BÀI 2 SỬA CHỮA MẠCH NGUỒN ECU
1. Các cảm biến
1.1.8. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ (ECTS)
1.1.8.1Chức năng
Cảm biến nhiệt độ nước được lắp trên đường nước chính hồi về két nước để
xác định nhiệt độ nước làm mát động cơ. Trong cảm biến gồm có một nhiệt điện trở âm (khi nhiệt độ nước thấp thì giá trị điện trở cao và ngược lại).
1.1.8.2Cấu tạo cảm biến nhiệt độ nước
Hình 2- 2 Cảm biến nhiệt độnước
- Thường là trụ rỗng có ren ngoài,bên trong có gắn một điện trở có hệ số nhiệt điện trở âm (tức là khi nhiệt độ tăng thì điện trở giảm xuống và ngược lại). Cảm biến được gắn ở trên thân máy, gần họng nước làm mát.
1.1.8.3Nguyên lý làm việc
- Điện trở nhiệt là một phần tử cảm nhận sự thay đổi điện trở theo nhiệt độ, nó làm bằng vật liệu có hệ số điện trở âm. Sự thay đổi giá trị điện trở sẽ làm thay đổi giá trị điện áp gởi đến ECM.
- ECU gởi một điện áp từ bộ ổn áp qua điện trở giới hạn dòng (điện trở này có giá trị không đổi) tới cảm biến rồi về ECM và ra mass. Nối song song với cảm biến là một bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự thành số (bộ chuyển đổi A/D). Bộ chuyển đổi A/D sẽ đo điện áp rơi trên cảmbiến.
- Khi nhiệt độ động cơ thấp, giá trị điện trở của cảm biến cao và điện áp đặt giữa hai đầu của bộ chuyển đổi A/D cao. Tính hiệu điện áp cao được chuyển đổi thành một dãy xung vuông và được giải mã nhờ bộ vi xử lý sẽ thông báo cho ECM biết động cơ đang lạnh. ECM sẽ tăng lượng xăng phun cải thiện tính năng hoạt động khi động cơlạnh.
- Khi động cơ nóng, giá trị điện trở cảm biến giảm,điện áp đặt giữa hai đầu của bộ chuyển đổi A/D giảm. Tín hiệu điện áp giảm sẽ báo cho ECM biết động cơ đang nóng, ECU sẽ giảm lượng xăng phun.
1.1.8.4Vị trí lắp trên kia bongo
1.1.8.5 Sơ đồ mạch cảm biến nhiệt độnước làm mát động cơ
Hình 3.51. Mạch cảm biến nhiệt độnước làm mát động cơ 1.1.8.6Kiểm tra hư hỏng
a. Các hư hỏng
DTC P0180 Tín hiệu mạch cảm biến nhiệt độ nước làm
mát động cơ gặp trục trặc
CC-CODE 0b
Tín hiệu thấp ( hở mạch hoặc ngắn mạch với nguồn)
02 Tín hiệu cao ( ngắn mạch với mass)
Bảng 3.17. Các hư hỏng của ECTS
b. Các điều kiện phát hiện hư hỏng
CC-CODE Điều kiện phát hiện Khu vực tình nghi
0b Nhiệt độ nhiên liệu < -490C - Hở mạch hoặc ngắn
mạch FTS
- ECM 02 Nhiệt độ nhiên liệu >1390C
Bảng 3.18. Điều kiện phát hiện hư hỏng của ECTS
c. Sự thay đổi điện trở theo nhiệt độ của ECTS.
Nhiệt
độ (
0C)
Điện
trở
( kΩ) 44,4
13,4 –
16,8 5,74 2,3-2,6 1,15 0,58 0,32
Bảng 3.19. Sự thay đổi điện trở theo nhiệt độ của ECTS
d. Kiểm tra hư hỏng.
+ Bước 1: Kiểm tra lại kết nối giữa ECTS và ECM
- Kiểm tra kỹ lưỡng các đầu nối xem có lỏng lẻo, kết nối kém, uống cong, ăn mòn, bụi bẩn, xướng cấp hay hư hỏng không.
+Bước 2: Kiểm tra điện áp cấp ECTS
- Bật cơng tắc máy sang vị trí OFF, ngắt giắc kết nối tới ECTS. - Bật công tắc máy sang ON.
- Đo điện áp giữa chân 3 của đầu kết nối tới ECTS và mass thân xe.
Tiêu chuẩn điện áp 5V
Hình 3.52. Kiểm tra điện áp ECTS
+ Bước 3: Kiểm tra hở mạch các đầu dây
- Bật công tắc máy sang vị trí OFF, ngắt giắc kết nối tới ECM và ECTS. - Đo điện trở giữa chân 3 của đầu kết nối tới ECTS và chân 50(E03-2)
của đầu kết nối tới ECM.
- Đo điện trở giữa chân 1 của đầu kết nối tới ECTS và chân 51(E03-2) của đầu kết nối tới ECM.
Hình 3.53. Kểm tra hở mạch ECTS
+ Bước 4: Kiểm tra ngắn mạch với mass
- Bật cơng tắc máy sang vị trí OFF, ngắt giắc kết nối tới ECM và ECTS. - Đo điện trở giữa chân 3 đầu nối tới ECTS với mass.
- Đo diện trở giữa chân 3 và chân 1 của đầu kết nối tới ECTS.
Tiêu chuẩn không thông mạch
Hình 3.54. Kiểm tra ngắn mạch với mass của ECTS
+ Bước 5: Kiểm tra ngắn mạch với nguồn
- Bật cơng tắc máy sang vị trí OFF, tháo giắc kết nối với ECTS và ECM. - Bật công tắc sang vị trí ON.
- Đo điện áp giữa chân 3 của giắc kết nối tới ECTS và mass.
Hình 3.55. Kiểm tra ngắn mạch với nguồn của ECTS.
+ Bước 6: Kiểm tra điện trở ECTS
- Bật công tắc máy sang vị trí OFF, ngắt kết nối tới ECTS. - Đo điện trở giữa đầu 1 và 2 của ECTS.
Hình 3.56. Kiểm tra điện trở của ECTS