ra cịn có sự giúp đỡ của các NHTM khác trên cùng địa
người dân mất niềm tin ở một NHTM nào đó thì cũng sẽ dẫn đến phản ứng lây lan
sang các ngân hàng khác, từ đó làm giảm đi uy tín của người dân vào toàn bộ hệ thống ngân hàng. Chỉ có phối hợp chia sẻ thơng tin thì hoạt động kinh doanh ngân hàng mới ổn định và duy trì lâu dài. Cơng tác phối hợp chia sẻ thông tin cần được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Trước khi cung cấp và chia sẻ thông tin, các NHTM cần phải kiểm tra nguồn cung cấp và bảo đảm tính chính xác của thơng tin
đó.
Thứ hai: Rủi ro thanh khoản không chỉ đến với những ngân hàng nhỏ, những ngân hàng yếu mà ngay đến cả những “đại gia” ngân hàng cũng không tránh khỏi và bắt đầu bằng sự khủng hoảng niềm tin. Tuy nhiên sự phối kết hợp ở
đây rất khó. Bởi lẽ khi Northern Rock đệ đơn xin phá sản thì quy mơ thiệt hại do các món vay dưới chuẩn mang lại đã quá lớn, sự can thiệp của Ngân hàng trung ương Anh không thể cứu kịp, đặc biệt khi các thông tin này lại bị lan truyền ra
ngoài. Phản ứng chậm chạp của các cơ quan chính phủ dẫn tới việc Northern Rock khơng nhận được sự trợ giúp kịp thời từ ngân hàng trung ương Anh cũng như các thể chế tài chính lớn khi ngân hàng này gặp khó khăn. Như vậy, rõ ràng sự phối kết hợp giữa ngân hàng trong quá trình hoạt động tự điều tiết các chỉ số cho chính ngân hàng mình cịn phải phối hợp với ngân hàng trung ương một cách chặt chẽ và báo cáo kịp thời, tránh khi rủi ro đã xảy ra trên diện rộng thì rất khó khắc phục.
Thứ ba, Bài học về xây dựng hệ thống bảo hiểm tiền gửi: sự khủng hoảng
niềm tin là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự lâm nạn của
Northern Rock. Và điều đó liên quan trực tiếp đến việc thiết kế mơ hình hoạt động
của hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Như vậy, để đảm bảo hiệu quả, vị trí của tổ chức
bảo hiểm tiền gửi trong mạng an tồn tài chính quốc gia phải được quy định rõ ràng
với các chức năng giám sát rủi ro, tiếp nhận xử lý, chi trả kịp thời.
Thứ tư, Bài học về trong khủng hoảng tài chính về công tác quản trị: Để ngăn chặn và xử lý khủng hoảng, các cơ quan chức năng cần có sự phản ứng nhanh. Cũng do cơ chế ràng buộc nên phản ứng của các cơ quan liên quan chậm. Thậm chí những quy định liên quan đến cơ chế chi trả tiền gửi được bảo hiểm cũng rất chậm chạm.
Thứ tư, Bài học về xây dựng cơ chế chính sách: Cơ chế chính sách của Anh
liên quan đến giám sát tài chính quốc gia tỏ ra lạc hậu và không theo kịp sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề quan trọng trong quá trình các ngân hàng thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong chương 1 học viên đã khái quát được
những nội dung cơ bản nhất liên quan đến thanh khoản và có nhiều phương pháp
khác nhau để đánh giá tình hình thanh khoản. Tùy thuộc vào đặc thù riêng và chiến lược phát triển riêng của từng ngân hàng mà các ngân hàng có thể lựa chọn cách
tiếp cận khác nhau. Cũng trong chương 1, học viên đã đúc kết bài học kinh nghiệm
từ các tình huống thanh khoản của các ngân hàng khác mà Vietinbank có thể lưu ý trong q trình hoạt động. Đồng thời học viên có đưa ra các nhân tố tác động đến
thanh khoản của ngân hàng. Các nhân tố này sẽ được học viên tiến hành kiểm định
trong chương 2 khi đánh giá hoạt động quản trị thanh khoản của Vietinbank trong chương 2. Từ đó có cơ sở đề ra các giải pháp tăng cường trong chương 3.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 Tình hình thanh khoản của hệ thống NHTM 2.1.1 Tình hình hoạt động của hệ thống NHTM 2.1.1 Tình hình hoạt động của hệ thống NHTM
Tính đến thời điểm cuối năm 2012 số lượng ngân hàng có sự sụt giảm đáng
kể sau những cố gắng điều chỉnh của NHNN.
Bảng 2.1: Số lượng ngân hàng thương mại tính đến cuối năm 2012
Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2012 NH TMQD 4 4 4 5 4 5 5 5 5 4 3 5 NH TMCP 4 41 48 51 48 39 37 34 35 39 40 34 NH LD 1 3 4 4 4 4 4 5 5 5 5 4 NH NN 5 5 Nguồn : SBV.gov.vn
Theo báo cáo của NHNN tính đến cuối năm 2012, tồn hệ thống các NHTM VN có 39 NHTM cổ phần, 1 NHTM nhà nước, 54 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh
Bên cạnh đó, dưới áp lực tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì đến năm 2010, vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng thương mại phải đạt 3.000 tỷ VND. Đến nay, các ngân
hàng đã thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu, trong đó một số ngân
hàng cịn có số vốn điều lệ khá cao như: VCB, BIDV, Vietinbank, Agribank,
ACB..., Tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng đạt 392.152 tỷ đồng đến cuối năm 2012
Bảng 2.2: Biến động quy mô vốn điều lệ của một số các NHTM ĐVT: tỉ đồng ĐVT: tỉ đồng Ngân hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tháng 6/2013 NHTM Nhà nước 1 Agribank 11.283 21.570 21.687 26.277 .... 2 BIDV 10.499 14.600 12.948 23.011 28.112 3 MHB 823 3.006 3.187 3.440 ... 4 Vietcombank 12.101 13.224 19.698 23.174 23.174 5 Vietinbank 11.253 15.172 20.230 26.218 32.661 NHTMCP 1 ACB 7.814 26.218 9.377 9.377 9.377 2 Eximbank 8.800 32.661 12.355 12.355 12.355 3 MBBank 5.300 5.300 7.300 10.000 10.625 4 VIB 2.400 4.000 4.250 4.250 4.250 5 VPBank 2.117 4.000 5.050 5.770 5.770 6 Techcombank 5.400 6.932 8.788 8.848 8.848 7 DongABank 3.400 4.500 4.500 5.000 5.000 8 Sacombank 6.700 10.962 10.852 10.740 10.740 9 KienLongBank ... 3.000 3.000 3.000 3.000 10 Maritimebank 3.000 5.000 8.000 8.000 ...
Nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại
Bên cạnh việc tăng vốn điều lệ, các NHTM cũng đẩy mạnh hoạt động, làm quy mơ tín dụng tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, do tác động của thời kì khủng hoảng nên tình hình tăng trưởng cũng viến động liên tục. Theo dõi hình vẽ ngay bên
Hình 2.1 Tình hình tăng trưởng tín dụng và tình hình lạm phát
Trong mấy năm trở lại đây tín dụng tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ không bằng sự tăng của nợ xấu. Hiện nay nợ xấu vẫn còn là vấn đề nhức nhối của các nhà
điều hành chính sách kinh tế. Phải gần ba năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính
tồn cầu nổ ra, khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam mới thực sự bộc lộ khi tỷ lệ nợ xấu bắt đầu tăng nhanh từ cuối 2010 đến đầu 2011.
Các giải pháp tín dụng được điều hành linh hoạt theo hướng mở rộng tín dụng đi đơi với an tồn hoạt động của TCTD, cơ cấu tín dụng chuyển hướng tích cực phù hợp với chủ trương chống đơ la hóa và tập trung vốn vào hoạt động sản xuất-kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Đến cuối năm 2012, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 8,91%. Trong đó, tín dụng VND tăng 11,51%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 1,56% so với cuối năm 2011, phù hợp với chủ
trương hạn chế đô la hóa của Chính phủ. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng
khoảng 8%, tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 14%, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 6,15%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực khơng khuyến khích giảm và chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Hệ thống ngân hàng quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tín dụng mặc
dù tăng trưởng thấp nhưng đã tăng dần trở lại qua các tháng. Các TCTD đã chủ động phối hợp với khách hàng vay rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất-kinh
doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án vay vốn, khả năng trả nợ của
khách hàng. Nguyên nhân của việc tăng nợ xấu ít nhiều được lí giải bởi việc gia
tăng quá cao lãi suất cho vay, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong
quá trình tiếp cận nguồn vốn để phục hồi sau dấu chấm đen 2008. Hệ thống ngân hàng thừa thanh khoản, nhưng một bộ phận rất lớn doanh nghiệp vẫn thiếu vốn đầu
tư nghiêm trọng do không thể (do nợ xấu), hoặc do khó tiếp cận vốn vay (do lãi suất
quá cao), thậm chí, hoặc do khơng muốn vay (do không tiêu thụ được sản phẩm, hàng tồn kho lớn). Sự ách tắc này đang đe dọa sự tồn vong của các doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng – hai lực lượng chủ thể - chủ lực của kinh tế thị trường. Nền kinh tế phục hồi chậm, sức mua giảm sút mạnh, thị trường xuát khẩu cũng đóng
băng dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp khơng tiếp tục thực hiện kinh doanh, khơng có điều kiện để hoàn trả nợ vay cho ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đi đến phá sản
Hình 2.3 Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành
Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng nhà nước
Và theo số liệu mới tính đến tháng 5 năm 2013, nợ xấu trở nên nhức nhối khi
vượt xa ngưỡng 3% dù đã được xử lý rất nhiều nhờ VAMC và nổ lực của các ngân hàng nhưng hiện vẫn chưa cho thấy một sự dịu bớt rõ ràng và bền vững.