3.1. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
Nhà văn lớn, nhà thơ lớn bao giờ cũng khắc được chân dung riêng của mình vào lịch sử văn học. Tố Hữu là một nhà thơ như thế. Chân dung thơ Tố Hữu là chân dung một nhà thơ trữ tình chính trị hàng đầu của thơ ca Việt Nam với những nét phong cách độc đáo riêng.
3.1.1. Có lẽ nét nổi bật trước hết của phong cách thơ Tố Hữu là vấn đề lí tưởng, vấn đề lẽ sống.
Ngay từ khi vừa mới xuất hiện, khi mới viết những vần thơ đầu tiên của đời mình, Tố Hữu đã nói đến vấn đề lẽ sống. Trong khi bao nhiêu nhà thơ cùng thời với ông đang than gió, khóc mây hay tìm về một “tinh cầu giá lạnh, một vì sao trơ trọi cuối trời xa” để lẩn tránh, để quên đi những ưu phiền, đau khổ với buồn lo của cuộc đời thì thơ Tố Hữu đã là thơ của một tâm hồn “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”.
Tố Hữu nhận ra trong cảnh nước mất, nhà tan thời bấy giờ lẽ sống chỉ có thể là con đường cách mạng :“Ta bước tới.Chỉ một đường: cách mạng” (Như những con tàu). Ông gọi giây phút nhận ra lẽ sống lớn đó là phút giây “mặt trời chân lí chói qua tim”, là phút giây của hương thơm và rộn rã tiếng ca :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
Từ ấy
Vì lẽ sống lớn ấy mà ông nguyện đem cả thơ mình, cả đời mình hiến dâng cho cách mạng, sống chết vì cách mạng :
Sống đã vì cách mạng, anh em ta
Chết cũng vì cách mạng, chẳng phiền hà!
Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng
Lòng khỏe nhẹ như anh dân quê sung sướng Ngữa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành Traêng troái
Ông đưa lẽ sống lớn ấy chia sẻ với thế giới của những con nguời cùng khổ như lão đầy tớ, em bé đi ở, chị vú nuôi, cô gái giang hồ… Ông thắp lên trong lũng họ niềm hy vọng về mụọt ngày mai tươi sỏng :
Ngày mai bao lớp đời dơ
Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay Cô ơi, tháng rộng ngày dài
Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng Tiếng hát sông Hương
Lẽ sống, lí tưởng đã mang lại cho thơ Tố Hữu niềm tin, chất lãng mạn, lạc quan cách mạng.
Sau này, khi đất nước độc lập, thơ Tố Hữu vẫn tiếp tục nói về lẽ sống, lí tưởng. Từ Việt Bắc cho đến Gió lộng, từ Ra trận cho đến Máu và hoa thơ ông âm vang tiếng nói của lẽ sống lớn. Có điều, nếu ngày xưa ông say sưa nói về lẽ sống của một thế hệ đi làm cách mạng thì bây giờ ông nói đến lẽ sống của dân tộc và thời đại. Ông nói về cuộc chiến đấu của đất nước, của dân tộc cho lẽ phải, cho chân lí :
Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điờồm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa Chào xuân 67
Sống cho ta, sống cả cho người Là trái tim, cũng là lẽ phải.
Vieọt Nam ụi !
Người là ai ? Mà trở thành nhân loại Với Đảng mùa xuân
3.1.2. Là tiếng thơ của lẽ sống, lí tưởng nên thơ Tố Hữu cũng đậm chất sử thi.
Chất sử thi của thơ Tố Hữu được thể hiện trước hết ở cảm hứng. Cảm hứng thơ ông thường nghiêng về những vấn đề chung của dân tộc, đất nước. Hồn thơ ông rung động với những đổi thay, thăng trầm của đất nước. Ông làm thơ về đất nước ngày khởi nghĩa, ngày có giặc, ngày ra trận, ngày chiến thắng … Buồn vui thơ ông cũng là buồn vui của đất nước.
Tố Hữu vui cùng niềm vui đất nước đổi thay : Xuân ơi xuân em mới tới dăm năm
Mà đất nước đã tưng bừng ngày hội Bài ca xuân 61
Tố Hữu đau xót, băn khoăn vì đất nước chia cắt :
Tuoồi 25
Thơ Tố Hữu ít nói về riêng tư. Nếu có đề cập đến cũng trên cơ sở cái chung của đất nước, của dân tộc. Ông nói về trái tim tình yêu nhưng là tình yêu “anh dành riêng cho Đảng phần nhiều”, “phần cho thơ” rồi mới đến “phần để em yêu”. Có khi ông nói về “ba con tôi đã ngủ lâu rồi” nhưng liền ngay đó lại nghĩ đến “còn bao nhiêu chưa được ngủ trong nôi” và “miền Bắc thiên đường của các con tôi”… Có khi nào niềm vui, nỗi buồn của thơ Tố Hữu lại không gắn với niềm vui, nỗi buồn của đất nước như thế. Đó là những cảm hứng rất sử thi.
Chất sử thi của thơ Tố Hữu cũn được thể hiện khỏ rừ ở hệ thống nhõn vạọt của thơ ông. Ông thường viết về những con người bình thường nhưng lại mang tầm vóc của dân tộc, của thời đại. Đó là hình ảnh của những người mẹ, người vợ, những anh giải phóng quân, chị dân công, em bé liên lạc…Họ là những người như mẹ Tơm “Sống trong cát , chết vùi trong cát” nhưng lại mang tầm vóc của “ những trái tim như ngọc sáng ngời”. Đó là những người như anh Trỗi chỉ là một người thợ điện bình thường nhưng lại “có những phút làm nên lịch sử”, là con người của “chân lí sinh ra”. Đó là những anh giải phóng quân “áo vải chân đất đi lùng giặc đánh” nhưng lại mang dáng dấp của những “Thạch Sanh thế kỉ hai mươi”. Đó còn là hình ảnh của Bác Hồ với chiếc áo nâu giản dị nhưng lại là biểu tượng của đất nước :
Bác ngồi đó lớn mênh mông
Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non Sáng tháng Năm
Những con người bình thường trong thơ Tố Hữu đã được lí tưởng hóa để mang tầm vóc đại diện cho cả dân tộc, đất nước. Cho nên có thể nói đó cũng là những nhân vật rất sử thi.
Chất sử thi của thơ Tố Hữu cũn được thể hiện khỏ rừ nột ở cỏi tụi trữ tình. Đó là cái tôi mang tính chất đại diện cho dân tộc, cho giai cấp, cho thời đại. Cái tôi ấy dù xuất hiện dưới dạng là anh, là tôi, hay chúng ta, chúng tôi…
thì trước sau đều mang ý nghĩa chung , đại diện.
Ngay từ buổi đầu làm thơ, cái tôi của thơ ông đã mang ý nghĩa của cái ta:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời Từ ấy
Sau này, cái tôi trữ tình trong thơ ông chủ yếu bộc lộ dưới dạng cái ta.
Đó là một cái ta nhân danh dân tộc, nhân danh thời đại. Ông nhân danh dân tộc khẳng định con đường đi tới của cách mạng :
Ta đi tới, không thể gì chia cắt Mục Nam Quan đến bãi Cà Mau Trời ta chỉ một trên đầu
Bắc Nam liền một biển Ta đi tới
Ông nhân danh lẽ phải, nhân danh công lí, nhân danh thời đại khẳng định sức sống Việt Nam, ý chí Việt Nam:
Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
Sống, chẳng cúi đầu. Chết, vẫn ung dung Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo Tuoồi 25
Có thể nói từ cái tôi trữ tình cho đến cảm hứng, từ đề tài cho đến nhân vật thơ Tố Hữu đều thấm đẫm chất sử thi hào hùng của một thời.
3.1.3. Một nét độc đáo nữa của phong cách thơ Tố Hữu là thơ ông đã có được một giọng điệu riêng, một cung bậc riêng.
Thơ Tố Hũu là thơ của tình thương mến. Cho nên nhiều người cho răèng thơ ông có giọng tâm tình. Quả đúng như thế, giọng tâm tình đã đã trở thành một cung bậc riêng của thơ ông. Ông tâm tình với quê mẹ :
Hueỏ ụi, queõ meù cuỷa ta ụi!
Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi…
Queõ meù
Ông tâm tình với anh vệ quốc quân : Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ Anh veọ quoõỏc quaõn ụi Sao mà yêu anh thế ! Cá nước
Mà ông cũng có thể tâm sự với đất nước, với miền Nam : Mieàn Nam ụi, mieàn Nam queõ hửụng
Xuân này, Bác không làm thơ nữa.
Nóng bỏng lời kêu gọi của Trung ương Cả nước hành quân, ra tuyến lửa
Với giọng tâm tình này thơ Tố Hữu có tính chất chia sẻ. Với giọng tâm tình này thơ Tố Hữu đã đi tìm được những tâm hồn đồng điệu, âm vang trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ.
Nhưng thơ Tố Hữu không chỉ có giọng tâm tình mà còn có nhiều cung bậc khác nữa. Trong thơ ông có giọng dịu ngọt của bà mẹ ru con mà cũng có giọng rộn rã của những khúc quân hành. Trong thơ ông có tiếng thủ thỉ mà cũng có âm vang của lời hiệu triệu…
Trong thơ Tố Hữu nghe phảng phất cái hơi thở của những câu mái nhì, mái đẩy sâu lắng mà ngọt ngào :
Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương ! Mái nhì man mác nuóc sông Hương Hà ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ
Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường Queõ meù
Nhưng trong thơ ông cũng có những khúc ca thật hào hùng : Đi ta đi, khai phá rừng hoang
Hỏi núi non cao, đâu sắt đâu vàng ? Hỏi biển khơi xa đâu luồng cá chạy ?
Hỏi sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy Hỏi đâu thác nhảy cho điện quay chiều ? Bài ca xuân 1961
Trong thơ ông có lời thương nhớ của đứa con xa nhớ mẹ : Ai veà thaờm meù queõ ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm Baàm ôi
Nhưng cũng có những lời kêu gọi thật rộn rã : Anh chò em ôi !
Hãy giương súng lên cao, chào Xuân 68 Xuaõn Vieọt Nam
Xuân của lòng dũng cảm Bài ca xuân 68
Với những chất giọng này có thể nói thơ Tố Hữu là một tiếng thơ đa giọng điệu.
3.1.4. Nét độc đáo nữa của thơ Tố Hữu là thơ ông đậm đà bản sắc dân tộc.
Có nhà thơ lớn nào mà lại không mang trong hồn mình máu thịt của quê hương, đất nước. Bản sắc dân tộc thấm trong hồn thơ của mỗi người cả ở nội dung cũng như hình thức thể hiện. Trong thơ Tố Hữu chúng ta gặp những con người, những cảnh vật rất đỗi quen thuộc của Việt Nam. Trong thơ ông có hình bóng của những “người mẹ nắng cháy lưng, địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
mà cũng có “những hồn Trần Phú vô danh”của người cách mạng. Trong thơ ông có bóng dáng “o du kích nhỏ giương cao súng” trước “ thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu” mà cũng có bóng dáng “tung hoành ngang dọc” của anh giải phóng quân…
Trong thơ Tố Hữu cũng có bao nhiêu cảnh sắc thân yêu của đất nước.
Trong thơ ông có “ bóng tre trùm mát rượi” nơi núi rừng Việt Bắc, có “sông Bêán Hải bên bồi, bên lở”, có “ cầu Hiền Lương bên nhớ, bên thương” nơi giới tuyến, cú “ Mũi Cà Mau nhọn hoăột mũi chụng” nơi tõọn cựng của Tổ quốc….
Những bóng dáng âáy đã tạo nên những nét thân thương, gần gũi của thơ ông.
Tớnh dõn tộc cũng thể hiện khỏ rừ nột trong hỡnh thức thơ Tố Hữu.
Những thể thơ quen thuộc của dân tộc được ông sử dụng khá thành công. Đọc lục bát của ông trong Kính gửi cụ Nguyễn Du hay trong Việt Bắc ta tưởng như gặp lại những câu ca dao xưa, những câu thơ Kiều thủa nào. Thơ 7 tiếng của ông trong các bài như Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi… vừa có cái trang trọng của thất ngôn cổ điển, lại có cái biến hóa, linh hoạt của thơ hiện đại.
Tố Hữu cũng là người sử dụng nhuần nhụy ngôn ngữ dân tộc với những biểu hiện phong phú của nó. Tiếng Việt qua thơ ông dường như càng trở nên phong phú hơn, lung linh hơn, đẹp hơn. Những nét đặc sắc, độc đáo của ngôn ngữ dân tộc trong cách ví von, ẩn dụ, trong cách hiệp vần, phối thanh, ngắt nhịp… đều được ông sử dụng khá thành công và đầy sáng tạo.
Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu thật đa dạng. Cái hay, cái độc đáo của thơ ông đã tạo nên một chân dung riêng của ông trong văn học sử nước nhà. Nói đến thơ ca hiện đại Việt Nam không thể không nói đến thơ Tố Hữu.
Thơ ông không chỉ làm nên chân dung cho chính ông mà còn có ý nghĩa như một cuốn biên niên sử của thời hiện đại. Vì lẽ này mà chúng ta có thể tin là thơ ông sẽ tồn tại được với thời gian.
3.2. Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu sinh vào mùa xuân năm Bính Thìn (2.2.1916) tại Vạn Gò Bồi, làng Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đó là quê má ông, bà Nguyễn Thị Hiệp, người “Đàng Trong”, làm nước mắm. Ông cụ thân sinh ra ông, cụ Ngô Xuân Thọ, lại là người “Đàng Ngoài”, ở xã Trảo Nha, nay là Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đôi lúc sau này Xuân Diệu ký là Trảo Nha, chính là đã lấy tên gọi mảnh đất quê cha để đặt bút danh cho mình. Cụ thân sinh nhà thơ đỗ tú tài kép Hán học (hai lần đỗ tú tài), làm thầy đồ dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ ở Bình Định. Sau này Xuân Diệu đã viết về cha mẹ mình như sau :
Cha Đàng Ngoài, mẹ ở Đàng Trong Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ Vượt đèo Ngang kiếm nơi cần chữ Cha Đàng Ngoài, mẹ ở Đàng Trong
Xuân Diệu bước vào làng thơ Việt Nam từ khi còn rất treû. Bài thơ ông đăng báo đầu tiên khi mới 19 tuổi (1935) lập tức đã được chú ý. Thế Lữ cho là “một thi sĩ mới đã xuất hiện”. Ông gọi thi sĩ đó là “thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu và của ánh sáng”. Và cũng chỉ với tập thơ đầu tay Hoài Thanh đã đưa Xuân Diệu vào Thi nhân Việt Nam với tư cách là một tác giả chủ chốt, và với lời đánh giá rất cao : “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới”. Cũng với tập thơ này, năm sau đó, 1942, Vũ Ngọc Phan đã đưa Xuân Diệu vào Nhà văn hiện đại với lời đánh giá không kém phần rực rỡ : “Xuân Diệu là người đem đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái mới nhất”.
3.2.1. Thơ Xuân Diệu là thơ của một khát vọng sống mãnh liệt và nồng nàn.
Xuân Diệu tự ví mình như “con chim đến từ núi lạ, ngứa cổ hát chơi” khi gió sớm, lúc trăng khuya. Con chim đến từ núi lạ ấy không mong vì tiếng hót của mình mà hoa nở, không mong vì tiếng hót của mình, mà trái chín. Nhưng nguyện thề rằng đó phải là tiếng hót thiết tha, nồng nàn, đến độ có thể vỡ cổ, có thể trào máu. Có lẽ vì thiết tha đến nhường ấy mà tiếng hót ấy đã đọng lại được trong bầu trời thi ca Việt Nam, tạo được một cung bậc riêng, một giọng điệu riêng, càng nghe càng lảnh lót, càng nghe càng đắm say, đó là tiếng lòng của một khát vọng sống mãnh liệt và nồng nàn.
Dường như không một ai lại không nói đến “nguồn sống rào rạt“, “lòng say mê yêu đời“, “niềm khát khao giao cảm với đời “độ nồng nàn, tha thiết”... trong thơ Xuân Diệu. Chính khát vọng sống mãnh liệt này đã mang đến cho thơ Xuân Diệu một phẩm chất trữ tình quyến rũ lạ lùng.
- Với Xuân Diệu lòng ham sống được bộc lộ một cách tha thiết, cuồng nhiệt, nếu không nói là đã trở thành một nội dung chính, một cảm hứng chủ đạo của thơ ông.
Ngay từ bài đầu tiên của tập thơ đầu tiên của ông là bài Cảm xúc đã cho thấy bao nhiêu khát khao của lòng ham sống. Ông ước được “ru với gió” được “mơ theo trăng“, được “vơ vẩn cùng mây“, được “ràng buộc với muôn dây”, được “chia sẻ với trăm tình yêu mến“... bao nhiêu trạng thái của hành vi sống trở thành trạng thái của cảm xúc trong thơ ông :
Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây.
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây, Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.
Mà không chỉ ở giai đoạn này, trong thơ sau cách mạng của ông cũng rạt rào nguồn sống như vậy, vì như ông viết “sự sống chẳng bao giờ chán nản“ (tên một bài thụ cuỷa Xuaõn Dieọu).
- Đưa lòng ham sống thành một nội dung trữ tình, thơ Xuân Diệu đã thể hiện sự sống như một niềm mê say. Nói khác đi, lòng ham sống trong cảm xúc của thơ ông đã trở lòng “say sống“. Thơ ông rất nhiều cung bậc để diễn tả niềm say mê ấy. Ông như
“mê man”, “chìm”, “đắm”, “say”, “ngất ngây” với muôn ngàn biểu hiện của sự sống:
“Tôi yêu Bao Tự mặt sầu bi, Tôi mê Ly Cơ hình nhịp nhàng” (Nhị hồ), “Tôi như con bướm đắm tình thương” (Phơi trải), “Chỉ là tình nhưng tôi rất mê man” (Chỉ ở lòng ta)... Một cuộc gặp tình cờ cũng khiến ông “mê man”: “Một chớp mê man hồn gặp hồn, lòng chưa kịp hiểu mắt trao hôn” (Tình cờ). Một bóng ai lướt qua cũng khiến lòng ông như mê, như say “Tôi trải yêu thương dưới gót giày, Ôm chừng bóng lạ giữa mê say” (Tình qua). Cho đến một thoáng nhìn cũng là cái nhìn của say mê “Rồi ngó meâ nhau, ta mỉm mắt cười” (Kỉ niệm), một phút giây của yêu đương cũng là phút giây của chìm đắm trong mê say: “Chúng ta chìm trong biển ái ân, Chúng ta say trong chén