Trong tác phẩm truyện như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết luôn luôn có ai đó đứng ra kể lại câu chuyện Người ta gọi đó là hình tượng

Một phần của tài liệu nhà văn và phong cách (Trang 58 - 61)

3. PHONG CÁCH CỦA MỘT SỐ NHAØ VĂN

3.3.2. Trong tác phẩm truyện như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết luôn luôn có ai đó đứng ra kể lại câu chuyện Người ta gọi đó là hình tượng

luôn luôn có ai đó đứng ra kể lại câu chuyện. Người ta gọi đó là hình tượng người kể chuyện.

Hình tượng người kể chuyện bộc lộ chủ yếu qua ngôn ngữ kể chuyện. Ngôn ngữ kể chuyện do vậy không chỉ tái hiện lại câu chuyện mà còn bộc lộ đặc điểm nghệ thuật của nhà văn.

Là một nhà văn hiện thực xuất sắc, ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao có những nét đặc sắc riêng. Chỉ phân tích nghệ thuật kể chuyện của ông trong đoạn mở đầu truyện ngắn Chí Phèo cũng đủ cho thấy tài năng của ông. Đoạn mở đầu truyện ngắn Chí Phèo chỉ độ trên dưới mươi dòng mà ông đã nói được những điều cần nói nhất trong tác phẩm với một giọng văn thật lôi cuốn.

“Hắn vừa đi vừa chửị Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửị Bắt đầu chửi trờị Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đờị Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả, nhưng chẳng là aị Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đạị Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng tự nhủ: “chắc nó trừ mình ra”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật ! Ờ ! Thế này thì tức thật ! Tức chết đi được mất ! Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điềụ Mẹ kiếp ! Thế có phí rượu không ? Thế thì có khổ hắn không ? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ?A ha ? Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo ! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèọ Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có trời mà biết, hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết”

Cả đoạn văn là lời kể về một kẻ say đang chửị Kẻ say ấy là Chí Phèo đang vừa đi vừa chửi trên đường làng Vũ Đạị Một mình hắn chửi, không ai đáp lại, không ai lên tiếng. Lời kể của ông đã làm cho người đọc thấy cái yên ắng của làng Vũ Đạị Trong buổi chiều quê ấy, chỉ có âm vang tiếng chửi của Chí Phèọ Một mình hắn đối diện tất cả trời đất, với tất cả cuộc đờị Hắn càng chửi như càng trơ trọị Tiếng chửi của hắn như rơi vào mênh mông. Nam Cao đã để cho người đọc cảm nhận được tất cả sự cô đơn, trơ trọi của Chí Phèo giữa cuộc đời ngay từ trong tiếng chửị

Lời kể của ông tái hiện thật tài tình nội dung tiếng chửi của Chí Phèọ Đó là tiếng chửi của kẻ nửa tỉnh, nửa saỵ Hình như hắn say vì hắn chửi những gì to tát quá, mơ hồ quá và vu vơ quá: chửi trời, chửi đời, chửi cả làng, chửi cha

những ai không chửi nhau với hắn v.v... Nhưng đồng thời dường như tiếng chửi

ấy lại rất tỉnh, vì chửi có lớp lang, có bài bản hẳn hoị Đầu tiên là chửi trời, chửi đời rồi thu hẹp dần lại “chửi cả làng Vũ Đại”. Nhưng vẫn không ai lên

tiếng. Thế là hắn thu hẹp phạm vi hơn nữa : “chửi cha đứa nào không chửi nhau

với hắn”. Nhưng cũng không ai ra điềụ Cuối cùng tiếng chửi ấy nhắm vào

đứa chết mẹ nào đã đẻ ra cái thằng Chí Phèo”. Ai đẻ ra Chí Phèỏ Nam Cao

viết rằng có trời mà biết. Hắn không biết. Cả làng Vũ Đại không ai biết. Hình như không phải như vậỵ Trong ẩn ý sâu xa của mình, Nam Cao muốn nói rằng Chí Phèo không phải là đứa con của một bà mẹ khốn khổ nào đó, mà hắn là đứa con của xã hộị Cái xã hội “lò gạch cũ” làng Vũ Đại đã đẻ ra hắn. Bây giờ chúng ta hiểu Chí Phèo chửi aị Tiếng chửi Chí Phèo to tát mà không vu vơ nữạ Hắn đang chửi cái xã hội đã đẻ ra hắn, cái xã hội đã biến hắn thành quỉ dữ.

Giọng văn của Nam Cao ở đoạn này thật sinh động, đa dạng và linh hoạt. Bắt đầu là giọng trần thuật (Hắn vừa đi vừa chửi), tiếp ngay đấy là giọng bình luận (bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi)… Bắt đầu là một giọng khách quan, đứng bên ngoài mà kể, tiếp đến giọng văn lại nhập vào vai nhân vật mà kể, mà bộc lộ (Ờ thế này thì tức thật, tức chết đi được mất), rồi lại trở lại giọng khách quan ban đầu (Nhưng cũng không ai ra điều) v.v...Có thể nói, với giọng kể sinh động và đầy biến hóa như vậy, Nam Cao đã tái tạo một cách thật sinh động tài tình nội dung của câu chuyện. Người đọc nhận ra ý tứ sâu xa mà ông gửi gắm trong tiếng chửi của Chí Phèo cũng như nhận ra tấm lòng của ông qua tiếng chửi kiạ Đó là tấm lòng của một nhà văn đã “nhập vai” vào nỗi đau của nhân vật mình để cất lên tiếng chửi cái xã hội bạc ác xô đẩy người lương thiện vào bước đường cùng.

Qua phân tích, chúng ta thấy chỉ một đoạn văn ngắn mà Nam Cao đã bộc lộ nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của mình. Chỉ với đoạn mở đầu này mà ông đã dựng được một chân dung Chí Phèo không thể quên, một Chí Phèo đang chửi cả trời đất, chửi cả cuộc đời, một Chí Phèo đang muốn đưa bi kịch của đời mình ra gây sự với mọi ngườị

Giọng kể của Nam Cao dường như là dửng dưng, khinh bạc, nhưng qua từng câu, từng chữ, người đọc vẫn nhận ra nỗi xót thương của ông cho những kiếp Chí Phèọ Giữa cuộc đời đen bạc thời ấy, vẫn có những người như ông lắng nghe được nỗi lòng của cả những con quỉ thì thật đáng quí. Có lẽ vì thế mà dù câu chữ ông viết ra là tiếng chửi, mà người đọc vẫn nhận thấy ở đây một tấm lòng nhân hậụ

Từ đây có thể nói rằng nhiều truyện ngắn của Nam Cao không chỉ là truyện ngắn mà còn là những tuyên ngôn nghệ thuật. Tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà văn đã xem văn chương là cuộc đời, xem nghề văn là nghề cao

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

1. Phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu, nhà thơ Xuân Diệu,

nhà văn Nam Cao có gì đặc sắc?

2. Hãy chọn và phân tích phong cách nghệ thuật của một nhà văn

Một phần của tài liệu nhà văn và phong cách (Trang 58 - 61)