Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu

Một phần của tài liệu nhà văn và phong cách (Trang 28)

3. PHONG CÁCH CỦA MỘT SỐ NHAØ VĂN

3.2. Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu

Xuân Diệu sinh vào mùa xuân năm Bính Thìn (2.2.1916) tại Vạn Gò Bồi, làng Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đó là quê má

ông, bà Nguyễn Thị Hiệp, người “Đàng Trong”, làm nước mắm. Ông cụ thân sinh

ra ông, cụ Ngô Xuân Thọ, lại là người “Đàng Ngoài”, ở xã Trảo Nha, nay là Đại

Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đôi lúc sau này Xuân Diệu ký là Trảo Nha, chính là đã lấy tên gọi mảnh đất quê cha để đặt bút danh cho mình. Cụ thân sinh nhà thơ đỗ tú tài kép Hán học (hai lần đỗ tú tài), làm thầy đồ dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ ở Bình Định. Sau này Xuân Diệu đã viết về cha mẹ mình như sau :

Cha Đàng Ngoài, mẹ ở Đàng Trong Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ

Vượt đèo Ngang kiếm nơi cần chữ

Cha Đàng Ngoài, mẹ ở Đàng Trong

Xuân Diệu bước vào làng thơ Việt Nam từ khi còn rất treû. Bài thơ ông đăng báo đầu tiên khi mới 19 tuổi (1935) lập tức đã được chú ý. Thế Lữ cho là “một thi sĩ mới đã xuất hiện”. Ông gọi thi sĩ đó là “thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu và của ánh sáng”. Và cũng chỉ với tập thơ đầu tay Hoài Thanh đã đưa Xuân Diệu vào

Thi nhân Việt Nam với tư cách là một tác giả chủ chốt, và với lời đánh giá rất cao

:Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới”. Cũng với tập thơ này, năm sau đó,

1942, Vũ Ngọc Phan đã đưa Xuân Diệu vào Nhà văn hiện đại với lời đánh giá

không kém phần rực rỡ : “Xuân Diệu là người đem đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái mới nhất”.

Một phần của tài liệu nhà văn và phong cách (Trang 28)