Phân tích các yếu tố cạnh tranh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giám định vinacontrol (Trang 101 - 108)

- Ba là, tính hiệu quả của sản xuất lớn Đây là ưu thế về chi phí của các

5. Phịng hành chính kế tố n:

2.3.2. Phân tích các yếu tố cạnh tranh

2.3.2.1. Cạnh tranh về chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ bị chi phối bởi các yếu tố sau: cơ sở hạ tầng, năng lực quản

lý và sự phát triển các sản phẩm dịch vụ.

- Về cơ sở hạ tầng: Với các trang thiết bị như các phịng thí nghiệm chất lượng cao, các phương tiện giám định thuận lợi cũng như cơ sở vật chất

tốt sẽ là nguồn củng cố lớn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty giám định trong giai đoạn nền kinh tế mở cửa. Với hệ thống cơ sở

được trạng thiết bị các máy thiết bị chuyên dụng để có thể kiểm tra được

các loại hình giám định cơng nghệ cao như của Trung tâm đo lường chất lượng 1 (Quatest 1) thì gần như các khách hàng hoặc các mặt hàng đặc

biệt được nhập khẩu vào Việt nam đều phải qua sự kiểm tra của đơn vị

này. Hoặc được sự hậu thuẫn của Chính phủ đối với một số loại mặt hàng chuyên dụng thì việc giám định đo lường chỉ tiêu kỹ thuật của các loại

hàng hoá hầu như Quatest 1 là đơn vị đứng đầu về thị phần trong những

loại mặt hàng này. Bên cạnh đó như FCC được đặc biệt hơn các công ty

kiểmđịnh của nhà nước khác là bởi các mặt hàng nông sản thực phẩm như

khử trùng, hun trùng hay là kiểm tra vệ sinh an tồn thực phẩm. Ngồi các cơng ty của các bộ ban ngành chủ quảnđược đầu tư về cơ sở vật chất khá thuận lợi về các mặt hàng chuyên dụng thì các cơng ty nước ngồi có mặt tại Việt nam cũng có hệ thống cơ sở vật chất cực hiện đại như SGS. SGS trang bị cho các giám định viên của mình những máy thiết bị cầm tay hiện đại mà họ có thể mang sang từ nước họ phục vụ cho công tác giám định

tại Việt nam. Việc cơ sơ vật chất hay trang thiết bị hiện đại cho cơng tác giám định đóng góp vào hiệu quả công việc, thúc đẩy nhanh về mặt thời

gian cũng như giảm chi phí được đánh giá là một trong những tiêu trí cao

đóng góp vào việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp giám định. Đối với

Vinacontrol là một trong những doanh nghiệp hàng đầu đầu tiên ở Việt

nam thì chất lượng dịch vụ cũng như cơ sở vật chất là tương đối hoàn

thiện và đầy đủ. Đây cũng là một điểm mạnh của Vinacontrol.

- Về năng lực quản lý: Năng lực quản lý cũng là một nhân tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ. Nếu năng lực quản lý tốt thì hướng đi của một doanh nghiệp sẽ phát triển toàn diện và se chiếm lĩnh được nhiều thị phần trong

lĩnh vực kinh doanh của mình. Đối với các doanh nghiệp nước ngồi sẵn

có những hệ thống quản lý lớn của các tập đoàn mạnh họ thực hiện các

công tác quản lý về giám định tương đối hoàn hảo. Với đội ngũ Lãnh đạo

Việt nam một cách kỹ lưỡng cộng với các cán bộ được đào tạo cơ bản về chuyên môn và nghiệp vụ, tác phong nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp

thì đây là một trong những điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp nước

ngồi. Cịn đối với một số doanh nghiệp trong nước do cũng bị hạn chế

nhiều về cơ sở vật chất hoặc tầm nhìn chiến lược khơng tốt thì định hướng phát triển sẽ bị hạn chế theo. Với Vinacontrol do có thâm niên trong lĩnh

vực giám định và nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước nên sẵn có một nền tảng vững chắc trong công tác quản lý. Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế mở cửa và hội nhập thì cơng tác quản lý của Vinacontrol vẫn còn mang dáng dấp của một doanh nghiệp nhà nước trước đây nên

vẫn còn chưa thơng thống và nhanh gọn. Công ty đặc biệt chú trọng vào công tác đào tạo nhân lực về kỹ thuật nghiệp vụ, tác phong và đạo đức

nghề nghiệp để ni dưỡng những con người có năng lực đóng góp vào

thành cơng của công ty.

Đối với một Công ty dịch vụ như Vinacontrol, nhân lực là tài sản quý giá nhất của Cơng ty. Liên tục đào tạo và nâng cao trình độ của người lao động, nhất là đội ngũ giám định viên, là một trong những chiến lược quan trọng nhất của cơng ty. Mức chi phí hàng năm cho việc đào tạo là 2% - 5% tổng doanh thu. Kết quả đào tạo năm 2005, 2006 và kế hoạch đào tạo như sau:

- 2005: 41 lớp, 416 học viên

- 2006: 60 lớp, 664 lượt học viên

- 2007: 47 lớp, 734 lượt học viên (số liệu 6 tháng đầu năm

Ngoài ra, từ 1.1.2006 Cơng ty bắt đầu áp dụng chính sách ưu đãi để giữ

chân người lao động bằng cách trả lương theo năng lực nhằm khuyến khích lớp

nhân viên trẻ.

Bảng 2.20: Thu nhập bình qn của Cơng ty tính đến 31/08/2006

Thu nhập bình quân 3.500.000 đồng/tháng Mức lương cao nhất 10.000.000 đồng/tháng Mức lương thấp nhất 700.000 đồng/tháng

Môi trường, điều kiện làm việc của người lao động trong Công ty và các đơn vị đều đảm bảo tốt. Người lao động được trang bị bảo hộ lao động theo quy định. Cơng ty có chính sách lương thưởng khơng phụ thuộc vào thâm niên công

tác mà chủ yếu là năng lực nhằm thu hút giữ chân lớp cán bộ trẻ tuổi. Hàng năm Công ty tổ chức cho CBCNV tham gia các phong trào, các hội thi do Cơng ty tổ chức, nghỉ mát, tham quan, đóng góp các quỹ từ thiện. Phong trào trên đã góp phần khích lệ và động viên CBCNV.

2.3.2.2. Cạnh tranh về mạng lưới kênh phân phối

Cơng ty bước đầu đã có những đánh giá sơ lược về vị thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành giám định

Vinacontrol là tổ chức giám định đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam, cả về

doanh thu, loại hình dịch vụ, số lượng giám định viên, mạng lưới chi nhánh và hệ thống phòng thử nghiệm. Hiện tại, Vinacontrol vẫn duy trì được vị trí này bất chấp sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong nước và ngoài nước.

Các tổ chức giám định quốc tế đã thành lập chi nhánh hoặc liên doanh tại Việt Nam gồm có SGS, BUREAU VERITAS, APAVE, NKKK,

OMIC,…Những tổ chức này có tiềm lực kinh tế mạnh, hệ thống Marketing toàn cầu, năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, quản lý tốt hơn Vinacontrol. Tuy nhiên, các

công ty thường khơng có phịng thử nghiệm tại Việt Nam, mà thường phải thuê

thiết bị hoặc phải gửi mẫu ra nước ngồi. Do đó giá dịch vụ thường khơng cạnh tranh bằng Vinacontrol. Các công ty chủ yếu cạnh tranh trong các dịch vụ: giám định trước khi xếp hàng, giám định dầu thơ, giám định máy móc thiết bị, cơng trình đầu tư, giám sát xây dựng, hàng tiêu dùng, đánh giá nhà máy, giám định hàng tổn thất.

Trong nước, đối thủ cạnh tranh của Vinacontrol là các tổ chức giám định chuyên ngành của các bộ, ngành, tổng cơng ty, ví dụ Vinacafe, FCC (gạo và

nông sản), VFC, QUACONTROL. Các tổ chức này có phịng thử nghiệm chuyên giám định mặt hàng kinh doanh của cơng ty sở hữu. Do đó họ có khả năng cạnh tranh lớn trong chuyên ngành của họ.

Ngồi ra có rất nhiều cơng ty giám định tư nhân với quy mơ nhỏ. Do chi phí đầu tư phịng thử nghiệm rất lớn, đa phần các công ty giám định tư nhân phải thuê thử nghiệm tại các phòng thử nghiệm của Vinacontrol, của các bộ, ngành, hoặc gửi mẫu ra nước ngồi. Tuy vậy các cơng ty này cũng đang cạnh tranh

quyết liệt với Vinacontrol trong các loại hình giám định truyền thống, chủ yếu bằng các biện pháp như giảm giá phí, tăng tỷ lệ hoa hồng.

Hiện nay cũng có nhiều cơng ty đang cố gắng mở rộng địa bàn kinh doanh của họ trên khắp địa bàn cả nước. Nhưng cũng do thị phần của họ còn đang hạn

chế và điều kiện kinh tế chưa thể đáp ứng ngay được nên họ chỉ có thể mở rộng

dần về các chi nhánh tại các thành phố chính lớn. Đây cũng sẽ chính là một trong những yếu tố gây khó khăn trong tương lai đối với Vinacontrol.

2.3.2.3. Cạnh tranh về giá cả

Giá dịch vụ: Vinacontrol là công ty giám định Việt Nam đầu tiên vì vậy

bảng phí giám định của Vinacontrol được các tổ chức giám định trong nước lấy

làm cơ sở để thiết lập cho mình, phí giám định của Vinacontrol hiện nay rất cạnh tranh và Công ty đang cố gắng mọi biện pháp để giảm chi phí và từ đó có chiến lược giảm giá phí chung cho tồn cơng ty.

Đối với các tổ chức giám định trong nước thì hiện nay bảng phí giám định

của Vinacontrol là tương đối hợp lý. Nhưng không thể tránh khỏi việc cạnh tranh của một số cơng ty tư nhân có yếu tố kinh doanh theo kiểu thời vụ nên họ hạ giá thành đến mức có thể gọi như là phá giá, thấp hơn cả mức giá tối thiểu của

Vinacontrol rất nhiều lần. Điều này cũng gây khó khăn cho cơng ty ở một số

chủng loại mặt hàng cần yếu tố về hoa hồng môi giới như vậy. Tuy nhiên cũng có những chính sách mở rộng để có thể cạnh tranh một số mặt hàng mà nằm

trong tầm chiến lược công ty đã xác định cho tương lai. Bên cạnh đó cũng có

một số cơng ty thuộc các bộ ngành nhà nước cũng thúc đẩy việc cạnh tranh bằng cách hạ giá phí giám định ở những mặt hàng họ được quyền chỉđịnh từ phía Nhà nước. Việc chênh lệch về giá giữa các đơn vị cùng kinh doanh một loại hình dịch

vụ sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thị phần của các công ty giám định nhưng bên cạnh

đó chất lượng phục vụ sẽ là cán cân chuẩn mực đánh giá việc khách hàng sẽ đến

với nhà cung cấp nào. Chính lý do đó mà một số doanh nghiệp nước ngồi lớn

như SGS có mức phí giám định tương đối cao, có khi gấp 3 đến 4 lần mức phí giám định các cơng ty trong nước nhưng khách hàng vẫn tin tưởng và chấp nhận

đến với họ, chính là chất lượng và phương pháp phục vụ mà chúng ta cần phải

2.3.2.4. Cạnh tranh về các hoạt động quảng cáo

Với một thị trường sôi động hội nhập với nền kinh tế mở cửa thì các phương tiện thơng tin đại chúng đóng góp rất nhiều vào lĩnh vực quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp.

Quảng cáo có thể được hiển thị bằng nhiều hình thức như truyền hình,

panơ quảng bá, xúc tiến các chương trình hội thảo doanh nghiệp, PR hay bằng

các hình thức tài trợ. Song đối với doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ

giám định thì hình thức quảng cáo hiệu quả nhất chính là từ khách hàng. Nhận

thấy kết quả kinh doanh như của SGS trên toàn thế giới là rất cao mà tên tuổi cũng gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp. Phí giám định của họ có thể nói là cao so với mặt bằng thu nhập tại Việt nam nhưng lượng khách hàng đến

với họ vẫn nườm nượp thì phai nói rằng chất lượng của họ đã quyết định sự

thành cơng đó. Chính chất lượng phục vụ đã tự quảng bá cho chính doanh nghiệp và là loại hình quảng cáo ít chi phí mà hiệu quả nhất.

Đối với Vinacontrol hiện nay cũng đang đẩy mạnh việc quảng bá thương

hiệu bằng chính hìn thức này cùng với việc liên doanh liên kết làm ăn với những

công ty lớn mạnh trong nhiều lĩnh vực mà có thể qua đó vừa mở rộng loại hình kinh doanh và mở rộng tên tuổi của mình trên nhiều lĩnh vực.

Việc tiến tới hội thảo ngành cũng làm cho việc quảng cáo của doanh nghiệp xúc tiến tốt. hiện nay cũng có một số cơng ty đang áp dụng biện pháp này cho hình thức thúc đẩy thương hiệu của mình. Hội thảo tương đối quan trọng vì trong các cuộc hội thảo ngành nghề minh vừa giới thiệu về cơng ty mình và cũng có thể tim hiểu về những dư luận hay những phản hồi từ khách hàng một cách nhanh nhất. Qua đó vừa có thể khắc phục vừa có thể chứng minh cho khách hàng những lợi thế mà doanh nghiệp nắm giữ.

Tất nhiên chi phí cho những cơng việc xúc tiến quảng bá thương hiệu là một con số tương đối phải quan tâm đối với mỗi doanh nghiệp. Chất lượng hiệu

quả của việc quảng cáo xúc tiến có đạt được mụcđích hay khơng cịn phụ thuộc

vào chiến lược kinh doanh của chính cơng ty đó

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giám định vinacontrol (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)