Tình hình phịng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu phong chong tham nhung doc (Trang 63 - 91)

2.2.1.1. Thành công, ưu điểm

Nhận thức rõ thực trạng tham nhũng và tác hại to lớn của nó, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng. Sự lãnh đạo, chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng được tiến hành tích cực và đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội. Cơng tác phịng, chống tham nhũng đã được tiến hành trên những nội dung cơ bản sau:

- Đảng sớm nhận ran guy cơ của tham nhũng và kịp thời đề ra các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống tham nhũng.

Qua các kỳ Đại hội từ khi đổi mới (1986) đến nay, Đảng ta đều chỉ ra thực trạng phức tạp của nạn tham nhũng ở nước ta, đồng thời đề ra nhiệm vụ cho toàn Đảng, toàn dân phải tập trung kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Ngày 21 tháng 8 năm 2006, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ra Nghị quyết chuyên đề (Nghị quyết Trung ương 3) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí.

Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Trung ương 3, cấp ủy đảng các ngành, các cấp, các địa phương đã để ra nghị quyết, xây dựng chương trình hành động, quy chế, quy định đối với ngành mình, cấp mình về phịng chống tham nhũng và triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc.

Tại Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục chỉ rõ: “ Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãnh phí là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước”14. Trong đó, Đại hội đã chỉ ra phương hướng về việc bổ sung, hoàn thiện thể chế, pháp luật; nâng cao đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức; công khai, minh bạch tài sản của cán bộ, công chức; tăng cường công tác giám sát, thực hiện dân chủ, tạo cơ chế để nhân dân giám sát các cơng việc có liên quan đến ngân sách, tài sản Nhà nước; nâng cao hiệu lực của các cơ quan chức năng, khuyến khích phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; cải cách cơ bản chế độ tiền lương của cán bộ, công chức; phát huy vai trị của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

- Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật tương đối đồng bộ về phòng, chống tham nhũng.

Quán triệt quan điểm của Đảng, năm 2005 Quốc hội nước ta thơng qua Luật phịng, chống tham nhũng, đây là cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động phòng, chống tham nhũng và xử lý các hành vi tham nhũng ở nước ta. Chính phủ đã xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Chiến lược đã đề ra những quan điểm, mục tiêu, giải pháp cụ thể và lộ trình của cơng tác phịng, chống tham nhũng theo từng giai đoạn.

Sau khi Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 được ban hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 ngày

28/8/2006 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Nghị quyết số 294A/2007NQ –

12 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương khóa X, Nxb CTQG,H. 2006,tr. 12.

UBTVQH12 ngày 27/9/2007 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2007/QĐ-TTg ngày 24/01/2007 về việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và quy chế hoạt động của Văn phòng Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Các cơ quan bảo vệ pháp luật như Thanh tra Chính phủ, Bộ Cơng an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thành lập những đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng.

Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương đã triển khai xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, tổ chức ban chỉ đạo vè phịng chống tham nhũng ở ngành mình, cấp mình.

Cơng tác hồn thiện thể chế được tập trung chỉ đạo, đã cơ bản hình thành khung pháp lý, tạo cơ sở cho phòng, chống tham nhũng. Ban chỉ đạo vè phòng, chống tham nhũng ở Trung ương và địa phương, cùng các đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng được hình thành đã giúp các cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu triển khai nhiệm vụ phịng, chống tham nhũng có hiệu quả. Sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong cơng tác phịng, chống tham nhũng đã được phát huy.

- Cơng tác tun truyền, giáo dục về phịng, chống tham nhũng được quan tâm; đã phát huy được vai trò của các phương tiện và cơ quan thông tin đại chúng trong phòng, chống tham nhũng.

Cơng tác giáo dục về phịng, chống tham nhũng đã được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm. Đối tượng giáo dục là toàn Đảng, toàn dân, tồn qn, đặc biệt là

đội ngũ cán bộ, cơng chức trong bộ máy nhà nước và trong cả hệ thống chính trị, các lực lượng chun trách về phịng, chống tham nhũng. Nội dung giáo dục, học tập, tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; đặc biệt là trong tuyên truyền giáo dục về Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa X) và Luật Phịng, chống tham nhũng năm 2005. Cơng tác tun truyền, giáo dục về phịng, chống tham nhũng gắn với thực hiện Cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương đạo đực Hồ Chí Minh” bước đầu đã tạo được chuyển biến trong nhận thức và hành động phòng, chống tham nhũng của các tổ chức, lực lượng và cá nhân trong xã hội. Để nâng cao hiệu quả của cơng tác tun truyền, giáo dục về phịng, chống tham nhũng, vài trò của các phương tiện, cơ quan thông tin đại chúng cũng được phát huy. Trong năm 2009, đã có hơn 40 tơ báo ở Trung ương va địa phương với 3.955 bài, tin phản ánh về cơng tác phịng, chống tham nhũng thể hiện vai trị tích cực và quan trọng của báo chí trong lĩnh vực này.

- Thực hiện đổi mới công tác quản lý, giáo dục, nâng cao trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ phục vụ phịng, chống tham nhũng.

Cơng tác cán bộ bao gồm bố trí sắp xếp, quản lý, giáo dục, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, người chủ trì trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và đơn vị kinh tế, lực lượng vũ trang… Mặt khác, cơng tác cán bộ cịn là nâng cao phẩm chất, năng lực, trách nhiệm của những người trong các cơ quan chỉ đạo, cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng. Những năm qua, chúng ta đã triển khai các chính sách, hoạt động phụ vụ phòng, chống tham nhũng như: luân chuyển cán bộ, kê khai tài sản, khen thưởng thành tích và bảo vệ người chống tham nhũng, xác định trách nhiệm của người đứng đầu… Việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra tham nhũng là một biện pháp quan trọng để tăng cường quyết tâm chính trị của cán bộ và là cơ sở để xử lý đối với người đứng đầu. Từ năm 2007 đến 2010, cả nước có 276 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó xử lý hình sự 39 trường hợp 15

- Đã phát huy vai trò của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán, Viện

kiểm sát, Tồ án trong cơng tác phát hiện, xử lý tham nhũng.

Trong năm 2009, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành 25 cuộc thanh tra, qua đó phát hiện thiếu sót, sai phạm về kinh tế 12.2.8 tỉ đồng, 11.312 m2 nhà, 64 ha đất; kiến nghị xử lý đối với 11 tập thể, 24 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 3 vụ việc. Thanh tra bộ ,ngành Trung ương đã triển khai 1.800 cuộc thanh tra,

15 Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, Thơng báo nội bộ, tháng 1/2011.

phát hiện 11.113 tỉ đồng, 6,9ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 87 tập thể, 66 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 11 vụ việc, 15 người. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai 10.023 cuộc thanh tra; phát hiện sai phạm về kinh tế 1.598 tỉ đồng, 1.306 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 1.170 tập thể, 1.994 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 61 vụ việc.

Tính đến cuối tháng 11/2009, Kiểm tốn nhà nước đã triển khai 133 cuộc kiểm tốn, qua đó kiến nghị xử lý về tài chính với số tiền hơn 6.565 tỉ đồng.

Các cơ quan tiến hành tố tụng đã cố gắng trong các hoạt động điều tra, truy tố xét xử các vụ án tham nhũng. Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong năm 2009 các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố 289 vụ/631 bị can; truy tố 321 vụ/819 bị can; xét xử sơ thẩm 308 vụ/718 bị cáo. Tiến độ điểu tra, truy tố, xét xử được tiến hành khẩn trương, việc chấp hành các quy định của pháp luật về thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục cơ bản được đảm bảo16.

Với sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng, chính quyền nhà nước các cấp, các cơ quan chuyên trách, cơ quan chức năng và sư tham gia của các tổ chức, lực luợng, đã phần nào hạn chế được nạn tham nhũng ở nước ta. Tuy nhiên, số vụ tham nhũng bị phát hiện còn là rất nhỏ so với phần ẩn chưa đựơc phát hiện hiện nay.

2.2.1.2. Hạn chế, khuyết điểm

Những hạn chế, khuyết điểm trong cơng tác phịng, chống tham nhũng có thể khái quát trên một số vấn đề sau:

- Cơng tác giáo dục, qn triệt về phịng, chống tham nhũng cho cán bộ, đảng viên, những người có chức quyền, nhất là cán bộ, cơ quan chun trách phịng, chống tham nhũng cịn hạn chế.

Cơng tác giáo dục, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành còn nhiều bất cập. Nhiều cán bộ trong các tổ chức, cơ quan chuyên trách

16 Xem: Báo Nhân dân, ngày 15.1.2010

chưa quán triệt đầy đủ tính cấp bách, quyết liệt và yêu cầu cao trong cơng tác phịng, chống tham nhũng, từ đó khâu tổ chức thực hiện thiếu thương xuyên, khẩn truơng và đồng bộ, dẫn đến chất lượng chưa cao.

- Cơng tác phịng ngừa tham nhũng, nhất là phòng ngừa từ xa hiệu quả chưa cao. Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, quản lý xã hội còn thiếu và nhiều sở hở, đơn vị cịn hạn chế và mang tính hình thức. Quy định về minh bạch về tài sản chưa có kết quả hữu hiệu.

- Công tác phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng và xử lý các hành vi tham nhũng còn mức độ, nhiều hành vi tham nhũng chưa được phát hiện xử lý.

Trên thực tế, tỉ lệ phát hiện tham nhũng rất thấp (chỉ khoảng 5%), tỉ lệ ẩn còn rất cao ( tới 95%). Đặc biệt có những tội tham nhũng như nhận quà và đưa hối lộ trên thực tế rất lớn nhưng rất ít bị phát hiện. Các cơ quan chức năng còn thiếu các biện pháp và hiệu quả để phát hiện tham nhũng. Quyết tâm chống tham nhũng chung thì cao, nhưng đi vào những trường hợp cụ thể thì có biểu hiện chần chừ, thiếu quyết tâm. Có biểu hiện đấu tranh chống tham nhũng thường là ở “ sân đối phương”, còn ở “ sân nhà” đấu tranh rất thấp. Cơ quan truy tố, xét xử còn nương nhẹ, chưa đáp ứng được đòi hỏi bức xúc của dư luận, khơng tương thích với tội phạm xảy ra; nhiều vụ án cịn để tồn đọng, khơng ít trường hợp cịn để lọt tội, oan sai.

- Công tác tổ chức, phối hợp, phát huy vai trò các tổ chức, các lực lượng trong phòng, chống tham nhũng còn thiếu chặt chẽ, hiệu quả thấp.

Chúng ta còn thiếu một cơ chế hữu hiệu để khuyến khích, bảo vệ và tạo thuận lợi cho tồn thể nhân dân và các tổ chức, lực lượng tham gia phát triển.

Và đấu tranh chống tham nhũng. Công tác phối hợp giữa các tổ chức, lực lượng trong phòng chống tham nhũng còn thiếu chặt chẽ; vai trò của các cơ quan, đồn thể xã hội như báo chí, các tổ chức thành viên của Mặt trận của Tổ quốc, các tổ chức xã hội chưa được phát huy đúng mức;

-Hiệu quả phòng, chống tham nhũng vừa qua còn thấp; tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiêu lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp.

-Với việc nỗ lực của Đảng, và chính quyền Nhà nước các cấp, các ngành và tồn thể nhân dân trong cơng tác phòng, chống tham nhũng, mặc dù hiện tượng tham nhũng đang từng bước được đẩy lùi, song hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được mong muốn của nhân dân. Tình trạng tham nhũng cịn xảy ra phức tạp, người tham nhũng có nhiều thủ đoạn tinh vi gây nhiều khó khăn cho việc phát hiện và xử lý.

2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm trong cơng tác phịng, chống tham nhũng

Những hạn chế, khuyết điểm trong cơng tác phịng, chống tham nhũng vừa qua ở nước ta có những nguyên nhân chủ yếu sau:

Nhận thức về tác hại của tham nhũng chưa đầy đủ, tinh thần trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong phòng, chống tham nhũng còn hạn chế.

Nhận thức của nhân dân nói chung, của đảng viên, cán bộ, cơng chức nói riêng về tham nhũng và nguy cơ của tham nhũng đối với đất nước, với chế độ xã

hội chủ nghĩa cịn chưa đầy đủ. Một bộ phận cán bộ, cơng chức và nhân dân dường như thừa nhận những hiện tượng tiêu cực một cách mặc nhiên, cho rằng việc lo lót để giải quyết cơng việc của mình như là một cách “trả ơn”. Cán bộ, cơng chức lại tự coi mình như là một sự “ ban ơn” cho nhân dân thì có quyền được hưởng. Với nhận thức đó, tình trạng tham nhũng loại nhỏ đã phát triển tràn lan và chưa được dư luận quan tâm lên án đúng mức.

Từ nhận thức chưa đầy đủ, một số người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trách nhiệm chưa cao trong cơng tác phịng, chống tham nhũng. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng các cấp còn hạn chế trong chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đơn đốc hoạt động phịng, chống tham nhũng.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng ở một số các ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ, thiếu sâu sát thường xuyên, xử lý chưa nghiêm đối với hành vi tham nhũng.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Văn bản quy phạm pháp luật về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện trên thực tế còn nhiều hạn chế. Nhiều cấp ủy, tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp chưa đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, chưa có kế hoạch, giải pháp phịng, chống tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình. Cơng tác ngăn ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Một số vụ tham nhũng lớn đã được phát hiện và đưa ra xét xử nghiêm minh, tạo được sự tin tưởng của nhân dân. Tuy nhiên, do nể nang, “dĩ hòa vi quý”, do bệnh thành tích hoặc bị chi phối bởi các lợi ích, các mối quan hệ nhạy cảm, nên xử lý tham nhũng ở nhiều nơi, nhiều lúc chưa kịp thời, thiếu nghiêm minh, bao che, bỏ qua cho nhau vẫn còn phổ biến; nhiều vụ án đáng lẽ phải xử lý hình sự thì được giữ lại để xứ lý nội bộ, không xử lý hoặc xử

Một phần của tài liệu phong chong tham nhung doc (Trang 63 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w