Cao con người cá nhân.

Một phần của tài liệu nhà văn và phong cách (Trang 47 - 48)

3. PHONG CÁCH CỦA MỘT SỐ NHAØ VĂN

3.2.6. cao con người cá nhân.

- Là thi sĩ của thời đại, Xuân Diệu không thể không nhìn thế giới bằng cái nhìn của thời đại mình. Đó là cái nhìn nghiêng về đề cao con người cá nhân.

Đến Thơ mới nhất là ở Xuân Diệu ý thức về con người cá nhân phát triển hơn bao giờ hết. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ. Nếu ngày xưa con người lẫn vào hoa cỏ, núi non thì bây giờ con người, nói như Xuân Diệu, “Đi giữa thiên nhiên để kiếm mình” (Lưu học sinh). Nếu ngày xưa con người là một phần bé nhỏ trong cái thực thể vũ trụ mênh mông thì bây giờ trong thơ Xuân Diệu con người cá nhân đầy ý thức về sự tồn tại của mình:

Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta (Hi - Mã - Lạp - Sơn.)

Lòng rộng quá chẳng chịu khung nào hết Chân tự do đạp phăng cả hàng rào; Ta mang hồn trèo lên những đỉnh cao Để hóng gió của ngàn phương gửi tới (Mênh mông.)

Đó là con người ý thức đến độ nghênh ngang, ngạo nghễ giữa đời: “Chân vồng

thành những bước nghênh ngang”, “liếc đời bằng những khóe ham mê”. Đó là con

người “ham muốn vô biên và tuyệt đích”, “lòng bốn phía mở cho trăng”... Đó là con

thường đạm bạc” nên “mang theo từng suối rượu, nguồn tình” để làm rung động cuộc đờị Nói khác đi, đó là con người đầy ý thức về cá nhân, về sự tồn tại của mình.

Từ quan niệm khẳng định con người cá nhân, Xuân Diệu khẳng định con người là trung tâm của thế giớị Do vậy nếu ngày xưa thế giới được xem là chuẩn mực cho con người, thì bây giờ trong cái nhìn của Xuân Diệu, con người cũng thành chuẩn mực cho thế giớị

- Đề cao con người cá nhân, lấy con người làm trung tâm, thế giới thơ Xuân Diệu đầy “thanh sắc trần gian“ của người đời chứ không phải là một cõi mông lung của vũ trụ với mây gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông ... tứ quí, tứ linh xa xăm đâu đó. Đây sẽ là thế giới của “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, của “sự sống mới bắt đầu mơn mởn”, của “ngực nóng khúc đê mê”, của “Em đẹp khi em phồng nét ngực”, của “má kề bên gối sánh”..., với những “uống hồn em”, “riết mây đưa và gió lượn”, “tuôn âu yếm, lùa mơn trớn” v.v... Bao nhiêu cảnh sắc của thiên nhiên, của vũ trụ mà người xưa chỉ

“nhìn ngắm” thì bây giờ Xuân Diệu kéo lại gần mà thụ hưởng trong cái thế giới trần

gian của mình. Chẳng hạn với “vầng trăng”, người xưa sẽ là “vọng nguyệt” còn với

Xuân Diệu thì xem “Trăng vú mộng đã muôn đời thi sĩ” “Giơ hai tay mơn trớn vẻ

tròn đầy” (Ca tụng). Hay với “mặt trời”, người xưa chỉ dám cảm nhận qua vài ánh

“triïu dương”, vài bóng “tà huy” thì Xuân Diệu sẵn sàng tuyên bố “Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời” (Hư vô). Cảnh vật trong thơ ông do đó dường như cũng thấm đẫm chất sống của cuộc đời: “Gió vừa chạy, vừa rên, vừa tắt thở“, “Nắng mọc chưa tin hoa rụng không ngờ”, “Sắc hạ rung rinh bốn phía hè”, “Nước suối đã lờ đờ khép mắt”, “Gió khuya dậy cơn buồn lá úa” v.v... Cách nhìn mới nàyđã làm thay đổi cả hệ thống đề tài, cả bút pháp, đem đến những phát hiện tinh tế trong thơ Xuân Diệụ

Một phần của tài liệu nhà văn và phong cách (Trang 47 - 48)