26 Tội “đánh bạc” và các tội phạm khác liên quan đến hành vi đánh bạc; một số vấn đề lý luận và thực tiễn/ Tiến sỹ Nguyễn Đức Mai (Thẩm phán Tịa án qn sự Trung ương/ Tạp chí Kiểm sát - Số 20 (tháng 10/2006). sỹ Nguyễn Đức Mai (Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương/ Tạp chí Kiểm sát - Số 20 (tháng 10/2006).
Tiền hoặc hiện vật “có giá trị lớn”, “có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn” được xác định như sau
a.Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một triệu đồng đến dưới mười triệu đồng là có giá trị lớn;
b.Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng là có giá trị rất lớn.
c. Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên là có giá trị đặc biệt lớn.
Hướng dẫn này đã giúp cho việc xác định khung hình phạt đối với tội đánh bạc dễ dàng hơn, nhưng kể từ khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 thì việc áp dụng xử lý đối với tội đánh bạc còn một số vướng mắc, đặc biệt là với hành vi mua bán số đề, cụ thể như sau:
Tại điểm b tiểu Mục 9.2 của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP đã hướng dẫn: “số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa…với nhiều người là tổng số tiền, giá trị hiện vật mà họ và những người chơi khác dùng để đánh bạc”.
Theo quy định của Bộ luật hình sự và hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP nêu trên thì mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đánh bạc là 1.000.000 đồng (trừ trường hợp đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án). Đối với số đề (ở đây chỉ đề cặp số đầu và số đi) thì tỷ lệ chơi thường là 1 ăn 70, tức là khi mua 1.000 đồng nếu trúng số sẽ trúng 70.000 đồng; như vậy, nếu tính mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì chỉ cần tiền chơi đối với một số đầu hoặc mọt số đuôi trên một đài xổ số đến 14.500 đồng thì đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự (14.500đ x 70 lần) = 1.029.500đồng).
Thực tế, đối với người thầu đề, người bán số đề, người chuyển bản số đề thì khi khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, số tiền thể hiện trên phơi đề thông thường từ 1triệu đồng đến 6 triệu đồng. Khi tiền thể hiện trên phơi đề từ 1.500.000đồng trở lên thì tính theo tỷ lệ chơi 1/70 số tiền đánh bạc trên 100.000đồng. Trường hợp này rất phổ biến, thuộc trường hợp tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị đặc biệt lớn. Trong khi đó, Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP nói trên lại hướng dẫn số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị đặc biệt lớn là từ 100triệu đồng trở lên, đây là một quy định mở chỉ quy định mức thấp nhất mà không quy định mức cao nhất. Vào thời điểm ban hành thì nó vẫn thích hợp vì số tiền đánh bạc thường không đến mức đặc biệt
lớn, nhưng Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP nêu trên có hiệu lực thì đa số vụ án đánh bạc (hoặc chơi số đề) đều trên 100triệu đồng nên việc tính mức án hợp lí trong khung hình phạt áp dụng đối với bị cáo gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP có quy định: số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa,…với nhiều người là tổng số tiền, giá trị hiện vật mà họ và những người chơi khác dùng để đánh bạc. Giữa hành vi đánh bạc là số đề với các hành vi đánh bạc khác (đánh bài, cá độ,…) thì có sự khác biệt lớn. Trong đánh bài, cá độ,…thì mỗi lần (canh bạc) đều có người thắng và nó nằm gọn trong số tiền đặt ra, cịn trong số đề thì số tiền bán số đề của chủ đề là có thể là tiền thực tế trên phơi đề (nếu người mua ngày hơm đó khơng trúng số đề), ngược lại tiền thua của chủ đề có thể thấp hơn tiền phơi đề, cũng có thể cao hơn tiền thể hiện trên phơi đề, phụ thuộc vào số tiền người mua nhiều hay ít, nhân với tỷ lệ ăn thua và kết quả xổ số kiến thiết. Khi tính số tiền trong vụ đánh bạc bằng tổng số tiền của người chơi với những người chơi khác dùng để đánh bạc có 2 trường hợp sau:
Đối với người mua số đề: trong cùng một đài xổ số nếu mua nhiều số đầu và số đi thì khả năng lớn nhất chỉ trúng một số, số đầu và một số đuôi. Trường hợp mua nhiều số đầu, số đuôi trên một đài xổ số mà trúng tất cả là không xãy ra.
Đối với chủ đề cũng vậy, nhiều người mua đề, mua rất nhiều số có những số trùng với nhau. Trong ngày đối với một đài xổ số khả năng lớn nhất mà chủ đề phải chung tiền cho người mua trúng cũng là một số đầu và một số đuôi.
Như vậy, theo hai trường hợp này thì số tiền đánh bạc tính bằng số tiền người chơi và những người choi khác dùng để đánh bạc chựa hợp lí. Đối với người mua, nếu người mua số đầu, số đuôi cao nhất cho mỗi đài xổ số cộng lại nhân theo tỷ lệ ăn thua thực tế; đối với chủ đề ngồi tiền thực tế trên phơi thì mỗi đài xổ số chỉ lấy tiền số đầu, số đuôi lớn nhất cộng lại nhân với tỷ lệ ăn thua cộng lại thì sẽ hợp lí hơn. Như cách tính hiện nay, cộng tất cả tiền số đầu, số đi nhân với tỷ lệ ăn thua thì số tiền quá lớn chưa phù hợp với thực tế.
Đối với số tiền tối thiểu đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi đánh bạc, trước đây theo nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP là 1triệu đồng chỉ tính tiền thể hiện trên phơi đề, nếu lấy tiền trên phơi đề nhân tỷ lệ ăn thua theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP thì số tiền rất thấp (14.500đồng). Việc xử lí hình sự, hành vi đánh đề dựa theo tỷ lệ ăn thua là rất nặng, dễ dẫn đến xử lí tràn lan, thực tế ở một số nơi khi xử lí các trường hợp số tiền trên phơi dưới 1triệu đồng thì đã khơng xử lí hình sự mà chỉ xử lí hành chính.
Từ những dẫn chứng và phân tích trên, để góp phần đưa những quy định của pháp luật áp dụng thống nhất, dễ dàng và phù hợp tình hình thực tế; theo tác giả, phải điều chỉnh lại mức tiền, hiện vật có giá trị đặc biệt lớn đối với tội đánh bạc và hướng dẫn cách tính hợp lí theo tỷ lệ ăn thua đồi với hành vi chơi số đề cũng như quy định thống nhất, phù hợp mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chơi số đề theo tiền thể hiện trên phơi đề hay tiền nhân theo tỷ lệ ăn thua.27
Sau đây phân tích một ví dụ: Nguyễn Văn A là thầu đề, trong tháng 05/2007, A đã ghi đề cho hai người là Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn C, hình thức chơi là số đầu, số đuôi theo kết quả xổ số kiến thiết, tỷ lệ là 1/70 (01 ăn 70). Số tiền mà A ghi đề cho B và C thể hiện trên phơi đề như sau:
Phơi đề của B: Ghi số đầu, số đuôi cho các số: 00;01, mỗi số 5.000 đồng. Tổng cộng 20.000 đồng.
Phơi đề của C: Ghi số đầu, số đuôi cho các số: 01;02, mỗi số 5.000 đồng. Tổng cộng 20.000 đồng.
Phơi đề của D: Ghi số đầu, số đuôi cho các số: 03;04, mỗi số 5.000 đồng. Tổng cộng 20.000 đồng.
Căn cứ vào các phơi đề như trên và theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ_HĐTP ngày 12/05/2006 thì có hai quan điểm trái ngược nhau về cách tính số tiền dùng để đánh bạc trong trường hợp này, cụ thể:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, số tiền đánh bạc của B,C, D chơi với A mỗi người là 1.422.000 đồng [20.000 + (20.000 x 70 lần)]; số tiền dùng để đánh bạc của A với B, C và D là 4.260.000 đồng (1.420.000 đồng x 3). Như vậy, cả A, B, C và D đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc theo Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999.
Quan điểm thứ hai cho rằng, phải xác định rõ thực tế số tiền của cả ba người đánh bạc dựa vào “xác xuất thắng tuyệt đối” đối với người chơi đề mới phù hợp với thực tiễn và làm cho người thầu đề, người chơi đề tâm phục, khẩu phục theo đúng tinh thần của Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 và Nghị quyết số 02/2003/NQ_HĐTP ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về số tiền “đã được” và “sẽ được” dùng để đánh bạc. Quan điểm này đã lập luận rằng số tiền dùng để đánh bạc được tính là tổng cộng số tiền “đã được” và “sẽ được” dùng để đánh bạc làm định hướng để truy cứu trách nhiệm hình sự (khái niệm sẽ được chỉ mang tính tương đối).
27 Một số vướng mắc trong việc áp dùng Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 để xử lí tội đánh bạc/ Nguyễn Hồng Phấn-VKSND huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long/ Tạp Chí Kiểm Sát - Số 22 (11/2007)/ Trang 35-36 Hồng Phấn-VKSND huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long/ Tạp Chí Kiểm Sát - Số 22 (11/2007)/ Trang 35-36
Xác định số tiền “đã được” đánh bạc, trong trường hợp nêu trên thì xác định số tiền này như sau: Đối với B là 20.000 đồng, với C là 20.000 đồng, với D là 20.000 đồng và đối vơi A là 60.000 đồng ( cộng của B, C và D).
Đối với số tiền “sẽ được” đánh bạc thì phải áp dụng “xác suất tuyệt đối” đối với người chơi số đề tức là khả năng người chơi số đề đều thắng số đầu và thắng số đi, và đây chính là khả năng cao nhất có thể xảy ra. Gỉa sử kết quả số đầu, số đuôi cùng là số “01” thì số tiền mà A phải trả cho B là 700.000 đồng [(5.000 đồng số đầu x 70 lần) + (5.000 đồng số đi x 70 lần)]. Vậy thì, khi ghi số đề cho B, A phải chuẩn bị sẵn số tiền là 700.000 đồng (chính xác là 680.000 đồng vì 20.000 đồng đã nhận của B) để trả cho B nếu trường hợp B thắng. Số tiền 700.000 đồng này chính là số tiền “sẽ được” dùng để đánh bạc giữa A và B và không thể lớn hơn được nữa.
Cũng tương tự như vậy, số tiền “sẽ được” dùng để đánh bạc giữa A và C là 700.000 đồng, giữa A và D cũng là 700.000 đồng. Nếu tính từng người chơi đề thì cộng số tiền “đã được” dùng để đánh bạc là 20.000 đồng và số tiền “sẽ được” đánh bạc là 700.000 đồng thì mới bằng 720.000 đồng nên cả ba người B, C, D không phạm tội “đánh bạc” như quan điểm thứ nhất.
Đối với A xác định số tiền “sẽ được” dùng để đánh bạc giữa A với B, C và D khơng phải là 4.260.000 đồng, vì cả ba người chơi số đề mua các con số từ số “00” đến số “04” bao gồm 12 con số khác nhau, trong đó con số “01” xuất hiện 4 lần. Nếu khả năng con số “01” xuất hiện cho cả số đầu, số đi thì số tiền A phải trả là 1.400.000 đồng (5.000 x 4 x 70). Đây là số tiền cao nhất mà A chuẩn bị dùng để đánh bạc với cả 3 người. Nếu cộng số tiền “đã được” dùng để đánh bạc là 60.000 đồng và số tiền “sẽ được” dùng để đánh bạc là 1.400.000 đồng thì mới bằng 1.460.000 đồng. Trường hợp này, A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “đánh bạc” nhưng số tiền đánh bạc là 1.460.000 đồng chứ không phải là 4.260.000 đồng theo cách tính ở quan điểm thứ nhất.
Rõ ràng, cách tính số tiền dùng để đánh bạc ở hai quan điểm hoàn toàn mâu thuẩn nhau. Số tiền chênh lệch giữa hai cách tính là rất lớn (4.260.000 – 1.460.000 = 2.800.000 đồng). Số tiền chênh lệch này thực chất là giá trị “ảo”, vì thế Nghị quyết số 01/2006/NQ_HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao chỉ chính xác khi người mua số đề chỉ mua một con số mà thơi.
Cách tính số tiền dùng để đánh bạc ở quan điểm thứ hai xem ra phù hợp hơn khi xem xét tồn diện tính chất, mức độ hành vi chơi số đề ở mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Cách tính này đã tính được đích thực số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc và thể hiện tính có thật là một thộc tính quan trọng nhất của chhứng cứ.
Không thể cứ lấy tổng số tiền đánh bạc rồi nhân với 70 lần để ra số tiền đánh bạc, tính như vậy là không thực tế. 28
Theo quan điểm cá nhân người làm đề tài đồng tình với quan điểm thứ hai, bởi vì với những người đánh bạc lớn hoặc nhiều lần thì khởi tố là đúng, nhưng chẳng lẽ với một người chỉ một lần bỏ vài ngàn đồng để chơi đề cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì khơng thỏa đáng.Và một vị lãnh đạo trong nghành Công an đã từng phát biểu tại một hội nghị là : “…,chẳng lẽ với cậu sinh viên, bà nội trợ, anh xe ôm một lần bỏ vài ngàn đồng chơi đề cũng bị “tóm” thì Cơng an làm sao đủ sức!”.
3.3 Nguyên nhân của những bất cập nêu trên
Tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn cờ bạc nói riêng tồn tại và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đối tượng tham gia đánh bạc rất đa dạng và phức tạp, chúng hoạt động thường xuyên, thay đổi biến động theo địa bàn và thời gian không theo một quy luật nhất định. Động cơ, mục đích nhằm vụ lợi bất chính. Lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, thành phần xuất thân của những đối tượng rất khác nhau. Đã phát hiện nhiều cán bộ kể cả cán bộ trung cao cấp trong nhà nước cũng tham gia đánh bạc nhất là cá độ bóng đá và đánh đề. Về hậu quả và mức độ nghiêm trọng mọi người đều nhận biết. Song sỡ dĩ tệ nạn cờ bạc không những chưa được chặn đứng mà ngày càng phát triển là do những nguyên nhân cơ bản sau đây:
3.3.1 Về phương diện kinh tế - xã hội
Trong điều kiện bước sang nền kinh tế thị trường, đời sống nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn , số người khơng có việc làm ngày càng tăng, người giàu, người nghèo thể hiện rõ nét. Chính sách xã hội chưa chuyển đổi kịp với tình hình như: giải quyết tiền lương, giải quyết việc làm nhất là số thanh niên đến tuổi lao động còn nhiều vướng mắc chưa tháo gỡ được. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường các khu công nghiệp mọc lên ở khắp nơi đòi hỏi một số lượng lao động lớn, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động dư thừa trong xã hội. Và lao động nơng thơn chính là một nguồn bổ sung lớn cho số lao động đang thiếu trong các khu công nghiệp. Song họ vốn quen với lối sống và cách làm việc ở nơng thơn lại khơng có tay nghề nên ra thành thị rất khó kiếm việc làm hoặc nếu có chủ yếu là lao động tay chân, thu nhập thấp, cơng việc khơng ổn định. Vì vậy, họ sẵn sàng tham gia vòa các trò đỏ đen, cầu kiếm một cơ may để có tiền sinh sống.