Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 48 - 52)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Để thực hiện nội dung nghiên cứu đặt ra, tác giả tiến hành thu thập thông tin bằng 2 phương pháp, bao gồm:

- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

+ Nội dung: Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các dữ liệu sơ cấp, những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên cứu thu thập. Trong thực tế, khi dữ liệu thứ cấp không đáp ứng được u cầu nghiên cứu, hoặc khơng tìm được dữ liệu thứ cấp phù hợp thì các nhà nghiên cứu sẽ phải tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp. Phương pháp này bao gồm các bước: Xác định vấn đề cần nghiên cứu, thiết lập kế hoạch nghiên cứu, tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu thu thập được và phân bổ các kết quả phân tích. Các nhà nghiên cứu có thể điều tra trực tiếp, quan sát hoặc khảo sát trực tuyến.

+ Ưu điểm: Nếu được thực hiện tốt sẽ giúp thu thập được các số liệu trung thực thực và khách quan hơn.

+ Nhược điểm: Khó thu thập, mất nhiều thời gian, cơng sức cho việc khai thác số liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài.

Mục tiêu khảo sát: thu thập ý kiến, đánh giá của các nhà quản lý, cán bộ

39

tin và truyền thông tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Chọn mẫu nghiên cứu: Phiếu Phỏng vấn sâu được gửi đến các đối tượng

tại địa bàn huyện Chợ Mới. Cụ thể: Phịng Văn hố, thơng tin và truyền thơng, Phịng Tài chính – Kế hoạch, UBND các xã, phường, bởi đây là các cơ quan trực tiếp làm việc, xử lý các công việc liên quan đến NSNN cho lĩnh vực văn hố, thơng tin và truyền thơng.

Đối tượng khảo sát: các nhà quản lý, cán bộ quản lý lĩnh vực văn hố,

thơng tin và truyền thơng và cán bộ thực hiện công tác chuyên môn.

Cỡ mẫu: Việc xác định cỡ mẫu cho nghiên cứu này được tác giả tính

tốn dựa vào cơng thức tính cỡ mẫu đang được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu xã hội học hiện nay đó là: phương pháp Slovin (1984), cụ thể:

Công thức: 𝑛 = 𝑁 1 + 𝑁.𝑒2

Trong đó: N: Tổng thể mẫu (người)

n: Số mẫu cần chọn (người) e: Sai số cho phép

Trong nghiên cứu này:

 Số mẫu là cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực văn hố, thơng tin và truyền thơng.

+ N là tổng số cán bộ làm việc trong lĩnh vực văn hố, thơng tin và truyền thông: 58 người.

+ e: 0,05 + Số mẫu n cần chọn là: 𝑛 = 𝑁 1 + 𝑁. 𝑒2 = 58 1 + 58 𝑥 0,052 = 50,65 (Làm chẵn 50 người)

Như vậy, tổng số mẫu cần chọn là: 50 người

Chọn mẫu nghiên cứu:

40

STT Tên đơn vị Số mẫu Cơ cấu

(%)

1 Phòng Văn hố, thơng tin và truyền thơng

10 20% 2 Phịng Tài chính – Kế hoạch 15 30% 3 UBND các xã, phường 25 50% Tổng 50 100

Nguồn: Tác giả tổng hợp điều tra, 2019 Quy trình khảo sát:

Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra

Bước 2: Tiến hành điều tra thử để hoàn thiện biểu phiếu trước khi đưa vào điều tra chính thức

Bước 3: Tiến hành điều tra chính thức

Bước 4: Tổng hợp các kết quả điều tra và phân tích

Thời gian khảo sát: tác giả gửi phiếu khảo sát trong tháng 1/2020 và nhận

trả lời trong vòng 5 tuần.

Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để xây dựng bảng hỏi, 5 mức độ bao gồm:

Hồn tồn khơng đồng ý

Khơng đồng

ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Ý nghĩa giá trị trung bình trong thang đo khoảng

Khi phân tích SPSS, bước đầu tiên thường làm là thống kê mô tả, một trong những thông số thông dụng là Mean – trung bình cộng. Chúng ta nên hiểu rõ ý nghĩa giá trị trung bình của thang đo mà ta sử dụng (thường là thang đo khoảng – interval scale) để giúp cho việc phân tích số liệu được hợp lý và hiệu quả hơn.

41

Giả sử dùng thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8

Ý nghĩa các mức như sau: 1.00 – 1.80: Rất không đồng ý 1.81 – 2.60: Khơng đồng ý 2.61 – 3.40: Bình thường 3.41 – 4.20: Đồng ý 4.21 – 5.00: Rất đồng ý

Các câu hỏi và câu trả lời ngắn được nêu trong phụ lục.

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

+ Nội dung: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp tập hợp các dữ liệu thứ cấp - dữ liệu đã có sẵn, khơng phải do mình thu thập, đã cơng bố, đây là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu.Các dữ liệu thứ cấp có thể giúp người quyết định đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trong những trường hợp thực hiện những nghiên cứu mà các dữ liệu thứ cấp là phù hợp mà khơng cần thiết phải có các dữ liệu sơ cấp. Các bước thu thập dữ liệu thứ gấp gồm: Xác định dữ liệu cần có cho cuộc nghiên cứu, xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong, xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên ngoài, tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp, tiến hành nghiên cứu chi tiết giá trị dữ liệu, hình thành các nguồn dữ liệu cần thu thập từ các nguồn tư liệu gốc.

+ Ưu điểm: Các số liệu, dữ liệu thứ cấp là có sẵn, tác giả sẽ khơng phải mất nhiều thời gian để điều tra, phân tích và tổng hợp.

+ Nhược điểm: Những báo cáo tổng kết, có thể sẽ khơng phản ảnh đầy đủ một cách trung thực nhất về số liệu, dữ liệu thu thập được.

Trong nghiên cứu này, dữ liệu thứ cấp chính là các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, báo cáo tổng hợp NSNN của huyện và các báo cáo của phịng văn hố, thơng tin truyền thơng, phịng Tài

42

chính – Kế hoạch của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)