Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 58 - 65)

5. Bố cục của luận văn

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Chợ Mới, tỉnh

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Từ khi mới thành lập, các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội của huyện cịn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế chủ yếu là thuần nơng, tốc độ phát triển chậm, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện còn yếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự quan tâm và quyết tâm thực hiện, kinh tế - xã hội tại huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể:

Kinh tế của huyện năm 2019 tăng trưởng khá. Tồn huyện có 56/62 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Trong đó các chỉ tiêu chính như: Tốc độ tăng trưởng

49

kinh tế đạt 7,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 24,3 triệu đồng/người/năm; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 22.000 tấn; lương thực bình quân đạt 556kg/người/năm, tăng 26kg so với kế hoạch. Các chỉ tiêu về trồng rừng, trồng cây ăn quả, cải tạo cây chè, cây thuốc lá đều đạt kế hoạch. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 97,3%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,59%; tạo việc làm mới cho 546 lao động...

Hệ thống đường giao thông nông thôn được nâng cấp sửa chữa, mở rộng các tuyến từ trung tâm xã đến các thôn bản, đủ cho xe hai bánh qua lại. Hệ thống cầu, ngầm thường được hoàn thiện an toàn trong mùa mưa lũ. Hệ thống kênh mương thuỷ lợi được kiên cố hoá, xây dựng được một số đập, hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, gắn với nuôi trồng thuỷ sản, khai thác du lịch.

Về điện, đã có kéo điện đến các thôn tập trung. Xây dựng chợ trung tâm huyện, nâng cấp một số chợ cụm xã phục vụ trao đổi hàng hố của bà con nơng dân, các làng nghề…

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn năm 2019

STT Chỉ tiêu Số liệu

1 Diện tích 606,75km2

2 Dân số 40.818

3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,2%

4 Thu nhập bình qn đầu người 24,3 triệu đơng/người/năm 5 Tổng sản lượng lương thực có hạt 22.000 tấn

6 Lương thực bình quân 556kg/người/năm 7 Tỷ lệ tốt nghiệp THPT 97,3%;

Nguồn: UBND huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ lĩnh vực xã hội, ngoài xây mới, tu sửa nâng cấp các trường học, xây dựng nhà văn hoá trung tâm huyện, quy hoạch và

50

đầu tư sân vận động tại các cụm xã Nông Hạ, Yên Hàn, Thanh Mai; nâng cấp, xây mới các trạm xá xã; lắp đặt trạm truyền thanh cho các xã, nâng cấp trạm phát truyền hình nhằm phủ sóng tin bài địa phương cho tất cả các vùng lõm; Đầu tư cho mạng lưới thông tin, nối mạng diện rộng giữa huyện với tỉnh, huyện với các xã; Hoàn thành xây dựng các trụ sở làm việc, ổn định nơi ăn ở cho cán bộ, nhân viên các cơ quan, ban, ngành của tỉnh và huyện, các xã, thị trấn.

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, khả năng sử dụng quỹ đất vào phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp của huyện, khả năng quy hoạch hệ thống các cơng trình kết cấu hạ tầng, phân chia huyện Chợ Mới thành 3 vùng sản xuất nơng lâm nghiệp chính để tập trung chỉ đạo như sau: Vùng phía Đơng, gồm các xã Như Cố, Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư và Tân Sơn. Diện tích tự nhiên 21.107 ha. Đây là vùng có diện tích vườn đồi lớn thích hợp cho trồng các loại cây lúa, ngô, đậu tương, rau đậu, thuốc lá. Nhờ vậy, có thể áp dụng các mơ hình ln canh, chuyển từ 1 vụ sang 2, 3 vụ, sản xuất trở nên ổn định, thu nhập của dân cư trong vùng vững chắc hơn. Phần diện tích đồi, ngồi rừng đã phát triển thêm các loại cây quế, cây hồi, cây chè San, cây ăn quả, cây lấy gỗ.

Vùng Trung tâm, gồm các xã nằm dọc theo Quốc lộ 3 Quảng Chu, thị trấn Chợ Mới, n Đĩnh , Thanh Bình, Nơng Hạ, Nơng Thịnh, Cao Kỳ, Hồ Mục. Diện tích tự nhiên 28.053 ha. Ngồi diện tích nơng nghiệp có thể cho giá trị thu nhập cao đảm bảo đầu ra ổn định cho sản xuất nơng lâm nghiệp đây cịn là vùng có các điều kiện rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Hệ thống đường giao thông thuận tiện nối các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ với trục đường Quốc lộ 3, nguồn nước, đặc biệt là đất đai và địa chất cơng trình rất phù hợp cho các cơng trình cơng nghiệp và kết cấu hạ tầng lớn, lực lượng lao động dồi dào và có trình độ văn hố phù hợp.

Vùng phía Tây gồm các xã Thanh Mai, Thanh Vận, Mai Lạp . Tổng diện tích tự nhiên 11451 ha. Có hệ thống giao thơng thuận lợi nối với Chợ Đồn và

51

Thị xã Bắc Kạn. Đây là vùng đồi rừng, trên thực tế đang là vùng trồng cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả, cây chè.

Sản xuất cơng nghiêp: hồn thành cụm cơng nghiệp Thanh Bình và các điểm cơng nghiệp và dịch vụ, các làng nghề TTCN, các khu dân cư lân cận làm vệ tinh. Các cơ sở khai thác vàng ở Bình Văn, chì, kẽm ở Cao Kỳ, Quảng Chu cần được quy tụ, tiện cho việc quản lý khai thác vận chuyển, đặc biệt là về xử lý môi trường.

Phát triển du lịch: Cùng với việc trùng tu, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hố (đền Thắm, chùa Thạch Long), đã hình thành các điểm, tuyến du lịch khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các điểm sản xuất hàng lưu niệm, các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ, khôi phục và tổ chức các lễ hội của các dân tộc sống trên địa bàn. Ngồi du lịch văn hố, du lịch lịch sử, tín ngưỡng, sơng Cầu với các danh lam thắng cảnh, hệ sinh thái ven sông là tiềm năng du lịch lớn cho việc tổ chức các điểm du lịch ven sông hoặc các tuyến du lịch dọc sông.

3.1.3. Đánh giá chung

3.1.3.1. Thuận lợi

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đã quyết tâm vượt qua những khó khăn, thử thách, tạo nên sự chuyển biến tích cực, tồn diện và sâu sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng.

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Xác định cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quyết định, tạo nền móng cho sự phát triển, huyện đã chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đây là lĩnh vực được đánh giá có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Giao thơng, thủy lợi, điện lưới, trường học, bệnh viện, trạm y tế, cơng trình nước sạch, viễn thông, trụ sở làm việc… được đầu tư toàn diện và phát huy hiệu quả. Huyện đặc biệt quan tâm, chăm lo đến chính sách định canh, định cư tại vùng sâu, vùng xa, xóa khoảng cách giữa các vùng trên địa bàn.

52

Các tuyến đường liên thôn được đầu tư xây dựng, giúp đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thơn mới, tuyến đường liên thơn đã hồn thành với sự góp cơng góp của của người dân. Hàng nghìn mét đất đã được hiến mà khơng cần sự hỗ trợ, đền bù. Hiện nay, Chợ Mới là huyện có số xã dẫn đầu cả tỉnh về thực hiện tiêu chí nơng thơn mới. Đây là điều kiện để huyện tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn những năm tiếp theo.

Về thủy lợi, xác định nông nghiệp là thế mạnh của huyện, để đẩy mạnh phát triển sản xuất, huyện đã quan tâm đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi; rà sốt số diện tích sản xuất với nhu cầu tưới tiêu. Đến nay, 60% các xã có hồ chứa nước, đập dâng; kênh mương được kiên cố hóa, trong đó chú trọng sửa chữa phai đập hư hỏng, đầu tư cơng trình thủy lợi nhỏ tại vùng đồng bào định canh định cư. Vì làm tốt cơng tác thủy lợi, đến nay huyện đã có trên 900ha ruộng một vụ chuyển sang hai vụ. Ngồi ra, một số diện tích đầu tư thâm canh trồng cây vụ ba. Nhờ đó, tồn huyện ln đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn.

Để phát triển sự nghiệp giáo dục, cơ sở vật chất được tập trung đầu tư, nhà tạm đổ nát được xóa dần từ các phân trường mầm non, tiểu học cho đến THPT. Đến năm 2008 tồn huyện đã xây dựng được 299 phịng học cấp 4. Đến năm 2012, tồn huyện hiện có 44 trường học với trên 400 lớp, trong đó chủ yếu là trường lớp kiên cố và bán kiên cố. Một số trường cơ sở vật chất bị xuống cấp đều được duy tu, bảo dưỡng thường xun. Ngồi ưu tiên xây dựng phịng học, huyện còn chú trọng xây dựng nhà cơng vụ, phịng học chức năng để phục vụ công tác dạy và học trên địa bàn. Bên cạnh đó, hệ thống y tế, thơng tin liên lạc… được đầu tư và phát huy hiệu quả rõ rệt.

Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện

Trong 15 năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của huyện đạt khá. Các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện đều xây dựng cơ cấu kinh tế là nông - lâm nghiệp - dịch

53

vụ - công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp. Cơ cấu kinh tế tích cực chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp.

Đảng bộ huyện xác định lĩnh vực nơng lâm nghiệp có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế. Từ khi thành lập huyện đến nay, huyện đã chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nông lâm nghiệp như: Tập trung đầu tư các cơng trình thủy lợi, chuyển đổi đất một vụ năng suất thấp sang trồng các loại cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ lãi suất cho các hộ chăn nuôi trâu, bị; xây dựng mơ hình cánh đồng 50 triệu đồng/ha; 70 triệu/ha … Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/HU ngày 30 tháng 10 năm 2002 của Huyện ủy Chợ Mới về phát triển các vùng kinh tế, huyện đã hình thành một số vùng chuyên canh cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa như vùng chuyên canh cây mía tại xã Cao Kỳ, vùng chuyên canh cây chè tại Quảng Chu, vùng chuyên canh cây gừng tại Tân Sơn, vùng trồng cây hồi, thuốc lá tại Bình Văn… Hàng năm, tổng sản lượng lương thực có hạt của huyện đạt gần 20.000 tấn, vấn đề an ninh lương thực được đảm bảo; số hộ nghèo ngày càng giảm; kinh tế - xã hội của huyện đã và đang từng bước phát triển đi lên, đời sống của người dân ngày càng no ấm. Sau hơn 15 năm thành lập huyện, Chợ Mới là địa phương đầu tiên của tỉnh được đầu tư xây dựng Khu Cơng nghiệp quy mơ cấp tỉnh tại xã Thanh Bình. Khu cơng nghiệp Thanh Bình, tỉnh Bắc Kạn nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Thực hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành lập dự án và khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu cơng nghiệp. Hiện có 4 nhà đầu tư triển khai dự án tại Khu cơng nghiệp Thanh Bình với tổng diện tích đất được giao là 41,3ha, bằng 100% diện tích đất quy hoạch để xây dựng nhà máy. Hiện nay, nhà máy chế biến gỗ Sahabak tại Khu công nghiệp đã bước đầu cho sản phẩm. Khu Công nghiệp Thanh Bình được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc

54

làm cho người lao động, tạo động lực, môi trường thu hút các dự án đầu tư, phát huy tiềm năng thế mạnh của huyện.

Bên cạnh đó, cơng tác y tế, giáo dục được đẩy mạnh thực hiện. Chất lượng sức khỏe của người dân ngày càng được cải thiện. Đến nay, có 11/16 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh và uống viatamin A hàng năm đạt trên 99%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 30,2% năm 2002 xuống còn 18,1% năm 2011; thực hiện tốt cơng tác kế hoạch hóa gia đình, duy trì mức sinh thay thế.

Ngành giáo dục quan tâm đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác giáo dục. 100% các xã có Hội Khuyến học. Huyện duy trì cơng tác phổ cập giáo dục, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THCS, THPT năm học 2011 - 2012 đạt 100%…

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đạt nhiều kết quả. Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Đảng bộ huyện luôn coi trọng cơng tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng từng bước đổi mới, giữ vững vị trí, vai trị lãnh đạo tồn diện làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Chợ Mới khơng ngừng phát triển.

3.1.3.2. Khó khăn

Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa thật sự vững chắc, thiếu tính bền vững; chất lượng tăng trưởng chưa cao, chuyển dịch cơ cấu còn chậm, năng suất lao động thấp. Việc phát triển các thành phần kinh tế trong nơng nghiệp, nơng thơn cịn nhiều khó khăn. Thu ngân sách hàng năm phơng ổn định, cơ cấu các nguồn thu trên địa bàn huyện chưa thật sự bền vững.

Việc bố trí nguồn vốn để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cịn thiếu thốn, tỉ lệ hộ nghèo còn cao.

55

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)