3. PHONG CÁCH CỦA MỘT SỐ NHAØ VĂN
3.2.5. Khẳng định hiện tại, khẳng định thực tại.
-Ý thức về sự đổi thay, không có gì là vĩnh viễn sẽ dẫn đến một quan niệm khác trong thơ Xuân Diệu là khẳng định thực tại, khẳng định hiện tạị Bởi lẽ mọi vật, mọi sự đều biến dời, thì cái thực tại và hiện tại có ý nghĩa nhất.
Mĩ học của chủ nghĩa lãng mạn nói chung là phủ nhận thực tại, phủ nhận hiện tại để hoặc là quay về quá khứ, hoặc hướng đến tương lai, đem lý tưởng đối lập với thực tạị
Văn học lãng mạn Việt Nam cũng như Thơ mới nói riêng không nằm ngoài qui luật nàỵ Với các nhà Thơ mới, thực tại mà họ đang sống, nói như Vũ Hoàng Chương, là chẳng qua do “đầu thai nhâàm thế kỉ“. Thi nhân muốn trốn khỏi cái thực tại đó. Người ta trốn vào giấc mơ tiên, vào bóng giai nhân, vào rượu, hay như Chế Lan Viên ước ao được nương vào “một tinh cầu giá lạnh, một vì sao trơ trọi cuối trời xa” để
“Nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh, Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo“. Cảm giác “lạc loài“ hiện lên rất rõ trong Thơ mớị Hiện tại thì bơ vơ, tương lai thì mơ hồ, nên đa phần họ quay về quá khứ. Một cái “ngày xưa“ mơ hồ nào đó đã được lí tưởng hóa, thơ mộng hóa để trở thành nỗi mong ước khôn nguôi của thi nhân. Thế Lữ ví mình như
con hổ trong vườn bách thú “nhớ rừng“ xưạ Vũ Đình Liên nhớ về bóng dáng của
những ông đồ viết câu đối Tết thủa nào với một niềm da diết: “Những người muôn
năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?”Nguyễn Nhược Pháp có hẳn cả một tập thơ lấy tên là
Ngày xưa nhằm “làm sống lại cả một thời xưa“ với “màu sắc tươi vui, hình dáng ngộ
nghĩnh“ (Hoài Thanh). Còn Nguyễn Bính thì van em “giữ nguyên quê mùa“ như hôm qua, như thuở trước. Cả Xuân Diệu trong văn xuôi cũng là một Xuân Diệu da diết với
ngày xưạ Truyện cái giường diễn tả một hoài vọng về quá khứ. Cái giường mong lửa
hồng thiêu mình để thành khói mà bay về rừng xưạ..
- Ấy thế mà trong thơ chúng ta lại có một Xuân Diệu khác, một Xuân Diệu khát khao với hiện tại, với thực tại, dù đó là một hiện tại mong manh “Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt“, một thực tại đầy trắc trở: “Chiều tùứ bề không phá nổi trùng vây”...
Trong thơ Xuân Diệu đôi lúc cũng nhớ về “ngày xưa“, cái “ngày xưa“ gắn với kỉ niệm như “Nguôi làm sao được buổi Thơ thơ“ (Trò chuyện với Thơ thơ), hay một cái “ngày xưa“, gắn với khung trời tuổi nhỏ mà bây giờ trở nên da diết:
Cho ta xin, cho ta xin sắc đỏ, Xin màu xanh về tô lại khung đời ...
Trời ơi, trời ơi, đâu rồi tuổi nhỏ? Hôm xưa đâu rồi, trời ơi ! trời ơi ! (Xuân đầu)
Cũng có lúc ông đã từng “mơ xưa“, một cái “ngày xưa“ phảng phất như trong
huyền thoại, trong cổ tích, trong một quá vãng xa xôi với “Những Chiêu dương, những Hậu đình tráng lệ“, những “Cung nhà Tần trùng điệp mái lâm li“, với những “gót sen vàng liễu yếu chạy về đâu ?“, để tạo nên một nét u hoài không dễ quên trong thơ mình:
Mà nhớ điều chi ? hay nhớ ai ?
Cũng không biết nữa - Nhớ nhung hoài ! Những trời xa lắm, xưa, xưa quá,
Đến nỗi trong lòng sắc đã phaị (Nhớ mông lung)
Những thoáng “mơ xưa“ như thế không nhiều trong thơ Xuân Diệụ Nhiều hơn, ông sống với “thì“ hiện tại mà “ngày trước“ với “mai sau“ đều không đáng kể:
Kể chi chuyện trước với ngày sau (Tình trai)
Cần chi biết ngày mai hay bữa trước ? Gần hôm nay thì yêu dấu là nên. (Mời yêụ)
Ông khấn nguyện cho tương lai đừng đến vội, thậm chí có khi ông còn hoảng sợ trước tương lai: Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai (Giục giã.)
Với Xuân Diệu “ngày mai“ là ngày của “độ phai tàn sắp sửa“, cho nên nhà thơ “sợ ngày mai“, ngày của tàn héo nhạt phai:
Ngày mai nắng mọc mưa rơi hết Mắt lặng cơn điên, lòng cạn hồ Ta sẽ thôi yêu như đã dấu
Không hề oán giận lá khoai khô (Nước đổ lá khoaị)
Em vui đi răng nở ánh trăng rằm Anh hút nhụy cuãa mỗi giờ tình tự (Giục giã.)
Với nhiều nhà thơ khác “tương lai là chuỗi huyệt chưa thành“, hiện tại cũng chỉ là những nấm mồ chôn tuổi trẻ:
Và Hiện Tại, biết cùng chăng hỡi bạn, Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh
CHẾ LAN VIÊN - Những nấm mồ.
Đối với Xuân Diệu thì hiện tại là “phút huy hoàng“, là “giờ họp mặt“, là “phút trao yêu“. Khổ đau, buồn vui của ông đều chìm đắm vào trong những giây phút mong manh của hiện tạị Thậm chí ông còn rút gọn hiện tại vào “phút“, “giây“, lấy phút giây làm đại lượng để đo đếm cảm xúc:
Một phút gặp thôi là muôn buổi nhớ
Một phút gần nhau hương thoảng đưa (Tình cờ)
Chim giữa nắng sao mà kêu đến chói ! Ôi vô cùng trong một phút nhìn nhau ! (Xuân đầu)
Ôi ngắn ngủi là những giờ họp mặt ! Ôi vội vàng là những phút trao yêu ! (Kỉ niệm)
Say sưa với hiện tại thơ Xuân Diệu có khuynh hướng “vĩnh cửu hóa“ thời hiện tại, mong giữ tất cả lại đừng trôi đị Ông đã từng thể hiện khát vọng đó qua việc “muốn tắt nắng đi“, “muốn buộc gió lại“ để tất cả nguyên vẹn trong cái mơn mởn của sự sống thời hiện tạị
Trong thơ Xuân Diệu người đọc nhận ra có cái cảm giác lúc nào cũng “vội vàng“ để tận hưởng hết thời hiện tại, lại có cái cảm giác mong mỏi hiện tại đừng trôi đị Một mặt nhà thơ giục giã “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ” (Giục giã), một mặt khác lại thảng thốt “Sao mà vội vã đi nhanh quá“ (Trò chuyện với Thơ thơ); một mặt
“Chớ nên tiết kiệm hỡi em yêu, Ta được em chăng lại mất liền“ (Vô biên), mặt khác
Bao nhiêu nhà thơ cùng thời với ông đã chối bỏ hiện tại để quay về với những ngày xưa, bao nhiêu người lấy việc ra đi chối bỏ thực tại để làm cảm hứng. Chỉ có ông là người bám riết lấy hiện tại, bám riết lấy thực tại như một kẻ say đờị Ông là nhà thơ của hiện tại, của trần gian, là con người “không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần“
(Thanh niên) là kẻ quyết “Hai tay chín móng bám vào đời“. Đúng như Thế Lữ đã
nhận xét về ông: “Xuân Diệu là người của đời, một người ở giữa loài ngườị Lầu thơ của ông xây trên đất của một tấm lòng trần gian: ông đã không trốn tránh mà quyến luyến cõi đời“ (142; bản in 1992; tr.9). Đây cũng chính là một nét đáng chú ý nữa trong quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu ở giai đoạn nàỵ