3.4.1. Nguyên nhân của những thành tựu
- Trước hết, sự đúng đắn của đường lối, chủ trương, của Đảng, chính
sách Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt. Giữa cán bộ với đường lối, nhiệm vụ chính trị có mối quan hệ biện chứng. Công tác cán bộ nói chung, CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bợ nói riêng ở bất kỳ thời kỳ
cách mạng nào cũng phải gắn liền với đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng. Đường lối đúng đắn là động lực thôi thúc đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ CBCC khơng ngừng học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, vượt qua khó khăn, hồn thành nhiệm vụ. Đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đã được các Đại hội VII, VIII, X, X, XI, XII, XIII của Đảng từng bước cụ thể hóa, ngày càng đi sâu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự đúng đắn của đường lối đó đã củng cố quan điểm, lập trường cách mạng, định hướng cho đội ngũ CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bộ càng vững vàng, kiên định quan điểm, lập trường, vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Thứ hai, do các tỉnh, thành ủy, huyện ủy các tỉnh miền Tây Nam Bộ luôn
nhận thức đúng đắn, sâu sắc sự cần thiết, nội dung, phương pháp đổi mới công tác cán bộ nhất là trong giai đoạn 2010 đến nay. Trên cơ sở chủ trương đúng đắn của Đảng về đổi mới công tác cán bộ, các tỉnh, thành ủy, huyện ủy đã kịp thời tổ chức quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương của Trung ương để sát hợp với thực tiễn từng địa phương. Qua đó, cơng tác xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bộ được các tỉnh, thành ủy chỉ đạo thực hiện tốt. Tỉnh ủy, thành ủy, huyện ủy luôn được quan tâm kiểm tra việc thực hiện từng khâu trong quy trình xây dựng, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bợ theo hướng chuẩn hóa để đáp ứng u cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Thứ ba, cấp ủy từ cấp tỉnh đến huyện ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã
lãnh đạo thực hiện tốt các khâu trong công tác xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện. Quy trình cơng tác CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bộ được các cấp ủy quan tâm chặt chẽ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ CBCC cấp huyện đều gắn với quy hoạch, nên việc bố trí, sắp xếp khơng ngừng được kiện tồn cả về số lượng và chất lượng. Trình độ đội ngũ CBCC cấp huyện khơng ngừng được
nâng lên, nhất là nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Đa số CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bơ ̣ ln thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giữ được vai trò nịng cốt thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là chính sách đồn kết dân tộc, góp phần quan trọng vào việc ổn định an ninh chính trị, thúc đẩy hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Thứ tư, bản thân các đồng chí CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây
Nam Bộ luôn tự phấn đấu vươn lên khơng ngừng trong q trình cách mạng; được Đảng giáo dục, rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng. Đa số các CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bợ đều học qua chương trình đào tạo cơ bản, có hệ thống lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và trưởng thành trong hoạt động thực tiễn cách mạng. Đội ngũ cán bộ diện nêu trên đã tự giác không ngừng tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, tự xây dựng phong cách, lối sống giản dị, gần gũi quần chúng, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân. Tuy nhiên do nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên một số CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bợ ít được đào tạo cơ bản, chính quy, có hệ thống, chuyên sâu về các ngành khoa học xã hội và tự nhiên gắn với chức năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp huyện, nên họ rất ý thức tự giác học tập, nâng cao trình độ kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng, các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và thường xuyên nắm bắt thông tin qua báo, đài, mạng internet nhằm phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý.
Song song với q trình tự phấn đấu vươn lên khơng ngừng theo yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng, CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bợ cịn được Đảng, Nhà nước giáo dục, bồi dưỡng qua các đợt học tập nghị quyết đại hội, nghị quyết Trung ương, hội nghị chuyên ngành, sinh hoạt các chun đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, mà nhất là qua các cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” v.v..
3.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm
Thứ nhất, nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, nhất là
người đứng đầu tỉnh, thành ủy về công tác cán bộ chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc, toàn diện. Trong thời kỳ đổi mới nhất là từ 2010 - 2020, tuy đã có nhiều cố gắng trong việc cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng về cơng tác cán bộ, nhưng một số vấn đề trong công tác CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bộ như phương pháp tạo nguồn cán bộ, luân chuyển, quản lý, đề bạt và thực hiện chính sách chưa thực sự đồng bộ giữa 13 tỉnh, thành ủy. Nghị quyết Chính phủ (2017) số 120/NQ-CP, ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long đã đánh giá: “Việc huy động, sử dụng nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Mặt bằng học vấn và tỷ lệ ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của vùng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước; chất lượng giáo dục, y tế vẫn còn thấp so với yêu cầu; nhân lực chất lượng cao đang có xu hướng dịch chuyển sang các địa phương khác” [24, tr.20]. Những hạn chế đó đã tác động đến tâm tư, tình cảm của đội ngũ cán bộ các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Thứ hai, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nội dung
nêu trong các nghị quyết, kết luận của Trung ương về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện của các tỉnh miền Tây Nam Bợ cịn thiếu quyết liệt, chưa thường xuyên, nghiêm túc; chậm thể chế hóa, cụ thể hóa; ít kiểm tra, đơn đốc và chưa có chế tài xử lý nghiêm.
Thứ ba, một số nội dung trong công tác cán bộ chậm được đổi mới. Chậm
ban hành các tiêu chí, cơ chế hiệu quả để đánh giá đúng CBCC cấp huyện, tạo động lực, bảo vệ cán bộ và thu hút, trọng dụng nhân tài; chính sách cán bộ cịn bất cập, chưa phát huy tốt tiềm năng của cán bộ. Công tác quản lý cán bộ có nơi, có lúc bị bng lỏng; chưa có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người yếu kém, uy tín thấp, khơng đủ sức khỏe.
Thứ tư, Nghị quyết Chính phủ (2017) số 120/NQ-CP, ngày 17/11/2017
đã đánh giá về cán bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long: “Công tác quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực, phân cấp giữa địa phương và trung ương còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp chặt chẽ; các cơ chế điều phối phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long chưa phát huy tác dụng” [24, tr.16]. Điều này ảnh hưởng đến phân công, phân cấp, phân quyền CBCC cấp huyện miền Tây Nam Bộ khó khăn hơn trong việc gắn trách nhiệm, với tăng cường kiểm tra, giám sát và chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Chưa có biện pháp hữu hiệu để kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền và những tiêu cực trong công tác cán bộ. Thiếu chặt chẽ, hiệu quả trong phối hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm. Cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ trong đội ngũ cán bộ chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức.
Thứ năm, chưa phát huy đúng mức vai trò giám sát của các cơ quan dân
cử; giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; thiếu cơ chế phù hợp để cán bộ, đảng viên gắn bó mật thiết với nhân dân qua các tổ chức đó; chưa phát huy có hiệu quả vai trị, trách nhiệm của các cơ quan truyền thơng, báo chí.