Khi nói đến nghệ thuật của Nam Cao người ta thường hay nhắc đến ông như một bậc thầy của nghệ thuật miêu tả tâm lý Quả đúng như thế.

Một phần của tài liệu nhà văn và phong cách (Trang 53 - 58)

3. PHONG CÁCH CỦA MỘT SỐ NHAØ VĂN

3.3.1. Khi nói đến nghệ thuật của Nam Cao người ta thường hay nhắc đến ông như một bậc thầy của nghệ thuật miêu tả tâm lý Quả đúng như thế.

đến ông như một bậc thầy của nghệ thuật miêu tả tâm lý. Quả đúng như thế. Nghệ thuật miêu tả tâm lí của Nam Cao bao trùm lên toàn bộ thế giới nhận vật của ông. Từ ông Bá Kiến lắm mưu mô, thủ đoạn cho đến Thị Nở ngờ nghệch, ai cũng hiện ra đầy tâm trạng. Chẳng hạn Thị Nở là con người “giản đơn”. Thế mà dưới ngòi bút của ông, thị như một người đàn bà lắm suy tư, tất nhiên là nhừng suy tư đơn giản. Hãy nghe sự phân tích của thị cho việc ngủ ở vườn chuối nhà Chí Phèo : “Ngáp một cái, thị nghĩ bụng : hãy khoan kín nước, hãy để lọ xuống ngồi nghỉ đâỵ Bởi thị đã luật quật đập đất từ trưa tới giờ. Mà mấy khi được một nơi mát thế, mát rợn da rợn thịt, sung sướng quá! Mát y như quạt hầụ Thị cởi áo ra ngồi tựa vào gốc chuối, dáng ngồi không kín đáo, nhưng không bao giờ thị biết thế nào là lả lơị Con người vô tâm, không hay nghĩ xa xôi mà. Vả lại ở đây chẳng có aị..(...) Ngồi một lúc thị thấy rằng : nếu cứ ngồi nghĩ mãi thì ngủ mất. Nhưng thị đã ngủ đến hai phần rồị Và thị nghĩ : thì ngủ, ngủ thì đã làm sao! Về nhà thì cũng ngủ , ngủ ngay đây cũng vậỵ Bà cô đi hàng ít ra cũng dăm hôm mới về. Thị cứ ngồi đây cho mát. Và thị ngủ. Thị ngủ ngon lành và say

sưa”. Một con người như Thị Nở mà được tác giả khắc hoạ về mặt tâm lí sâu

ngòi bút của ông để hiện thành những số phận đầy bi kịch. Có những tác phẩm ông đã lấy nước mắt của cuộc đời mà dựng nên như Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no... Có những tác phẩm ông đã lấy chính nước mắt của đời mình mà viết ra như Sống mòn, Giăng sáng, Mua nhà, Đời thừa ...

Trong sự nghiệp văn học của Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo có một vị trí đặc biệt. Nó là một truyện ngắn xuất sắc của ông, là một kiệt tác của văn học Việt Nam hiện đại, góp phần đưa tên tuổi Nam Cao vào cõi bất tử.

Truyện ngắn này từ khi xuất bản đến nay có nhiều tên gọi khác nhaụ Mỗi tên gọi ấy đều có những ý nghĩa nhất định.

Năm 1941, khi viết truyện ngắn này Nam Cao đặt tên là Cái lò gạch cũ.

Nhà văn đã lấy hình ảnh lò gạch nơi Chí Phèo ra đời và cái lò gạch của Thị Nở nghĩ đến sau khi Chí Phèo chết làm tên gọi cho tác phẩm. Hình tượng cái lò gạch cũ có ý nghĩa là Chí Phèo chết, Bá Kiến chết nhưng vẫn chưa hết chuyện. Vẫn còn những cái lò gạch cũ, vẫn còn cái xã hội cũ ấy thì vẫn còn nơi đẻ ra những Chí Phèo, vẫn còn nơi đẻ ra những bi kịch con ngườị Cho nên để không còn những kiếp Chí Phèo, không còn những số phận bi kịch thì phải xóa bỏ những cái lò gạch cũ ấy đi, hay nói cách khác là phải xóa bỏ xã hội đó đị Đó là lời cảnh báo của nhà văn mà cũng là ý nghĩa của tác phẩm nàỵ

Sau này khi đưa thành sách, NXB Đời mới đã tự ý đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đôi lứa ở đây chính là Chí Phèo và Thị Nở, một kẻ bị biến thành quỉ dữ, một người vừa xấu vừa dở hơị Hai con người tưởng bị gạt ra khỏi xã hội đó cuối cùng vẫn tìm đến được với nhau để trở thành một đôi lứa xứng đôi, để vẫn ước mong hạnh phúc như bao nhiêu con người khác. Nhưng đôi lứa ấy đã không thực hiện được ước mong của mình. Hạnh phúc muộn mằn và mong manh ấy vẫn quá tầm tay với của họ. Họ là

“đôi lứa xứng đôi” vậy mà lại không được xứng đôi cùng nhaụ Cho nên tên gọi tác phẩm này gợi lên bao nhiêu chua xót đắng cay, chứ không còn ý nghĩa giễu cợt hay câu khách như ai đó đã từng toan tính.

Năm 1946, khi đưa in lại trong tập Luống cày do Hội Văn hóa cứu quốc xuất

bản, Nam Cao đã đổi lại thành truyện Chí Phèo. Với tên gọi này nhà văn đã lấy tên

nhân vật chính đặt tên cho tác phẩm. Do vậy ý nghĩa của nhân vật chính cũng chính là ý nghĩa của tác phẩm. Qua nhân vật Chí Phèo, nhà văn muốn nêu lên nỗi đau về số phận con ngườị Đó là nỗi đau về những con người bi kịch, những con người không được làm người trong xã hộị

Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc. Ngòi bút của ông đã dựng nên một thế giới nhân vật đa dạng như Lão Hạc, Lang Rận, Dì Hảo, Thứ, Điền, Hộ... Trong số những nhân vật ấy chúng ta không thể quên được một nhân vật đã trở thành điển hình của văn học Việt Nam, đó là nhân vật Chí Phèọ

Cuộc đời của Chí Phèo là một chuỗi bi kịch nối tiếp bi kịch như những cơn say dằng dặc và mênh mông của đời hắn. Hắn bi kịch từ khi mới cất tiếng khóc chào đời cho đến khi quằn quại trong vũng máu ở nhà Bá Kiến. Nhưng với hắn, bi kịch lớn nhất, cay đắng nhất, đau khổ nhất là bi kịch cự tuyệt quyền làm ngườị Còn gì đau xót hơn, cay đắng hơn khi phải làm con quĩ dữ giữa xã hội loài ngườị

Trang đầu tiên cuộc đời Chí Phèo là một trang bi kịch. Hắn không được sinh ra trong một mái nhà yên ấm, mà ngay khi vừa ra đời đã bị bỏ rơị Khó có thể quên được trang đầu tiên cuộc đời hắn. Ấy là vào một buổi sáng tinh sương, một người đi thả ống lươn đã thấy hắn nằm trần truồng, xám ngắt trong một cái váy đụp, đặt bên cái lò gạch bỏ không. Lớn lên tuổi thơ của hắn cũng đầy bất hạnh. “Anh thả ống lươn đưa hắn cho một bà góa mù. Bà góa mù bán hắn cho một bác phó cối không con. Khi bác phó cối chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà

này lại đi ở cho nhà nọ”. Và cuối cùng làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Nam

Cao đã lần giở cho người đọc thấy những trang đời cay đắng của Chí Phèọ Ông không bình luận gì mà vẫn khiến cho người ta thấy xót thương cho một số phận.

Dù bất hạnh, Chí Phèo lớn lên vẫn là người lương thiện. Bá Kiến thấy

hắn là “một thằng hiền lành như đất”. Và cũng chính Bá Kiến thấy hắn vừa bóp

chân cho bà Ba vừa run. Hắn lương thiện vì chính hắn thấy đó là một việc làm nhục nhã. Hắn lớn lên như bao nhiêu con người khác, cũng từng đã ao ước một mái nhà tranh, một gia đình nho nhỏ, nghĩa là ao ước một cuộc sống lương thiện. Nỗi bất hạnh vẫn chưa gieo mầm tội ác nơi hắn.

Vậy thì ai đã cướp mất con người lương thiện nơi hắn, ai đã biến hắn thành quĩ dữ?

Vì ghen với hắn, Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy hắn vào tù. Nhà tù đã biến hắn thành con người khác. Nam Cao chỉ tả gương mặt Chí Phèo ngày ở tù về cũng đủ để thấy hắn đã bị biến đổi như thế nào: “Hắn về lớp này trông khác hẳn, cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng

cơng, hai mắt gườm trông gớm chết”. Còn đâu anh Chí Phèo hiền lành ngày xưa

nữạ Bước vào tù hắn là người hiền lành như đất. Ra tù hắn trở thành một tên lính tẩỵ Tuy vậy, con người ấy vẫn chưa bị tha hóa hoàn toàn. Hắn vẫn còn nhận ra kẻ thù của mình, vẫn nhận ra món nợ đời mà Bá Kiến chưa trả cho mình, vẫn biết đến nhà Bá Kiến gọi tên tục ra mà chửi ngay sau hôm mới ở tù về, nghĩa là vẫn biết căm thù Bá Kiến như bao nhiêu con người lương thiện khác.

là một cơn say dài mênh mông. Trong cơn say bất tận đó, hắn đã đập tan bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện. Mặt hắn không còn là gương mặt người nữa, mà nói như Nam Cao đã trở thành mặt con vật lạ, con quỉ dữ.

Đó là chặng đầu tiên của cuộc đời Chí Phèo, chặng bi kịch của một con người bị tha hóạ Nhưng đó vẫn chưa phải là toàn bộ bi kịch của hắn, vì hắn vẫn chưa nhận ra mình là con quỉ dữ của làng Vũ Đạị Phải đến khi hắn chợt tỉnh mới nhận ra bi kịch tuyệt vọng của mình.

Trong một lần say rượu Chí Phèo đã gặp Thị Nở. Tình yêu đầy chất hoang dã và bản năng với người đàn bà xấu nhất làng Vũ Đại ấy đã thức tỉnh phần lương thiện nơi con người hắn. Cứ tưởng cuộc đời Chí Phèo chìm đi trong cơn say, trong những lần đập phá, trong những lần ăn vạ. Không có một lần hắn đã tỉnh rượụ

Đấy là cái buổi sáng mà hắn đã nghe được những âm thanh bình thường của cuộc đờị Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng người thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Tiếng cười nói của những người đi chợ. Những tiếng ấy hôm nào chả có, nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy vì hôm nay hắn mới tỉnh rượụ Những âm thanh đó đã thức dậy những ước mơ xa xôi của một thời: một mái nhà tranh, một gia đình nho nhỏ.

Hắn chợt nhận ra hắn đã già rồi mà vẫn con cô độc. Chí Phèo khao khát được sống cuộc đời lương thiện bao nhiêụ

Chúng ta nhớ lại hình ảnh Chí Phèo mắt ươn ướt khi bưng lấy bát cháo hành Thị Nở. Hắn nhìn bát cháo mà lòng bâng khuâng. Hắn nhận ra một chân lí sơ đẳng của cõi người: những người không ăn cháo hành không biết cháo hành ngon. Rồi hắn băn khoăn trước một câu hỏi: Tại sao đến tận bây giờ hắn mới được nếm mùi vị cháỏ Chí Phèo tự hỏi mà người đọc xót xạ Có một cái gì đó sâu xa hơn hương vị cháo hành kiạ Hắn thèm lương thiện, thèm nhân ái của con ngườị Hắn muốn làm lành với mọi ngườị Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Người ta sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng và thân thiện của những người lương thiện. Lòng khát khao ấy đã khiến hắn thốt nên lời “Giá như thế

này mãi thì thích nhỉ”. Và Thị Nở cũng đã tỏ ra sự đồng tình với hắn theo kiểu

thị: “Thị không đáp nhưng cái mũi đỏ của Thị như càng bạnh ra”. Còn nhà văn thì hoan hỉ “chúng sẽ làm thành một đôi lứa xứng đôi”.

Nhưng Chí Phèo đã bị từ chốị Bà cô Thị Nở đã không cho hắn lấy Thị vì cho rằng lấy ai chứ lại lấy Chí Phèo, một kẻ chỉ có một nghề duy nhất là rạch mặt ăn vạ. Dưới mắt bà cô Thị Nở, dưới những cái nhìn đầy định kiến của xã hội, Chí Phèo chỉ có thể là con quỉ chứ không thể là con ngườị Định kiến ấy

hằn sâu lên gương mặt xã hội như những vết mảnh chai vạch lên gương mặt Chí Phèo không thể xóa được. Chính cái định kiến chết người này đã làm tiêu tan niềm hy vọng cuối cùng, rút nốt tấm ván mong manh cuối cùng để trở lại với đời của Chí Phèọ Hắn trở nên tuyệt vọng. Một người như Thị Nở mà còn quá tầm tay với của hắn thì liệu ai còn có thể chấp nhận hắn. Hắn không thể trở lại làm người lương thiện được nữa rồị Đó là bi kịch đau đớn nhất, cay đắng nhất đối với hắn. Đau đớn, đắng cay không chỉ vì là nỗi đời Chí Phèo, mà còn là ý thức về nỗi đau đó. Hắn đã ôm mặt khóc rưng rức. Bao nhiêu cay đắng, tuyệt vọng trong giọt nước mắt kiạ

Từ nỗi đau này, Chí Phèo phải trả thù kẻ nào đã gây cho hắn nông nỗi nàỵ Ban đầu hắn tưởng là Thị Nở, là bà cô Thị Nở cho nên hắn đã lẩm bẩm

phải đến nhà con đĩ Nở kia để đâm chết cả nhà nhà nó, đâm chết con khọm già

nhà nó”. Nhưng trong tiềm thức, hắn nhận ra kẻ gây ra nông nỗi này chính là

Bá Kiến. Phải, chính con người này đã vạch lên gương mặt lương thiện của hắn những vết sẹo tội ác, đẩy hắn đến sự tuyệt vọng như bây giờ. Cho nên dù say rượu mà bước chân Chí Phèo vẫn đủ tỉnh táo đến nơi cần đến. Và như một tất yếu, hắn đã vung dao đâm chết Bá Kiến, nguyên nhân bi kịch của đời mình. Rồi cũng bằng con dao vấy máu đó, hắn đã kết thúc cuộc đời bi kịch của mình.

Chí Phèo chết, Bá Kiến chết nhưng vẫn chưa hết chuyện. Hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và nghĩ tới lò gạch bỏ không ở cuối tác phẩm cho ta một ám ảnh khác: vẫn còn những kiếp Chí Phèọ Nghĩa là bi kịch Chí Phèo vẫn còn, một khi mà những cái lò gạch cũ, những cái xã hội cũ ấy vẫn còn. Đó là nỗi đau, là lời cảnh báo của Nam Cao về bi kịch con người và cũng là ý nghĩa của tác phẩm.

Truyện ngắn Chí Phèo là bi kịch về một đời người, nhưng rộng hơn, đó là những bi kịch của số phận bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm ngườị Đằng sau Chí Phèo là Binh Chức, Năm Thọ và bóng dáng của biết bao người nông dân khác nữạ

Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ khi Nam Cao viết truyện ngắn này mà ta dường như vẫn con nghe văng vẳng đâu đây tiếng kêu của Chí Phèo : Ai cho tao lương thiện ? Nam Cao mất mà Chí Phèo vẫn còn sống, vẫn như từ trang sách bước ra giữa cuộc đờị Hay nói như nhà thơ Nguyễn Đức Mậu :

Chí Phèo sống, Nam Cao đã khuất Nào có dài chi một kiếp người

Nhà văn mất, nhân vật từ trang sách Vẫn ngày ngày lăn lóc giữa trần aị

Một phần của tài liệu nhà văn và phong cách (Trang 53 - 58)