Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 77)

6. Kết cấu của luận văn

2.5 Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị thanh khoản

2.5.1 Những mặt đạt được

Thứ nhất, Vietinbank thực hiện quản lý thanh khoản tập trung cho toàn hệ thống

thông qua bộ phận ALCO xây dựng kế hoạch và xây dựng chiến lược cho toàn hệ thống Vietinbank.

Thứ hai, Vietinbank đã ban hành Quy định về quản trị thanh khoản trong đó thiết

lập quy định về lập thang thanh khoản, các kịch bản căng thẳng thanh khoản, xây dựng kế hoạch dự phòng thanh khoản để chủ động các biện pháp xử lý trong tình huống thị trường có biến động.

Thứ ba, Đồng thời để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, Vietinbank chủ trương đa

dạng hóa nguồn vốn huy động cũng như xây dựng hệ thống báo cáo cân đối vốn

để tính tốn trạng thái thanh khoản hàng ngày của Ngân hàng, đồng thời thường

xun có báo cáo phân tích, dự báo về tình hình thanh khoản trong tương lai

Thứ tư, Phối kết hợp được các bộ phận trong quá trình quản lý thanh khoản nên

việc cung cấp thông tin và phối hợp tác nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn

Thứ năm, Số liệu tại Bảng Báo cáo rủi ro thanh khoản tại ngày 31/12/2012 cho

thấy nguồn vốn của Ngân hàng khá dồi dào với loại kì hạn từ 1 đến 12 tháng, nguồn vốn có kì hạn 1 năm trở lên cịn thiếu tuy có cải thiện nhiều so với năm

2011. Đây cũng là tình trạng chung của các NHTM ở Việt Nam hiện nay. Thực

tế, Vietinbank vẫn đảm bảo đúng tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ sáu, Vietinbank đạt được những chỉ tiêu không chỉ đảm bảo quy định của

NHNN mà còn vượt xa những chỉ tiêu đó, góp phần đảm bảo tính thanh khoản cho toàn hệ thống ngân hàng.

Thứ bảy, Hoạt động quản trị thanh khoản của Ngân hàng được quản lý chặt chẽ

theo hướng tuân thủ các chỉ đạo của NHNN và các tiêu chí quản trị thanh khoản

nội bộ của Vietinbank cho từng đồng tiền chính (VND, USD, EUR) trên danh mục huy động và cho vay.

2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó.

Thứ nhất, Vietinbank chưa ban hành được những văn bản nội bộ thể hiện mối quan

hệ giữa rủi ro thanh khoản với các loại rủi ro khác, đây là một trong những nguyên nhân khiến các nhân viên của Vietinbank chưa nhận thấy rõ mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản với rủi ro tín dụng hay rủi ro thanh khoản với rủi ro lãi suất. Việc khách hàng không trả được nợ hay trả nợ không đúng hạn sẽ làm cho

ngân hàng khơng có đúng số vốn như dự kiến dễ dẫn đến hụt thanh khoản nếu

trong tình huống đó có khách hàng rút tiền với số lượng lớn. Còn rủi ro lãi suất nếu việc tăng chi phí đầu vào chưa tương ứng với sự điều chỉnh kịp thời tăng lãi suất đầu ra sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, và nếu trong tình hình biến

động lãi suất sẽ làm hụt thanh khoản nghiêm trọng

Thứ hai, Một số phòng ban chuyên mơn quan trọng tham gia vào q trình quản lý

thanh khoản của Vietinbank được thành lập tương đối muộn do đó kinh nghiệm

chưa nhiều và chưa có những chính sách phù hợp với điều kiện mới: vì tính đến

cuối năm 2012, bộ phận quản lý rủi ro của Vietinbank vẫn chưa được thành lập mà cho tới tháng 1/2013, Khối Quản lý rủi ro chính thức được thành lập và tiếp

đến tháng 4/2013 đã chính thức thành lập khối Kinh doanh vốn và thị trường.

Thứ ba, Cơng tác dự báo tình hình nền kinh tế và điều kiện thanh khoản của toàn

hệ thống ngân hàng chưa tốt, việc phân tích mơ hình và xây dựng tình huống thanh khoản để có hướng giải quyết thỏa đáng, chưa được thực hiện đồng bộ ở các bộ phận dù đã có định hướng thanh khoản cho toàn hệ thống Vietinbank.

Điều này xuất phát từ nguyên nhân thiếu các phương tiện và kĩ thuật để báo cáo

về tình hình vĩ mô và dự báo các nguy cơ tiềm ẩn của nền kinh tế.

Thứ tư, Tuy lợi nhuận của ngân hàng tăng nhưng tỉ lệ nợ xấu cũng tăng liên tục qua

các năm và theo mức độ ngày càng mạnh: Tuy quy mô của ngân hàng tăng lên đáng kể, tăng trưởng tín dụng đạt chỉ tiêu đề ra nhưng chỉ tiêu nợ xấu cũng tăng lên tương ứng. Tính đến thời điểm cuối tháng 6/2013 theo báo cáo tài chính thu

nhập lãi thuần của Vietinbank trong quý 2 đạt 4.685 tỷ đồng, lãi trước dự phòng rủi ro tín dụng của Vietinbank đạt 3.308 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngối. Bên cạnh đó, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng cũng giảm mạnh từ 1.481 tỷ đồng quý 2/2012, còn 482,5 tỷ đồng trong quý 2/2013, tương ứng giảm 67%. Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 2 của Vietinbank đạt 2.129 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 613,88 tỷ đồng của quý 2/2012. Tính đến ngày 30/6/2013, tổng giá trị tài sản của ngân hàng đạt 522.601 tỷ đồng; dư nợ cho vay khách hàng đạt

334.607 tỷ đồng; nợ xấu của Vietinbank tăng từ 4.890 tỷ đồng cuối năm 2012

lên 7.027 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn là gần 3.502 tỷ đồng.

Thứ năm, Chỉ tiêu H5 – Dư nợ/ tiền gửi khách hàng quá cao, vượt mức 100% cho thấy Vietinbank chưa cân đối được tăng trưởng tín dụng và nguồn huy động một cách hợp lý. Ngân hàng đã sử dụng gần như toàn bộ số tiền gửi của khách hàng

và được tài trợ thêm bởi việc vay từ các TCTD khác hoặc chiết khấu NHTW các

giấy tờ có giá. Điều này không những gây rủi ro thanh khoản lớn cho ngân hàng từ rủi ro tín dụng mà cịn làm mất tính chủ động của ngân hàng, gây tâm lý ỷ lại bởi việc xin chiết khấu GTCG từ ngân hàng nhà nước hay như việc xin vay tái cấp vốn lên đến 24.000 tỉ đồng vào năm 2011 của chính ngân hàng.

Thứ sáu, Đối với công tác quản lý Tài sản Có và Tài sản Nợ còn nhiều bất cập,

quản lý kì hạn của Tài sản Có và Tài sản Nợ chưa hợp lý . Điều này thể hiện ở việc phân tích Tài sản Có và Tài sản Nợ theo kì hạn đáo hạn thực tế: tất cả các nguồn ngắn hạn của Vietinbank đều bị thâm hụt, trong khi nguồn trung và dài hạn thặng dư với số lượng lớn, thể hiện việc mức độ quản lý đầu tư tài sản cho các kì hạn khơng đồng đều. Hơn thế nữa nguồn chủ yếu để đối phó nếu rủi ro

thanh khoản xảy ra là tiền và vàng gửi và cho vay ở các TCTD khác, và tiền gửi tại NHNN.

Thứ bảy, Lực lượng nhân sự đang hoạt động tại bộ phận quản trị thanh khoản chưa

có trình độ chuyên môn chưa cao, chưa xây dựng được các tình huống cụ thể

gắn với liền đặc trưng của nền kinh tế hiện nay

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 học viên đã tiến hành tính tốn các chỉ số phản ánh thanh

khoản hiện nay của Vietinbank, kết luận về thực trạng hoạt động quản trị thanh khoản của Vietinbank. Đưa ra những nhận định về kết quả đạt được cũng như

những hạn chế và nguyên nhân của nó. Đồng thời tiến hành kiểm định các nhân tố

định tính ảnh hưởng đến hoạt động thanh khoản của ngân hàng. Từ đó có cơ sở để đề ra các giải pháp tăng cường hoạt động quản trị thanh khoản tại Vietinbank trong Chương 3.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển của Vietinbank đến năm 2015 3.1.1 Định hướng chung cho toàn hệ thống năm 2013

Chỉ tiêu phấn đấu Mục tiêu

Tổng tài sản 555.000 tỉ đồng

Tổng nguồn vốn huy động 495.000 tỉ đồng

Tổng dư nợ cho vay và đầu tư 524.000 tỉ đồng

Dư nợ tín dụng 450.000 tỉ đồng

Lợi nhuận trước thuế 8.600 tỉ đồng

Vốn chủ sở hữu 52.000 tỉ đồng

Trong đó vốn điều lệ 37.234 tỉ đồng

Tỷ lệ chia cổ tức 12%

Lợi nhuận sau thuế trên VCSH bình quân (ROE) 15 - 18% Lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài sản bình quân (ROE) 1,5 - 1,8%

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) > 10%

Tỷ lệ nợ xấu < 3%

Nguồn: báo cáo thường niên của Vietinbank

Năm 2013, VietinBank chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường; Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước; Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại; Nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh; Đổi mới, nâng cấp mơ hình tổ

chức, mơ hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; Nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo tỉêu chuẩn Basel II; Tập trung xử lý và kiểm soát nợ xấu ở mức thấp nhất;

Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ngoại bảng…đảm bảo hoạt động của VietinBank tăng trưởng an toàn, hiệu quả, bền vững đồng thời đưa giá trị thương hiệu VietinBank được nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế; nhằm thực hiện

mục tiêu trở thành NHTM mạnh trong khu vực.

 Chiến lược Tài sản và Vốn

Tiếp tục tăng trưởng quy mô tài sản. Tiếp tục đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa để

tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển trong thời

gian tới, đặc biệt là để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu 51% trở lên.

 Chiến lược Tín dụng và đầu tư

 Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị

trường

 Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý phù hợp với thế mạnh của Vietinbank  Tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu chiếm dưới 3%

 Đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai

trị định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản trị thanh khoản của ngân hàng.

 Chiến lược dịch vụ

 Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển

 Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng là định hướng phát triển.

 Chiến lược nguồn nhân lực

 Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực trình

độ của cán bộ. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương. Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp

 Chiến lược công nghệ

 Coi ứng dụng công nghệ thông tin và yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh

 Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an tồn, có tính thống nhất – tích hợp - ổn định cao.

 Chiến lược bộ máy tổ chức và điều hành

 Điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý

 Phát triển và thành lập mới các công ty con theo định hướng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính ra thị trường.

 Mở rộng mạng lưới kinh doanh, thành lập mới chi nhánh, phát triển mạnh mạng lưới các phòng giao dịch. Phát triển mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ.

3.1.2 Định hướng trong công tác quản trị thanh khoản đến năm 2015

HĐQT VietinBank nhận định một bộ máy quản trị rủi ro vững chắc, cân

bằng lợi nhuận mục tiêu và rủi ro, đảm bảo rủi ro ở mức thấp nhất là cấu phần quan trọng đảm bảo phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả, theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Từ tháng 1/2013, Khối Quản lý rủi ro chính thức được thành lập nhằm từng

bước thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro theo 3 vùng độc lập như yêu cầu của Basel

II; Đồng thời thực hiện chuyển đổi tồn diện mơ hình cấp tín dụng theo hướng (i) Tập trung hóa hàng loạt cơng tác thẩm định tín dụng, định giá tài sản và quản

lý TSBĐ, xây dựng Trung tâm đầu mối dịch vụ kho quỹ,…;

(ii) Chun mơn hóa sâu giữa các bộ phận, tăng cường kiểm sốt rủi ro tín dụng, từng bước tạo tiền đề cho việc chuyển đổi tồn bộ mơ hình hoạt động kinh doanh

Từ tháng 4/2013 đã chính thức thành lập khối Kinh doanh vốn và thị trường,

chun mơn hóa, thúc đẩy khâu bán hàng, tạo đầu mối duy nhất tham gia thị trường

nhằm mang lại hiệu quả cho ngân hàng trong điều kiện hoạt động tín dụng đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức.

Đồng thời, với 3 phòng nghiệp vụ chuyên biệt, phân tách rõ chức năng,

Ban Lãnh đạo VietinBank đặt ra định hướng quản lý có hiệu quả hoạt động

đầu tư, tăng cường kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động. Khối KDV&TT

thực hiện quản lý toàn diện, xuyên suốt hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn trên thị

trường, bán các sản phẩm ngân hàng đầu tư, nguồn vốn cho khách hàng. Đây là một

trong hai trụ cột kinh doanh chính, là tiền đề quan trọng thúc tăng quy mô và hiệu quả hoạt động ngân hàng đầu tư, từng bước tiệm cận với mơ hình, nghiệp vụ ngân

hàng đầu tư tại các Ngân hàng hàng đầu trong khu vực và thế giới.

3.2 Một số giải pháp tăng cường hoạt động quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam

3.2.1 Hồn thiện mơ hình điều chuyển vốn nội bộ để nâng cao tính thanh khỏan cho nguồn vốn.

Hiện nay hầu hết ngân hàng thực hiện quản lý vốn theo cơ chế tập trung:

Vốn được đặt tại Trụ sở chính của hệ thống, các chi nhánh là các đơn vị kinh doanh

độc lập, thực hiện mua bán vốn với Trụ sở chính. Khi các chi nhánh điều chuyển

vốn về Trụ sở chính hay xin vốn từ Trụ sở chính thì sẽ được định giá để hoạch toán vốn điều chuyển. Định giá vốn điều chuyển là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có liên quan trong quá trình luân chuyển vốn nội bộ nhằm xác định đóng góp về lợi nhuận của từng đơn vị trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân

hàng. Việc xác định được giá điều chuyển vốn là công tác quan trọng nhằm mục đích quản lý điều hành rủi ro lãi suất, thanh khoản và phân tích lợi nhuận.

Trước đây Vietinbank thực hiện “Cơ chế lãi điều hoà chênh lệch cố định”. Cơ chế lãi điều hoà dựa trên lãi suất bình quân vốn huy động thực tế tại chi nhánh

cộng một tỷ lệ % khuyến khích cố định. Cơ chế này nhằm tính đến tính chất địa bàn

của lãi suất huy động, nhưng lại chưa tạo động lực đủ mạnh để giảm thấp lãi suất

huy động đầu vào vì chi nhánh gửi vốn luôn được hưởng tỉ lệ khuyến khích như

nhau với bất kỳ lãi suất huy động nào. Với những nhược điểm trên, VietinBank đã chuyển sang “cơ chế lãi điều hoà một giá” nhằm khuyến khích các chi nhánh huy

động nguồn vốn giá rẻ, nhằm giảm thấp chi phí đầu vào tồn hệ thống, tăng hiệu

Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế một giá khơng tính đến yếu tố kì hạn đã làm mất

cân bằng về kì hạn giữa danh mục cho vay và huy động của từng đơn vị. Từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản lớn cho toàn hệ thống. Mặt khác, cơ chế một giá chưa giúp Trụ sở chính có cơng cụ để điều tiết rủi ro lãi suất của hệ thống do khơng có khả

năng tính giá mua/bán khác nhau cho các giao dịch có lãi suất cố định và lãi suất thả

nổi. Đây là một thực trạng phát sinh nhiều khó khăn trong điều hành vốn kinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)