5. Bố cục của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hoá,
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực
vực văn hóa, thơng tin và truyền thơng của chính quyền cấp Huyện
1.1.5.1. Các yếu tố chủ quan
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cấp Huyện.
Hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi ngân sách nhà nước có tác động rất
28
lớn đến quản lý chi ngân sách nhà nước. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi ngân sách nhà nước huyện, giảm các yếu tố sai lệch thơng tin. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước địa phương.
- Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước cấp Huyện.
Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi ngân sách nhà nước huyện bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý ngân sách nhà nước. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược khơng phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi ngân sách nhà nước sẽ khơng hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ chi khơng hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thốt, lãng phí ngân sách, khơng thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…
Ngoài ra, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật, xem trình tự thủ tục là thứ gị bó quyền lực của mình. Đây cũng có thể được coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí cịn gây những hậu quả như thất thốt, lãng phí, tham nhũng… trong cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước huyện.
29
ở địa phương cũng là yếu tố quyết định hiệu quả chi ngân sách nhà nước huyện. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chun mơn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, kiểm sốt được tồn bộ nội dung chi, ngun tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo theo dự toán đã đề ra.
Bên cạnh năng lực chun mơn thì đối với cán bộ cơng chức cũng cần phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân. Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức như địi hối lộ, đưa đút lót, thơng đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là những nhân tố ảnh hưởng khơng tốt tới q trình quản lý chi ngân sách nhà nước huyện (do vốn đầu tư xây dựng cơ bản thường lớn) gây giảm hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước nghiêm trọng.
- Điều kiện vật chất phục vụ quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hóa, thơng tin và truyền thơng của chính quyền cấp Huyện.
Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trị khơng thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước địa phương sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý cơng việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà cơng nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước huyện.
1.1.5.2. Các yếu tố khách quan
- Khung khổ pháp luật về quản lý chi ngân sách của Nhà nước.
Khung khổ pháp luật là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi NSNN ở địa phương nói chung và trong lĩnh vực văn hố, thơng tin và truyền thơng nói riêng. Chẳng hạn, định mức chi tiêu là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi thường xuyên và
30
điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc quản lý chi tiêu NSNN được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi NSNN đạt hiệu quả, khơng lãng phí cơng sức, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN.
- Cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nước có liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hóa, thơng tin và truyền thơng.
Khi Luật NSNN được ban hành, thì cơ chế quản lý chi NSNN mới được hình thành và đi vào cuộc sống. Để hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, các chế độ chính sách về quản lý chi NSNN được ban hành, đó là Nghị định của Chính phủ, các Thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành chức năng, các văn bản của KBNN. Đây là hệ thống chế độ, chính sách làm cơ sở để thực hiện cơ chế quản lý chi NSNN. Vì vậy, chế độ chính sách nếu có tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước, sẽ góp phần đảm bảo quản lý chặt chẽ khơng có kẽ hở để tránh thất thốt, lãng phí NSNN. Chế độ chính sách ổn định, ít thay đổi nhiều sẽ thuận lợi cho việc triển khai thực hiện quản lý chi NSNN.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - hội của huyện có ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hóa, thơng tin và truyền thơng trên địa bàn huyện.
Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của văn hoá – xã hội địa phương, từ đó quyết định đến mức chi NSNN cho lĩnh vực văn hố, thơng tin và truyền thơng. Một địa phương có vị trí địa lý thuận lợi chẳng hạn như gần trung tâm kinh tế lớn, hay dễ dàng giao lưu KT - VH – XH sẽ tác động không nhỏ đến sự phát triển văn hoá – xã hội, tạo điều kiện tăng nguồn thu ngân sách. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng xấu từ điều kiện
31
tự nhiên như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh… thường xuyên cũng là nguyên nhân làm tăng chi NSNN cho lĩnh vực văn hố, thơng tin và truyền thơng, nhất là các khoản chi đầu tư xây dựng, tu sửa các trang thiết, các cơng trình cơng cộng trong lĩnh vực văn hố thơng tin, đặc biệt chi phí cho việc phục vụ mục đích tun truyền, thơng tin về các sự kiện do tự nhiên gây ra. Một địa phương có tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ là một tài sản quý giá của địa phương đó. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu kinh tế của một địa phương, đặc biệt là tỷ trọng các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trình độ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương có tác động đến nguồn thu NSNN, quy mô nguồn thu sẽ quyết định đến nhiệm vụ chi NSNN. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội càng cao thì các nguồn thu NSNN càng lớn, đồng thời cũng khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai thuận lợi cho việc khai thác các nguồn thu và khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tốt hơn sẽ thu hút được các nhà đầu tư và đầu tư kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng thu cho ngân sách và đáp ứng nhu cầu chi, cân đối thu-chi NSNN tại địa phương sẽ dễ dàng hơn.
Quản lý chi NSNN là để phục vụ các hoạt động kinh tế-xã hội, mục tiêu tăng trưởng và phát triển của xã hội. Do vậy, quản lý chi NSNN sẽ gặp khó khăn khi nền kinh tế khủng hoảng và mất ổn định.
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hố, thơng tin và truyền thông