Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động phân tích tài chính các dự án đầu tư xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại dầu khí nghệ an (Trang 79 - 83)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung cơng tác phân tích hiệu quả tài chính

3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Từ thực tế còn tồn tại trong hoạt động phân tích tài chính tại Cơng ty PVIT Nghệ an có thể nhận định rằng tình trạng cịn tồn tại này do một số nguyên nhân sau:

3.4.3.1 Đứng trên góc độ của Ban Quản lý dự án

Quy trình thực hiện phân tích tài chính dự án đầu tư bao gồm 2 giai đoạn:

+ Thu thập thông tin cần thiết cho việc đánh giá phân tích.

+ Sau khi thu thập thơng tin, tiến hành sắp xếp các loại thông tin, áp dụng phương pháp đối chiếu, so sánh để xử lý, đánh giá phân tích một cách có hệ thống theo các nội dung thẩm định.

Hai cơng đoạn trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm định. Nếu thông tin khơng đầy đủ và chính xác sẽ làm việc phân tích sử lý thơng tin mang tính phiến diện và nhiều khi kết quả phân tích khơng có ý nghĩa dẫn đến kết luận sai về tính khả thi của dự án. Ngược lại mặc dù thơng tin thu thập đầy đủ chính xác nhưng việc xử lý thông tin lại không theo một phương pháp đánh giá, phân tích một cách khơng có hệ thống, khoa học cũng dẫn đến kết quả phân tích hiệu quả tài chính khơng chính xác.

Trong cơ chế thị trường vấn đề thơng tin ngày càng quan trọng và được đưa lên hàng đầu. Trên thực tế vấn đề thông tin khơng đầy đủ, khơng chính xác đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ và tạo ra những bất lợi đối với Công ty

Mặt khác trong q trình phân tích tài chính dự án đầu tư, cán bộ thẩm định chỉ có một nguồn thơng tin do khách hàng cung cấp, có rất ít nguồn để kiểm chứng, tuy rằng trên thực tế rất ít và chưa có sự giúp đỡ của các bên có liên quan tới dự án nên sai sót là điều khó tránh khỏi.

Q trình xử lý thơng tin để đánh giá, phân tích về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như dự án cịn nhiều hạn chế, khơng đánh giá được đầy đủ mọi biến động của dự án trong thời gian hoạt động hay vòng đời của dự án mà nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng của quy trình thẩm định gây ra.

3.4.3.2 Đứng trên góc độ của cơng ty.

Nền kinh tế nước ta mới chuyển sang cơ chế thị trường, nên các tài liệu về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư đều của nước ngồi. Do đó, các khái niệm, các thuật ngữ được đề cập trong các dự án vẫn còn khá nhiều mới mẻ với các chủ đầu tư và cán bộ thẩm định. Nên không tránh khỏi sự thiếu nhất quán trong cách sử dụng. Thêm vào đó thị trường tư vấn ở nước ta cịn chưa phát triển nên hầu hết các dự án đầu tư đều do chủ đầu tư với trình độ hạn chế lập ra. Kết quả là các dự án được lập ra còn sơ sài, khơng đạt tiêu chuẩn hoặc mất chi phí q cao. Do vậy cơng tác thẩm định dự án đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến độ an tồn của hoạt động tín dụng.

3.4.3.3 Về phía Nhà nước

Hiện nay cơ chế chính sách thiếu đồng bộ và còn nhiều điều bất hợp lý, đang tạo ra một trở ngại to lớn cho việc thẩm định dự án đầu tư, cụ thể:

- Trong những năm gần đây các bộ luật đất đai, về khuyến khích đầu tư đã được ban hành nhưng vẫn cịn nhiều thiếu sót. Những quy định cụ thể của Chính phủ về việc giao đất hoặc thuê đất còn thiếu yếu tố thời gian - Một yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến đời dự án. Những quy hoạch đất đai liên quan đến các vùng kinh tế, vùng dân cư, hay cơng trình giao thơng...

lại thường xuyên bị thay đổi, gây ra tâm lý bất ổn cho các doanh nghiệp, khiến họ không yên tâm để đầu tư vốn kinh doanh. Và khi có sự thay đổi về quy hoạch đất đai hay chế độ thu phí th đất thì rủi ro lại thuộc về phía Ngân hàng và doanh nghiệp. Chính vì vậy trong q trình phân tích tài chính dự án cán bộ của Ban QLDA thường mất rất nhiều thời gian cho vấn đề này.

- Công tác quản lý Nhà nước về chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê đối với doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp ngồi quốc doanh) cịn chưa được quan tâm đúng mức. Với đặc điểm hoạt động kế toán của doanh nghiệp như vậy cán bộ thẩm định sẽ rất khó khăn trong việc lấy số liệu để tính tốn các chỉ tiêu vì giữa hai chế độ kế tốn cũ và mới tuy cịn dựa trên một ngun tắc song lại có những điểm khác nhau. Điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới q trình thẩm định dự án.

Tóm lại, sau khi khảo sát thực tế cơng tác phân tích tài chính dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Nghệ An, ta có thể thấy cịn nhiều hạn chế và chưa coi trọng đúng mức cơng tác này. Nên kết quả tính tốn các chỉ tiêu tài chính dự án thường phản ánh chưa đúng, chưa đầy đủ tính khả thi về tài chính của dự án.

Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn có ý nghĩa sống cịn đối với các doanh nghiệp. một trong những biện pháp quan trọng giúp doanh nghiệp là ngay trong giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án đầu tư, doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến cơng tác phân tích hiệu quả tài chính dự án, trước khi đưa ra quyết định đầu tư dự án. cơng ty cần phải có các giải pháp tốt hơn nhằm hồn thiện và nâng cao chất lượng cơng tác phân tích hiệu quả tài chính dự án, góp phần kiểm sốt và hạn chế rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Dầu khí Nghệ An (PVIT) là đơn vị được thành lập theo chủ trương của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với các ngành nghề kinh doanh chính là: Đầu tư kinh doanh Bất động sản; Đầu tư xây dựng quản lý khai thác, kinh doanh các trung tâm thương mại, xây lắp các cơng trình dân dụng. Cơng ty ln đề cao việc phân tích tài chính dự án là một nội dung quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án, mục đích của phân tích tài chính dự án là nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về măt tài chính. Cần xem xét những chi phí thực hiện từ khi soạn thảo dự án cho tới khi kết thúc dự án đưa dự án vào sử dụng, xem xét các lợi ích thu đựơc do thực hiện dự án.

Kết quả của của q trình phân tích trên là căn cứ để quyết định có nên đầu tư hay khơng? Hiệu quả càng cao thì sẽ càng mang lại nhiều lợi nhuận cho cơng ty. Nên việc nghiên cứu vấn đề trên theo hướng để đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy hoạt động quản lý tài chính các dự án ln được quan tâm và có ý nghĩa cấp thiết.

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

4.1. Định hướng hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính các dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động phân tích tài chính các dự án đầu tư xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại dầu khí nghệ an (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w