Lời Chế chỉ của Tống-Lý-Tông phong Trần-Quang-Cảnh nước An nam

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - An Nam Chí Lược pdf (Trang 26 - 27)

biết khuyên dụ chũ mình nội-phụ, suất chúng qui phục, bắt giặc hiến cống, đem mình hiệu thuận, thì sẽ được thưởng tứ tước lộc, vinh-hiển bội phần, những tội lỗi trước đây đều được ân-xá, Càn-Đức đương còn ấu trĩ, chính lệnh khơng do y mà ra, khi nào lai triều cũng sẽ được tiếp đãi trọng hậu như trước. Lời ta khơng sai, chớ có nghe lầm. Gần đây, ta nghe nhân-dân bị bóc lột cực khổ, ta đã căn dặn sứ-thần truyền đạt ân chiếu của ta, sự tàn bạo và thuế nặng đều được tẩy trừ. Mong rằng một nước chư-hầu của ta được yên-vui luôn luôn.

Lời Ân-Chế của Tống-Thần-Tông phong cho Lý-Nhật-Tông (tức Lý-Thánh-Tông) (1054-1072) Thánh-Tông) (1054-1072)

Ta cả đương mệnh lớn, đứng theo bậc trên, phụng sự giao xã và cung miếu, hưởng được phúc lộc của ba vị thần1; thi hành ân-đức ở trong phương hạ (Trung-Hoa), thân thiện với bốn cõi ngoài. Nay truyền các chức sở-quan làm sắc mạng phong nước chư hầu (nước An-nam).

Nay Suy-thành bảo-tiết, Đồng-đức thủ-chính, Thuận-hóa-dực-đái-cơng-thần Tịnh-hải-qn tiết- độ quan-sát xử-trí đẳng sứ, đồng Trung-thư-Mơn-hạ Bình-chương-sư là Lý-Nhật-Tơn sẵn lịng đức thiện, giữ dạ trung cần, định quốc ở Nam-bang, có cơng trấn-ngự, bảo vệ cho Trung-quốc, khỏi hoạ binh đao, xứng đánh ban cho lá cờ Đại-tướng và phong tước chân-vương để giữ chức vị mà lo việc cống hiến. Phước lớn vững bền ăn lộc mới, tiếng khen lừng lẫy tới thềm văn, ban thêm đất để biểu dương công lao rực rỡ.

Than ôi! người mà giúp sức, nhờ khí thiêng che chở của tiên linh, nước hưởng lâu đời, cần tính tốt giữ gìn theo phận sự. Vậy cho mệnh mới, giữ lấy nước xưa.

Lời Sắc-thư của Ninh-Tông (nhà Tống) ban cho Lý-Long-Hàn quyển lịch2 năm Khai-Hy thứ hai (1206) quyển lịch2 năm Khai-Hy thứ hai (1206)

Sắc cho An-nam quốc-vương Lý-Long-Hàn, nay phụng-lịch mới ra, để chuẩn-định ngày tháng cho dân-sự, đất Long-Biên tuy xa cách, nhưng biết giữ pháp-độ của chư-hầu. Lại có cơng lao trấn giữ phiên- thuộc. Sự ban hành nhật-lịch, là một cuộc lễ rất trang-nghiêm. Ta đã rộng suy nền thanh giáo qua nam, khanh cũng nên lấy lòng trung thành chầu về bắc, đốc sất nước duyên-hải của khanh, vâng theo đức ý của ta.

Lời Chế chỉ của Tống-Lý-Tông phong Trần-Quang-Cảnh nước An-nam nam

Nhà Châu kiến lập các nước chư-hầu, phân chia sông núi; nhà Hán phong vương cho các công- thần họ khác và con cháu của họ. Sự-tích ấy đáng được khen ngợi, vậy gia truyền rất cung thuần, đời đời kế thừa phiên-thuộc, bao quản cảnh-thổ và được hưởng ân-huệ của triều-đình. Xét họ Trần tại An- nam, anh-minh cương-nghị tính lại trung-thuần, vì nước vì nhà, trước sau đều lo yên dân và hoà chúng, cha truyền con nối, người lo đắp móng kẻ lo dựng nhà, đã hay vâng lệnh tơng đường (cha), lại kính cẩn phụng sự đại-quốc, gặp được nước trên che chở, hâm mộ nền văn-hoá qua mấy lần thông-ngôn mà tới chầu, quên bao đường xa cách mà đến cống hiến, vậy ta phải ban lộc và khen ngợi, long trọng tước vì

1 Ba vị thần là: trời đất, quỉ-thần, ông bà, tức là: thiên địa, tông miếu và xã-tắc. 2 Lý-Long-Hàn tức Lý-Cao-Tông (1176-1210). 2 Lý-Long-Hàn tức Lý-Cao-Tơng (1176-1210).

27 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Nhị

được vinh-hiển ở trên năm bậc1, thăng trật cao q bằng hàng Tam-cơng, cờ tiết mao dựng ở bản quốc, trưng bày đủ đồ binh-khí, cơng trạng đứng lên bậc nhất, mũ cao gươm dài, oai hùng rạng vẻ. Nay cho cứ làm vua như cũ và tăng thêm bỗng lộc, nên bền lòng trấn-ngự đất đai, báo đáp ân-đức của quân thân. Hay-thay! Các ngôi sao chầu về phương Bắc, dấu thiên-văn bày vẽ sáng ngời; trăm ngã sơng đều chảy về đơng, sóng kình ngạc dễ đâu ngăn trở. Nên kính vâng sự hậu đãi mà ghi nhớ đặc ân của ta. Vậy trao chức Tịnh-Hải-quân Tiết-độ quan-sát xử-trí đẳng sứ, đặc-tiến Kiểm-hiệu thái-uý, kiêm ngự-sử đại- phu Thượng-trụ-quốc An-nam quốc-vương, ăn lộc 3000 hộ2, thực-phong 1000 hộ, lại đặc tứ danh xưng Hiệu-Trung Thuận-Hố cơng-thần cùng cho áo gấm đai vàng đầy đủ, tiếp được tờ chế-chỉ nầy thì phụng nhận.

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - An Nam Chí Lược pdf (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)