Những quy định của NHNN liên quan đến thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 45 - 49)

6. Kết cấu của luận văn

2.2 Những quy định của NHNN liên quan đến thanh khoản

2.2.1 Quy định về dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD buộc phải gửi tại NHTW theo luật

định. Số tiền này có thể được gửi toàn bộ vào tài khoản tiền gửi của TCTD tại

NHTW hoặc được để một phần tại quỹ tiền mặt của TCTD tuỳ theo quy định của NHTW từng nước.

Quyết định 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009của Thống đốc NHNN v/v điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD.

Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng VND: Đối với các NHTMNN

(không gồm NHNo&PTNT), NHTMCP ngoại thương, NHTM cổ phần đô thị, ngân

hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cơng ty tài chính là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc đối với loại TGKKH và có kì hạn dưới 12 tháng, 1% đối với loại tiền gửi kì hạn từ 12 tháng trở lên; đối với NHNo&PTNT,

NHTMCP nông thôn, QTDNDTW, ngân hàng hợp tác tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1% với loại TGKKH, có kì hạn dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên.

Quyết định số 74/QĐ-NHNN ngày 18/01/2010 của Thống đốc NHNN v/v điều

chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 2/2010 và thay thế điều 2 Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ:

* Tỷ lệ DTBB đối với TGKKH và có kì hạn dưới 12 tháng: Đối với các NHTMNN (khơng gồm NHNo&PTNT), NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước

ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; đối với NHNo&PTNT, QTDNDTW, ngân

hàng hợp tác, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

* Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên: Đối với các NHTMNN (không gồm NHNo&PTNT), NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân

hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cơng ty tài chính, cơng ty

cho thuê tài chính là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; đối với NHNo&PTNT, QTDNDTW, ngân hàng hợp tác, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

2.2.2 Quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn

2.2.2.1 Các văn bản cũ nhưng đóng vai trị quan trọng

* Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2008 ban hành v/v Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

* Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 về việc sửa đổi, bổ sung

quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN

* Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN ngày 05/12/2008 ban hành v/v việc sửa đổi, bổ sung quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN và 03/2007/QĐ-NHNN

Hiện tại các quyết định trên đã hết hiệu lực

2.2.2.2 Các văn bản hiện hành

* Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 24/02/2009: thay thế các quy định về tỷ lệ

tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung – dài hạn của TCTD theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Cụ thể theo đó, tỉ lệ tối đa của vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn tối đa là

30% đối với các NHTM và cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính; đối với

QTDNDTW là 20%. Tỉ lệ này giảm 10% so với quy định cũ.

* Thông tư số 13/TT-NHNN ban hành ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo

đảm an toàn trong hoạt động của TCTD thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ-

NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo

đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và một số văn bản liên quan của NHNN. So

với Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, Thơng tư này có sự chỉnh sửa, bổ sung các

quy định về tỷ lệ an toàn như sau:

- Về tỷ lệ an tồn vốn: Nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhiều NHTM hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Ủy ban Basel, Thông tư u cầu các TCTD duy trì tỷ lệ an tồn vốn riêng lẻ và hợp nhất. Tỷ lệ được điều chỉnh lên 9% thay vì 8% như quy định tại Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN.

+ Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ được xác định = Vốn tự có/Tổng tài sản “Có” rủi ro.

Trong đó: Vốn tự có là tổng vốn cấp 1 (quy định tại khoản 2 Điều 5) và vốn cấp 2 (quy định tại khoản 3 Điều 5), trừ đi các khoản phải trừ quy định tại khoản 5 Điều

5; Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Tài sản “Có” phân thành tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 0%, 20%, 50%, 100%, 150%, 250%.

+ Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất = Vốn tự có hợp nhất/Tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhất.

- Về giới hạn tín dụng: Sửa đổi, bổ sung khái niệm khách hàng có liên quan và các giới hạn cho phù hợp với Luật doanh nghiệp, yêu cầu quản lý trong thời gian tới. - Về tỷ lệ khả năng chi trả: Sửa đổi các tỷ lệ khả năng chi trả cũ cụ thể hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bổ sung thêm tỷ lệ về dự trữ thanh khoản nhằm đánh

giá được mức độ dự trữ thanh khoản của các TCTD để xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về thanh khoản. Cuối mỗi ngày, TCTD phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau: tỷ lệ

tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh tốn ngay và tổng Nợ phải trả. - Về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động: TCTD chỉ được sử dụng

nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng

đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả không được vượt quá tỷ lệ: đối với ngân hàng: 80%, đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 85%. Thơng tư bổ sung quy định về tỷ lệ này nhằm tăng cường quản trị thanh khoản, khả năng huy động vốn

của TCTD.

Thơng tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2010.

* Thông tư số 19/2010/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN với nội dung chính như sau:

- Khoản 2 Điều 1: Các tỷ lệ bảo đảm an tồn quy định tại Thơng tư này gồm: Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động.

- Điều 18 được sửa đổi thành: “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động”;

- Sửa đổi Khoản 2 Điều 18: Tổng cấp tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 18 bao gồm các hình thức cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, chiết khấu giấy tờ có giá và cơng cụ chuyển nhượng, bỏ cấu phần “bảo lãnh” trong tổng cấp tín dụng;

- Sửa đổi Khoản 3 Điều 18: Cho phép tổ chức tín dụng (TCTD) được tính 25% TGKKH của tổ chức kinh tế và khoản vay của TCTD khác có thời hạn từ 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của TCTD trong nước để bù đắp thiếu tạm thời đối với tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định tại Khoản 1, Điều 14) vào nguồn vốn

huy động.

Thơng tư có hiệu lực từ 01/10/2010 đến nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)