Giải pháp trong lập kế hoạch dự án ODA cho đào tạo đội ngũ Bác sỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ đa khoa ở việt nam (Trang 73 - 82)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý dự án ODA cho đào

4.2.1. Giải pháp trong lập kế hoạch dự án ODA cho đào tạo đội ngũ Bác sỹ

4.2.1. Giải pháp trong lập kế hoạch dự án ODA cho đào tạo đội ngũ Bác sỹ đa khoa trong thời gian tới khoa trong thời gian tới

Để chuẩn bị tốt cho cơng tác lập kế hoạch, Q trình xây dựng dự án ban đầu cần xác định rõ trong văn kiện dự án các đơn vị tham gia dự án, các bên liên quan. Để các hoạt động dự án được triển khai đúng các nội dung văn kiện và thông suốt, các Ban QLDA cần tập trung xây dựng kế hoạch tổng thể của Dự án ngay từ khi Dự án có hiệu lực để tránh tình trạng vừa triển khai hoạt động vừa phát triển ý tưởng và phát sinh các bên liên quan.

Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm cần chủ động về mặt thời gian, tránh để đến cuối năm mới tiến hành phát triển các hoạt động của năm tiếp theo.

Các trường hợp phỏng vấn tại các đơn vị, 80% đưa ra khuyến nghị giảm thiểu tối đa các bước trong lập kế hoạch đảm bảo các tiêu chí đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động đề xuất. Việc chủ động về mặt thời gian, thông báo sớm cho các đơn vị đề xuất hoạt động cũng như các đơn vị cần kết hợp đồng thời việc xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị với hoạt động của Dự án sẽ giúp quá trình lập kế hoạch được rút gọn và hiệu quả hơn.

Việc xây dựng quy trình lập kế hoạch hoạt động theo hướng tinh giản, gọn nhẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiện thời gian, chi phí cho các đơn vị trong q trình triển khai.

Đối với các hoạt đông cần thực hiện đấu thầu, các đơn vị triển khai dự án khi đề xuất cần xác định rõ hoạt động của mình dự kiến sẽ cần các nguồn lực gì, sự hỗ trợ nào để chuẩn bị hồ sơ kèm theo giải trình cho hoạt động phê duyệt kế

hoạch đấu thầu. Ví dụ như để triển khai hoạt động xây dựng nội dung chương trình đào tạo BSĐK, cần sự hỗ trợ của 1 chuyên gia quốc tế và 1 chuyên gia trong nước am hiểu về lĩnh vực y khoa, có khả năng tiếp cận đổi mới đào tạo dựa trên năng lực…Đơn vị cần chuẩn bị TOR cho cá nhân tư vấn cần tuyển để khi đề xuất hoạt động, kèm theo TOR làm minh chứng. Hay hoạt động mua sắm trang thiết bị, trên cơ sở nhu cầu của đơn vị, các đơn vị cần phối hợp các bên liên quan khi đề xuất mua sắm, cần xác định rõ các tiêu chí kỹ thuật cho trang thiết bị cần mua kèm vào hồ sơ đề xuất để tiết kiệm thời gian.

Mỗi dự án trước khi triển khai dự án với các đơn vị cần có những buổi họp, hội thảo thống nhất quy trình lập kế hoạch, cơ chế triển khai và cơ chế báo cáo, giám sát để khi thực hiện khơng gặp vướng mắc, khó khăn.

Q trình xây dựng kế hoạch cần làm rõ đơn vị đầu mối, đơn vị phối hợp để tránh sự chồng chéo và đảm bảo đầu mối chịu trách nhiệm chính cho kết quả hoạt động.

4.2.2. Giải pháp tăng cường tổ chức bộ máy, điều hành triển khai dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK ở Việt Nam

Đối với các Dự án ODA, sắp xếp cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ban QLDA TW, mối quan hệ giữa Ban QLDA TW với Bộ Y tế, với các đơn vị là rất quan trọng. Việc phân cấp, ủy quyền quản lý Dự án ODA về đào tạo BSĐK cho Ban QLDA TW sẽ giúp việc triển khai Dự án một cách chủ động và thuận lợi hơn. Cần có quy định về mức trần kinh phí Ban QLDA TW có thể phê duyệt đối với từng hoạt động cụ thể, đối với các gói thầu, mua sắm trang thiết bị…

chủ quản của một số trường đào tạo y khoa. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức của Dự án, xác định rõ vai trò các bên liên quan, nghĩa vụ quyền hạn để đảm bảo triển khai dự án thuận lợi, thông suốt. Cần làm rõ cơ chế phối hợp giữa Ban QLDA TW với các Trường đào tạo BSĐK thuộc Bộ GD&ĐT, Sở Y tế, UBND Tỉnh; cơ chế phối hợp giữa Bộ Y tế các UBND Tỉnh, Bộ GD&ĐT…Đây là yếu tố sống cịn, quyết định sự thành cơng của Dự án ODA về Đào tạo BSĐK, bởi kinh nghiệm một số dự án khi mới triển khai chưa giải quyết triệt để về cơ cấu tổ chức, cơ chế phối hợp giữa các bên dẫn đến dự án trì trệ, chậm triển khai trong thời gian đầu của Dự án.

Bên cạnh đó, cơng tác quản lý Dự án cần trú trọng đến cơ chế tài chính giữa các bên. Quy định cụ thể cơ chế giải ngân cùng với việc rà soát với các quy định của nhà tài trợ, hiệp định tài chính đã ký giữa chính phủ và nhà tài trợ bởi đây là tài liệu tham chiếu rất quan trọng khi triển khai Dự án. Đối với Dự án ODA, cần tuân thủ các quy định của nhà tài trợ, nếu các hoạt động tham chiếu mà nhà tài trợ không quy định, cần thực hiện theo các quy định của chính phủ Việt Nam.

Giải pháp đổi mới mơ hình quản lý dự án theo đầu ra sẽ là định hướng tốt cho đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả triển khai dự án. Trước khi đầu tư, hỗ trợ cho đơn vị, Dự án cần có khảo sát, đánh giá nhu cầu của đơn vị cũng như tính đáp ứng, tính sẵn sàng của đơn vị đó khi nhận được khoản kinh phí viện trợ. Ở mơ hình quản lý

Quản lý Dự án dựa trên kết quả đầu ra sẽ là giải pháp tốt cho công tác quản lý dự án ODA về đào tạo BSĐK. Trong khi các nội dung hoạt động của dự án về đào tạo BSĐK chủ yếu là phần kỹ thuật, các tài liệu đào tạo, các văn bản chính sách, quy phạm pháp luật…Giải ngân theo tiến độ triển khai hoạt động

cũng như kết quả của từng đợt sẽ giúp kiểm soát chặt chẽ tiến độ, hiệu quả của hoạt động.

Quá trình xây dựng sổ tay hướng dẫn thực hiện cần xác định chức năng, nhiệm vụ các bên liên quan, các đơn vị thực hiện để làm rõ vai trò, trách nhiệm. Sổ tay cần đưa ra hướng dẫn cụ thể về quy trình lập kế hoạch, quy trình mua sắm đầu thầu, quy trình thanh quyết tốn hoạt động để có đầy đủ các tham chiếu khi triển khai hoạt động. Đồng thời, ngay khi dự án có hiệu lực, các Dự án cần đẩy nhanh tiến độ ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án

Tổ chức các khóa đào tạo theo chuyên đề về lập kế hoạch, mua sắm đấu thầu, tài chính – giải ngân sẽ hỗ trợ tốt cho các đơn vị trong quá trình triển khai Dự án.

Đến nay, khi nguồn viện trợ cho Y tế nói chung, cho đào tạo nhân lực y tế nói riêng khơng cịn nhiều, ngành Y tế cần nỗ lực vận động dựa trên nguồn lực thực tế của đất nước, từng bước khắc phục những khó khăn, phát triển đảm bảo sự bền vững của ngành y tế. Điều đó đồng nghĩa với việc ngồi các nội dung quản lý nhà nước, các dư án về đào tạo đội ngũ BSĐK cần tập dụng tối đa các nguồn hỗ trợ, đảm bảo triển khai hiệu quả, khả thi cao trên cơ sở gắn liền trách nhiệm của cơ quan quản lý và đơn vị thực hiện Dự án.

Đối với mỗi khoản viện trợ từ dự án về đào tạo nhân lực y tế trong thời gian tới, cần có những điều khoản ràng buộc trách nhiệm, tránh tình trạng như trước đây, khi kết thúc dự án, không thể giải quyết được các vướng mắc do không bên nào đứng ra chịu trách nhiệm. Ngoài ra, đối với Dự án về đào tạo trong bối cảnh mới, các trường cần nâng cao trách nhiệm giải trình xã hội đối với những sản phẩm trường đào tạo ra. Cụ thể cần thay đổi cơ chế giải ngân dựa trên

không đạt yêu cầu, các trường cần có những chịu trách nhiệm giải trình cũng như bồi hồn những khoản tài trợ trước đây. Đây là hình thức rất khó triển khai trong thời gian tới những trước bối cảnh các viện trợ ngày một khó khăn, khắt khe hơn, ngành y tế cần có những quyết sách cứng rắn hơn để đảm bảo hiệu quả triển khai Dự án cũng như tận dụng tối đa các khoản hỗ trợ từ Dự án.

4.2.3. Giải pháp trong kiểm tra, giám sát, đánh giá triển khai dự án ODA cho đào tạo BSĐK ở Việt Nam

Công tác giám sát và đánh giá dự án (M&E) là nội dung rất quan trọng nhằm đảm bảo Dự án được triển khai hiệu quả, đúng tiến độ. Đối với mỗi Ban QLDA TW cần có ít nhất 1 tư vấn cá nhân hoặc 1 cán bộ chuyên trách làm việc toàn thời gian về nội dung M&E. Trong đó cần xây dựng các tiêu chí giám sát, đánh giá đối với các nhóm hoạt động của Dự án. Đối với Dự án ODA về đào tạo BSĐK, có thể kể đến những nhóm hoạt động nghiên cứu, khảo sát; nhóm hoạt động về hội nghị, hội thảo, nhóm hoạt động về mua sắm đấu thầu (dịch vụ tư vấn/phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, trang thiết bị). Việc phân loại theo nhóm hoạt động và đưa ra những tiêu chí giám sát, đánh giá cho mỗi loại sẽ giúp công tác quản lý cũng như theo dõi hoạt động một cách hiệu quả, tập trung.

Ngoài ra, đối với Dự án ODA về đào tạo BSĐK, cần chú ý việc theo dõi, giám sát triển khai hợp đồng tư vấn trong đó chủ yếu có tư vấn cá nhân, tư vấn hãng, hoạt động mua sắm trang thiết bị. Bởi đối với hợp đồng tư vấn, quá trình theo dõi, giám sát là hết sức quan trọng giúp đảm bảo tiến độ, chất lượng hoạt động, sản phẩm của tư vấn.

Các phương pháp, cơng cụ, tiêu chí giám sát cần được xây dựng trên cơ sở khảo sát, thu thập thông tin liên quan từ các đơn vị triển khai, tham khảo học tập từ các dự án khác…nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như tính khả thi khi triển khai thực hiện.

Việc tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát theo từng chuyên đề sẽ giúp kiểm sốt chặt chẽ nguồn kinh phí cũng như đảm bảo hiệu quả triển khai dư án. Cụ thể như nội dung kiểm tra, giám sát chuyên đề về lập kế hoạch, về mua sắm đấu thầu, chuyên đề về tài chính, về hoạt động thanh quyết tốn, ghi thu ghi chi…

Ngoài ra, cơng tác học tập, đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ liên quan đến công tác M&E cần được trú trọng. Việc tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn chuyên đề về M&E sẽ giúp ích cho các đơn vị triển khai cũng như Ban QLDA trong công tác quản lý, triển khai Dự án.

KẾT LUẬN

Từ thực tiễn công tác quản lý Dự án ODA cho đào tạo đội ngũ nhân lực y tế nói chung, cho BSĐK nói riêng và các cơng trình nghiên cứu có liên quan, luận văn đã chỉ rõ cơ sở lý luận của quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK ở Việt Nam hiện nay với việc đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng thông qua rà sốt các báo cáo, tài liệu, thu thập thơng tin qua phỏng vấn, để đưa ra cái nhìn tổng quan, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra quan điểm, phương án giải quyết và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án ODA ở Việt nam trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đã vận dụng những kiến thức trau dồi trong quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường, vận dụng kinh nghiệm quản lý, làm việc tại các Ban QLDA của Bộ Y tế và quá trình tìm hiểu, khảo sát các đơn vị quản lý dự án, các đơn vị thực hiện dự án để đi sâu phân tích thực trạng cơng tác quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK ở Việt Nam nói dung và công tác quản lý dự án tại các Ban QLDA về đào tạo nhân lực y tế, Bộ Y tế. Bước đầu Luận văn đã đưa ra được những giải pháp có tính thực tiễn cao nhằm đổi mới phương pháp tiếp cận quản lý dự án cũng như nâng cao chất lượng, tính hiệu quả, khả thi trong q trình quản lý, triển khai thực hiện dự án ODA cho đào tạo đội ngũ BSĐK hiện nay. Tuy nhiên, với nguồn lực, thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong một chủ đề nhỏ, rất cần những nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện, mở rộng chủ đề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2016, Thơng tư 58/TT-BTC ngày 29/3/2016 về quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm, duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước

2. Bộ Y tế, 2015. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR); 3. Bộ Y tế, 2013, Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR); 4. Bộ Y tế, 2013, Niên giám thống kê;

5. Bộ Y tế, 2012, Niên giám thống kê;

6. Bộ Y tế, 2016. Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án HPET;

7. Bộ Y tế, 2013. Văn kiện Dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ

cải cách hệ thống y tế;

8. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, 2015, Đổi mới mơ hình trong đào tạo nhân lực y tế;

9. Dự án Việt Nam- Hà Lan, 2012. Báo cáo về công tác giáo dục và đào tạo

y học tại hội thảo liên trường về Giáo dục y học tại Tuy Hòa;

10. Đại học Y Hà Nội, 2011. Báo cáo Hội nghị Đảm bảo chất lượng Giáo dục y học năm 2011;

11. Đại học Y Hà Nội, 2011. Nghiên cứu tự đánh giá trường;

12. Thủ tướng Chính Phủ, 2012. Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012;

13. Thủ tướng Chính phủ, 2016. Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý, sử dụng vốn ODA;

14. Trường Đại học Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội và trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, 2013. Điều tra thực trạng đào tạo nhân lực y

tế ở Việt Nam;

15. Trường Đại học Y Hà Nội, 2013. Bài giảng kỹ năng y khoa;

16. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, 2016. Văn kiện dự án đổi mới

chương trình đào tạo BSĐK dựa trên năng lực.

17. Unicef – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013. Hướng dẫn kế hoạch phát triển

địa phương 5 năm và hàng năm theo phương pháp mới.

18. Văn phịng Chính phủ, 2012. Văn bản số 62/TB-VPCP ngày 27/2/2012; 19. Viện CL&CSYT, 2013. Báo cáo 10 năm triển khai Chỉ thị 06 của Ban

chấp hành TƯ Đảng.

20. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, 2012. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh

hưởng đến khả năng thu hút và duy trì CB y tế tuyến cơ sở ở 1 số tỉnh miền núi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án ODA cho đào tạo đội ngũ bác sỹ đa khoa ở việt nam (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w