Tiến độ thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động phân tích tài chính các dự án đầu tư xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại dầu khí nghệ an (Trang 32)

Tên công việc

A B C …

Bảng này được đưa ra để phản ánh một cách rõ nét khối lượng vốn đầu tư cho từng công việc của công cuộc đầu tư qua từng năm, để từ đó thấy được xu hướng của nhu cầu về vốn đầu tư và có kế hoạch huy động và quản lý vốn một cách có hiệu quả nhất.

Đối với các dự án lớn trong thành phần tổng vốn trên cần tách riêng theo các nhóm:

- Theo nguồn hình thành: vốn tự có, vay ngắn hạn, vay dài hạn. - Theo hình thức: bằng tiền, bằng hiện vật.

Việc dự tính cụ thể thành phần vốn đầu tư của dự án giúp cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý có một cách nhìn tổng quát về dự án.

1.3.3.2. Nguồn tài trợ của dự án

Khi tiến hành đầu tư cho một dự án, các nhà đầu tư có thể cùng một lúc huy động nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Vì số vốn đầu tư cho một dự án thường rất lớn nên khó có thể thực hiện đầu tư từ duy nhất một nguồn.

Các nguồn tài trợ dự án rất phong phú, nó phụ thuộc vào khả năng nhanh nhạy cuả nhà quản lý nhằm huy động được nhiều vốn nhất với chất lượng tốt nhất. Mặt khác, khả năng huy động còn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời, loại hình doanh nghiệp cũng là một yếu tố tác động rất lớn trong việc phát triển kênh huy động.

Nhìn chung nguồn vốn bao gồm những nguồn cơ bản sau: - Nguồn vốn ngân sách.

- Vốn tự có. - Vốn viện trợ.

- Vốn vay ngân hàng thương mại. - Vốn vay tổ chức tín dụng quốc tế - Vốn chiếm dụng.

- Vốn Cổ phần.

- Vốn đầu tư trực tiếp. - Vốn liên doanh, liên kết. ...

Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư dự án, vừa để tránh thừa vốn các nguồn tài trợ không chỉ xem xét về mặt số lượng mà còn cả về thời gian huy động. Các nguồn vốn tuy là dự kiến nhưng phải được đảm bảo một cách chắc chắn, sự đảm bảo chắc chắn này phải được thể hiện bằng những bằng chứng pháp lý. Ví dụ nếu là nguồn ngân sách nhà nước thì phải có quyết định cấp vốn, nếu là vốn vay thì phải có thư bảo đảm tín dụng...

Tiếp theo, cần so sánh nhu cầu về vốn với khả năng cung ứng đủ vốn tại mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư. Nếu khả năng lớn hơn hay đáp ứng đủ nhu cầu thì dự án được chấp nhận. Nếu khơng thể đảm bảo đủ vốn thì nhất thiết cần giảm qui mô dự án, hay liên yêu cầu liên kết với các đơn vị hay cá nhân cùng tham gia q trình đầu tư. Nếu khơng cần tiến hành đầu tư theo từng giai đoạn của toàn bộ dự án nhưng phải tiến hành qui hoạch tổng thể và tiến hành phân chia các gói đầu tư sao cho cuối cùng đạt được mục đích của quy hoạch tổng thể đã nghiên cứu.

Xác định được các nguồn tài trợ là một cơng việc quan trọng nhưng sau đó cần xác định rõ cơ cấu của từng nguồn thời điểm nào huy động nguồn nào với số lượng bao nhiêu để tiết kiệm tối ưu nhất chi phí về vốn. Sử dụng các cơng cụ để lập tiến độ vốn huy động cho từng năm, từng giai đoạn của qúa trình đầu tư. Lập tiến độ huy động vốn phải tính tới lượng tiền tệ thực cần huy động hàng năm cần tính tới cả yếu tố lạm phát.

Việc huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn tài trợ giúp cho nhà đầu tư có thể phân tán được rủi ro. Thông thường để tiến hành tài trơ cho một dự án các nhà đầu tư thường sử dụng nguồn tài trợ dài hạn.

Nguồn tài trợ dài hạn bao gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu  Vốn vay

 Vốn chủ sở hữu

1.3.3.3. Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm và từng giai đoạn của đời dự án

Các báo cáo tài chính giúp cho chủ đầu tư nhìn nhận được tình hình hoạt động tài chính của dự án sau này. Đồng thời nó là nguồn số liệu giúp các nhà hoạch định tính tốn và phân tích các chỉ tiêu nhằm phục vụ cho cơng việc phân tích tài chính dự án. Do vậy ta lập các báo cáo tài chính sau:

 Ước tính doanh thu từ hoạt động của dự án  Ước tính chi phí sản xuất

 Dự tính lãi lỗ của dự án

 Bảng dự trù cân đối kế tốn của dự án  Dự tính cân đối thu chi.

1.3.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh tài chính của dự án

 Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay, hệ số này tốt nhất là bằng 1. Với những dự án có triển vọng, và hiệu quả của nó là hiển nhiên thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1, nhưng luôn đảm bảo ở mức 2/3 là dự án được thuận lợi.

Tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với các dự án có triển vọng và hiệu quả của nó là rõ ràng thì tỷ lệ này có thể nhỏ hơn 50%.

Với các dự án đầu tư Bất động sản thì vốn cịn được huy động từ khách hàng khi họ thanh toán trả trước, các tỷ số trên vốn vay chỉ được xem xét là vay của các trung gian tài chính. Vậy nên, khi đánh giá các tỷ số trên phải xét

đến khả năng thực sự có thể huy động được tiền trả trước của khách hàng hay khơng.

Cần phân tích các tài sản có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp, sau đó phân tích sự luân chuyển nguồn vốn trong năm. Chính điều này sẽ đánh giá khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp.

 Giá trị hiện tại ròng và giá trị tương lai ròng.  Giá trị hiện tại ròng(NPV):

Là tổng lãi ròng của cả đời dự án được chiết khấu về năm hiện tại với một tỷ lệ chiết khấu được xác định phù hợp.

 Giá trị tương lai ròng:

Là lãi ròng của cả đời dự án tích luỹ về năm tương lai cuối cùng theo một tỷ lệ tích luỹ nhất định.

 Giá trị hiện tại hàng năm.

Là giá trị hiện tại thuần được phân phối đều trong kỳ phân tích.  Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (Rate of Return).

Hệ số tuần hồn vốn nói lên mức độ thu hồi vốn đâu tư ban đầu từ lợi nhuận thuần thu được hàng năm.

 Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR).  Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T).

Là số năm cần hoạt động của dự án để lợi nhuận và khấu hao thu được vừa đủ để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu. Thường sử dụng hai khái niêm về thời gian thu hồi vốn là thời hạn thu hồi giản đơn và thời hạn thu hồi vốn động.

 Thời hạn thu hồi vốn giản đơn (t) khơng tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian:

 Thời gian thu hồi vốn động (T) : là thời hạn thu hồi vốn có tính đến giá trị của tiền theo thời gian tính chuyển các dịng lợi nhuận

 Hệ số hồn vốn nội bộ (IRR).

Đây là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV của dự án bằng khơng. Tỷ lệ IRR dùng để thẩm định và ra quyết định đầu tư. Dự án được lựa chọn để đầu tư phải có IRR > lãi suất chiết khấu. Trong đó lãi suất chiết khấu bao gồm lãi cho vay của Ngân hàng cộng với tỷ lệ lạm phát và rủi ro của khoản cho vay.

 Điểm hồ vốn.

Điểm hồ vốn là điểm tại đó doanh thu bằng chi phí bỏ ra. Điểm hồ vốn được tính cho một năm và thường tính ở năm đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Điểm hoà vốn cho biết khả năng sinh lời và mức độ an tồn của dự án thơng qua các chỉ tiêu.

Phân tích điểm hoà vốn trả nợ cho biết từ điểm này trở đi, Cơng ty có đủ tiền trả nợ vay và nộp thuế chưa.

Tất cả các điểm hồ vốn tính ở trên càng thấp thì tính khả thi của dự án càng cao, rủi ro về thua lỗ càng thấp.

 Phân tích độ nhạy của dự án.

Thực chất là việc phân tích những thay đổi bất lợi cho dự án ( giá cả, chi phí đầu tư, doanh thu... ) làm ảnh hưởng đến IRR và NPV

Ý nghĩa của việc phân tích độ nhậy cảm của dự án là giúp cho Ngân hàng có thể khoanh được hành lang an tồn cho sự đầu tư của doanh nghiệp.

 Sự an toàn về nguồn vốn.

Để đánh giá độ an toàn về nguồn vốn của dự án cần chú ý các điểm sau: Các nguồn vốn huy động phải được đảm bảo không chỉ về số lượng và cần phải phù hợp với tiến độ phân bổ vốn phụ thuộc vào tiến độ thực hiện dự án. Tránh gây lãng phí trong sử dụng vốn do khơng huy đơng đúng thời điểm.

Có sự đảm báo về tính pháp lý của nguồn vốn và cơ sở thực tiến của những nguồn vốn huy động. Phân tích các điều kiện cho vay vốn, hình thức thanh tốn và khả năng trả nợ.

1.4. Phân tích rủi ro tài chính dự án

1.4.1. Sự cần thiết phải phân tích rủi ro tài chính trong các dự án đầu tư

Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn và được định nghĩa như là sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng khi đánh giá một chỉ tiêu nào đó.

Mặc dù trước khi ra quyết định đầu tư, doanh nghiệp đã tiến hành phân tích, thẩm định các yếu tố kỹ càng và khoa học, nhưng khả năng thu hồi vốn của dự án còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa và chẳng ai biết được chắc chắn chuyện gì sẽ xẩy ra. Vì thế quyết định đầu tư dự án là một quyết định rủi ro. Chúng ta không thể loại bỏ được rủi ro nhưng có thể phân tích, đánh giá mức độ rủi ro nhằm kiểm sốt và hạn chế được rủi ro.

Phân tích rủi ro tài chính dự án bắt đầu từ việc nhận định các yếu tố rủi ro, phân tích rủi ro cho đến dự báo các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính dự án, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp để quản lý và hạn chế rủi ro. Qua phân tích rủi ro sẽ xác định mức độ chắc chắn về hoạt động của dự án, trên cơ sở cho việc quản lý rủi ro bằng cách phân tán, chia sẽ rủi ro thơng qua các u tố tính tốn của hợp đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án.

1.4.2. Các phương pháp phân tích rủi ro tài chính các dự án đầu tư

1.4.2.1. Phân tích độ nhạy ( Sensitivity Analysis)

Phân tích độ nhạy là xem xét mức độ nhạy cảm của các kết quả khi có sự thay đổi giá trị của một hay một số tham số của dự án (đầu ra, đầu vào).

1.4.2.2. Phân tích tình huống (Scenario Analysis)

Phân tích tình huống cịn gọi là phân tích kịch bản giúp xem xét sự thay đổi dịng tiền của một tổ hợp các biến có mối tương quan nhau. Phân tích tình huống dựa trên quan điểm các biến có tương quan lẫn nhau và biến động theo chiều hướng dựa trên quan điểm các biến có sự biến động theo chiều hướng dựa thuận lợi hay bất lợi cho dự án.

1.4.2.3. Phân tích mơ phỏng (Simulation Analysis)

Mơ phỏng là xây dung những mơ hình mà mỗi mơ hình là một ý tưởng thực hay 1 đối tượng nghiên cứu thực. Tiến hành thử nghiệm trên các mơ hình đó để đạt tới sự hiểu biết rõ ràng về hành vi của hệ thống hoặc trợ giúp để giải quyết những vấn đề ra quyết định

Phân tích mơ phỏng được ứng dụng trong lĩnh vực tài chính là sự mở rộng tự nhiên của phương pháp phân tích độ nhạy và phân tích tình huống.

Tóm lại, trên quan điểm chủ đầu tư, phân tích tài chính dự án đầu tư là khâu cốt lõi khi ra quyết định đầu tư dự án nhằm đánh giá và nhận diện các rủi ro và đưa ra các giải pháp quản lý và kiểm sốt rủi ro. Phân tích hiệu quả tài chính của dự án được xem là khâu tổng hợp của tất cả các nội dung liên quan đến dự án.

1.5. Chất lượng phân tích tài chính dự án đầu tư của doanh nghiệp1.5.1. Khái niệm 1.5.1. Khái niệm

Quyết định đầu tư dài hạn có ý nghĩa quan trọng hàng đầu quyết định tương lai của doanh nghiệp. Do đó một quyết định đầu tư chính xác giúp doanh nghiệp tạo dựng được một cơ sở trang thiết bị tối ưu với chi phí hợp lý, tận dụng được hết ưu thế của doanh nghiệp đồng thời hạn chế rủi ro để đạt hiệu quả đầu tư cao nhất.

Việc đảm bảo chất lượng phân tích tài chính dự án có vai trị quan trọng trong việc đánh giá kịp thời tính hiệu quả của dự án để có thể đưa ra quyết

định đầu tư đúng lúc, tận dụng được cơ hội thị trường, tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả của dự án Vì vậy, việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn, tạo ra năng lực tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có thể huy động các nguồn vốn từ bên ngồi nhanh chóng hơn, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Như vậy, việc đảm bảo chất lượng phân tích tài chính dự án vai trị to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhờ việc đưa ra được những quyết định đầu tư chính xác, đem lại hiệu quả cao nhất.

1.5.2. Một số chỉ tiêu đánh giá

1.5.2.1. Thời gian phân tích tài chính dự án

Thời gian phân tích tài chính dự án được tính từ khi bắt đầu tiến hành phân tích cho đến khi hồn thành q trình phân tích và được thơng qua. Thời gian này càng ngắn thì càng tốt vì sẽ tiết kiệm được chi phí và khơng bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Tuy nhiên q trình phân tích phải được đảm bảo khơng vì muốn rút thời gian mà tiến hành phân tích sơ sài. Đồng thời, tiến độ phân tích tài chính dự án phải phù hợp với tiến độ thực hiện các cơng việc khác trong q trình lập dự án để đảm bảo đúng thời gian quy định

1.5.2.2. Chi phí cho việc phân tích tài chính dự án

Đây là tồn bộ các khoản chi phí cần thiết liên quan đến q trình phân tích bao gồm từ khâu chuẩn bị đến khi tiến hành phân tích. Cụ thể là các chi phí thu thập số liệu để tiến hành phân tích, chi phí cho các cán bộ phân tích … Vì các chi phí này được tính vào chi phí của dự án nên phải đảm bảo ở mức hợp lý nhất vì nếu chi phí này q cao sẽ làm giảm tính hiệu quả của dự án.

1.5.2.3. Kết quả phân tích tài chính dự án

Kết quả cuối cùng của phân tích tài chính dự án là đưa ra một quyết định đầu tư chính xác, phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Một doanh

nghiệp chỉ có thể thực hiện được một hoặc một số dự án do khả năng về tài chính có hạn. Vì vậy, những dự án được chọn phải là những dự án mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp, tránh l•ng phí nguồn lực và đảm bảo việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả.

Ngoài ra, sau khi dự án đi vào hoạt động kết quả dự kiến trong phân tích và kết quả thực tế chỉ có sự sai lệch nhỏ, khơng ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư như dự kiến. Để đảm bảo được như vậy địi hỏi viịec phân tích phải chính xác, đúng đắn dừa trên những phương pháp khoa học, thích ứng với từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

Và cuối cùng chất lượng phân tích tài chính dự án cịn được thể hiện ở sự chấp nhận của các đối tượng có liên quan như cơ quan chủ quản, ngân hàng, đối tác góp vốn, các nhà đầu tư khác… Mỗi đối tượng sẽ có những cách tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động phân tích tài chính các dự án đầu tư xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại dầu khí nghệ an (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w