28 Một số vướng mắc trong việc áp dùng Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 để xử lí tội đánh bạc/ Lê Hồng Thu – VKSND huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ/ Tạp Chí Kiểm Sát Số 22 (11/2007)/ Trang 36
3.3.2 Về phương diện quản lý nhà nước
Sự phối hợp giữa các nghành, các cấp, các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền lên án chưa tạo được dư luận toàn xã hội lên án mạnh mẽ đối với tệ nạn cờ bạc, nhất là tệ nạn mua số đề. Việc xử lý các hành vi cờ bạc theo pháp luật chưa nghiêm khắc, chưa đấu tranh kiên quyết và triệt để các đối tượng chủ mưu. việc quản lý xã hội
trong điều kiện kinh tế thị trường cịn bộc lộ nhiều lúng túng, cơng tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu còn nhiều sơ hở yếu kém. Kỷ cương xã hội bị buông lỏng kéo dài.
Việc tổ chức đấu tranh đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ tệ nạn cờ bạc chưa được coi trọng, chưa kết hợp đồng bộ nhịp nhàng và sự ủng hộ tích cực của các ngành, các cấp. Trong đó có phần trách nhiệm tham mưu chưa tốt, chưa đều, chưa mạnh của cơ quan cơng an cho cấp ủy Đảng, chính quyền nhất là lực lượng cơng an ở cấp cơ sở quận, huyện, phường,xã. Từ đó, dẫn đến tỷ lệ điều tra, khám phá các ổ tệ nạn cờ bạc cịn thấp. Trong cơng tác xử lý bằng pháp luật đối với các chủ chứa, con bạc chuyên nghiệp chưa được nghiêm minh, tỷ lệ xử lý chỉ đạt 27% trong tổng số các vụ bắt giữ.
Về mặt pháp luật, các quy định về đấu tranh và phịng chống tệ nạn này về cơ bản thì đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn những khuyết điểm như: Khi quy định về mức xử phạt không quy định rõ mức độ và phạm vi điều chỉnh (trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính) đối với tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn cờ bạc, bởi vậy khi đưa vào thực tiễn khó áp dụng, tạo nên sự khơng đồng bộ giữa các cấp.
Hệ thống chính sách xã hội chậm được hồn thiện, đặc biệt là hướng xã hội vào việc phòng chống các tệ nạn xã hội, cụ thể như cờ bạc và chưa có một chiến lược quốc gia nào về phịng chống tệ nạn xã hội. Sự bng lỏng và sơ hở trong quản lý xã hội cũng là tiền đề cho tệ nạn phát sinh, phát triển.
Nguyên nhân sâu xa :Là do các nhà lập pháp chưa lường trước được sự phát
triển nhanh chóng của xã hội kéo theo hàng loạt các vấn đề nảy sinh trong quan hệ xã hội nói chung và pháp luật hình sự nói riêng; sự rời rạc của các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật hình sự nói riêng chưa thống nhất, chưa hồn chỉnh; trình độ điều tra của các cơ quan tiến hành tố tụng chưa cao, cơ sở hạ tầng, công cụ phục vụ cho công tác điều tra chưa hiện đại, chưa đáp ứng được yêu cầu..
Nguyên nhân cụ thể: Do tập quán dân tộc luôn được đề cao trong tư tưởng các
nhà làm luật dẫn đến lạc hậu trước tình hình phát triển nhanh chóng của xã hội và thực tiễn áp dụng; đời sống về vật chất và tinh thần của người dân ngày càng đựơc nâng cao, dẫn đến thể chất của người dân ngày càng được hồn thiện, kéo theo luật định lỗi thời, khơng phù hợp với yêu cầu hiện tại; các quan hệ xã hội nảy sinh ngày càng phức tạp, khó lường và trở nên nguy hiểm cho xã hội do ảnh hưởng từ các nguồn văn hố phẩm đồi trụy.
Do trình độ nhận thức về các quy định của Pháp luật hình sự , pháp luật Tố tụng hình sự của các cán bộ tư pháp nói chung, các cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng cịn hạn chế. Việc vận dụng pháp luật trong một vụ án hình sự cụ thể cịn lúng túng, đánh giá tính chất và mức độ của hành vi nguy hiểm cho xã hội không đúng. Tất nhiên ở đây đại đa số cán bộ, chiến sĩ của chúng ta đều có “tâm” trong cơng việc và vì cơng việc, có chun mơn, nghiệp vụ nhưng vẫn chưa đủ “tầm” nhận thức để áp dụng và quyết định chính xác. Ngồi ra, ở một số địa phương, biên chế dành cho các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu (nhất là cơ quan Viện Kiểm sát), cho nên hoạt động kiểm sát điều tra chưa thường xuyên, liên tục, các vi phạm chậm bị phát hiện và kịp thời xử lý. có một số trường hợp do nguyên nhân chủ quan nữa là sự cố ý làm trái, nhận thức vận dụng khơng chính xác các quy định của pháp luật xuất phát từ động cơ vụ lợi hay động cơ cá nhân khác, dẫn đến bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, và cũng gây ảnh hưởng lớn đến cơng tác đấu tranh phịng và chống tội phạm.
Bên cạnh những nguyên nhân cơ bản trên, thì những tồn tại trong công tác giáo dục cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tội phạm đánh bạc ở nước ta.Do nhận thức giáo dục của chúng ta cịn hạn chế, cơng tác giáo dục đạo đức và pháp luật trong thời gian qua còn chưa hiệu quả. Sự yếu kém trong công tác giáo dục đã dẫn đến tình trạng đạo đức bị xói mịn, xuống cấp. Tình trạng đó dẫn đến những tiêu cực trong cuộc sống, làm cho tệ nạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh, trong đó có tệ nạn đánh bạc. Vì thế cần phải xây dựng một hệ thống chuẩn mực về giá trị xã hội, làm môi trường xã hội trở nên lành mạnh hơn.