Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu định tính nhằm mục đích là xây dựng bảng phỏng vấn, (2) nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, ước lượng và kiểm định mơ hình nghiên cứu
Tồn bộ quy trình nghiên cứu được trình bày tại hình 3.1
3.1.1 Nghiên cứu định tính
Từ mục tiêu nghiên cứu ban đầu, cơ sở lý thuyết tác giả xây dựng được bảng phỏng vấn sơ bộ lần thứ nhất. Tuy nhiên bảng phỏng vấn sơ bộ lần thứ nhất sẽ còn nhiều điểm chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó tác giả tiếp tục thực hiện nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Các câu hỏi trong dàn bài thảo luận vối các đối tượng phỏng vấn được trình bày chi tiết trong phụ lục 1
Nghiên cứu định tính được thực hiện theo kỹ thuật thảo luận tay đôi và phỏng vấn sâu (n=10) theo một nội dung được chuẩn bị trước dựa theo các thang đo có sẵn.
Các thông tin cần thu thập:
+ Xác định xem người trưởng phòng được phỏng vấn hiểu về nhu cầu của nhân viên đối với công ty như thế nào? Theo đó, các yếu tố nào làm tác động đến lịng trung thành của nhân viên trong cơng ty?
+ Xác định xem nhân viên mong đợi gì trong tổ chức? Theo nhân viên yếu tố nào làm họ trung thành với tổ chức.
Đối tượng phỏng vấn :
+ Thành phần quản lý: Tại Công ty Cổ Phần Chứng Khốn Tầm Nhìn phỏng vấn trực tiếp một Trưởng phịng nhân sự. Tại Cơng ty Cổ Phần Chứng Khoán Phú Gia phỏng vấn trực tiếp một Trưởng phòng kinh doanh.
+ Thành phần nhân viên: Tại Công ty Cổ Phần Chứng Khốn Tầm Nhìn phỏng vấn trực tiếp 2 nhân viên mơi giới. Tại Cơng ty Cổ Phần Chứng Khốn Phú Gia phỏng vấn trực tiếp 6 nhân viên làm tại các bộ phận khác nhau.
Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng được bảng phỏng vấn sơ bộ lần thứ hai đó sẽ là cơ sở dùng để thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ lần hai sẽ tham khảo ý kiến của chuyên gia tại Cơng ty Cổ Phần Chứng Khốn Tầm Nhìn để kiểm tra thử cách thể hiện và ngơn ngữ trình bày sau đó khảo sát thử 50 nhân viên để tiếp tục hiệu chỉnh. Kết quả của bước này là xây dựng được bảng phỏng vấn chính thức ( trình bày ở phụ lục 2) dùng cho nghiên cứu định lượng.
3.1.2 Nghiên cứu định lượng
Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi. Các bảng phỏng vấn sau khi thu về sẽ được xem xét, loại đi các bảng phỏng vấn không đạt yêu cầu rồi tiến hành mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS for Windows.
a) Mẫu nghiên cứu:
Tổng thể mẫu là những người hiện nay đang công tác tại các công ty chứng khoán bao gồm các chức danh như: nhân viên, trưởng nhóm, trưởng phịng.
Khung chọn mẫu là một bộ phận của tổng thể được chọn ra để quan sát. Khung chọn mẫu của đề tài này chỉ giới hạn ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Kích thước mẫu theo Hair & ctg (1998) để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Bên cạnh đó thì để phân tích hồi quy một cánh tốt nhất thì Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức:
n>= 8m + 50 Trong đó:
- n: cỡ mẫu
- m: số biến độc lập của mơ hình
Dựa trên cơ sở đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 232.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với phương pháp lấy mẫu chọn thuận tiện một số học viên tại các lớp học ban đêm ở Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo Chứng Khốn, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi, có tất cả 300 bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến các đối tượng nghiên cứu nhưng chỉ thu về được 265 bảng câu hỏi. Trong quá trình khảo sát, có một số nhóm đối tượng khơng làm việc tại các cơng ty chứng khốn và có một số bảng câu hỏi bị bỏ trống nhiều hàng số lượng là 33 bảng câu hỏi. Tất cả các bảng câu hỏi này đều được loại bỏ trước khi tiến hành nhập liệu. Do đó, số lượng bảng câu hỏi chính thức được tiến hành nhập liệu để phân tích chỉ cịn lại 232 bảng, đạt tỷ lệ 77,3% so với tổng số bảng gửi đi
Bảng phỏng vấn sơ bộ 1 Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu n= 10) Bảng phỏng vấn sơ bộ 2 Khảo sát thử (Điều chỉnh bảng phỏng vấn sơ bộ n= 50) Bảng phỏng vấn chính thức Nghiên cứu định lượng ⎯ Khảo sát 232 nhân viên
⎯ Mã hóa nhập liệu ⎯ Làm sạch dữ liệu ⎯ Thống kê mô tả ⎯ Cronbach’s Alpha
⎯ Phân tích nhân tố khám phá ⎯ Phân tích hồi quy
⎯ Các phân tích khác
Viết báo cáo
b) Phương pháp phân tích dữ liệu
Các bảng câu hỏi sau khi được lựa chọn để phân tích sẽ được tiến hành nhập liệu, mã hóa và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS for Windows.
Sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu cũng bằng phần mềm SPSS , thực hiện phân tích dữ liệu thông qua các công cụ như các thống kê mô tả, bảng tần số, đồ thị, kiểm tra độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy trong đó chú ý đến một số tiêu chuẩn sau:
• Kiểm tra độ tin cậy các thang đo: Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach Alpha, qua đó các biến khơng phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan biến tổng nhỏ (<0.3) và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha đạt yêu cầu (>0.6).
• Tiếp theo phân tích nhân tố sẽ được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phương pháp trích “Principal Axis Factoring” với phép quay Varimax sẽ được thực hiện và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1.
• Kiểm định các giả thuyết mơ hình cấu trúc và độ phù hợp tổng thể mơ hình qua các bước như xem xét ma trận hệ số tương quan, kiểm định các giả định hồi quy (mơ hình hồi quy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến, giả định phương sai của sai số không đổi, giả định phần dư phân phối chuẩn, giả định khơng có tương quan giữa các phần dư).
Tiếp theo thực hiện kiểm định T-test giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các thành phần của mơ hình cấu trúc đã được kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa của một vài nhóm cụ thể.