Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện tại các tỉnh (Trang 109 - 115)

chốt cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ

Từ thực trạng, với những thành công, hạn chế qua thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ những năm 2010- 2020 đặt ra những vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, cần nắm vững và thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách nhà nước về cơng tác cán bộ để xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ trong tình hình mới. Trong nhiệm kỳ Đại hội XII,

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành gần 130 văn bản quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó có các văn bản về cơng tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. Các chủ

trương, nghị quyết của Trung ương và cấp ủy các cấp đã từng bước hồn thiện thể chế về cơng tác cán bộ là cơ sở, là căn cứ để các cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng đội ngũ cán bộ để thực hiện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.

Hiện nay, Đảng đang triển khai thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ hết sức to lớn, nặng nề trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực, đất nước tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường. Hiện nay, tồn vùng Tây Nam Bộ có nguy cơ bị ảnh hưởng trước biến đổi khí hậu rất lớn. Các đơ thị vùng Tây Nam Bộ ra đời muộn nhưng có tốc độ phát triển nhanh chóng, đồng loạt và rộng khắp; có sự ưu đãi về tài nguyên dồi dào, thương nghiệp phát triển; có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch, đường biển, có vùng sinh thái đồng bằng châu thổ với loại hình kinh tế nơng nghiệp làm chủ đạo, phát triển kinh tế khá rõ. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng, phải được tiến hành một cách khoa học, thận trọng, thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ là đầu tư phát triển lâu dài, bền vững.

Thứ hai, thực hiện nghiêm chỉnh, nhất quán việc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, tồn diện cơng tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền. Đảng lãnh đạo tồn diện cơng tác cán bộ. Các cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện miền Tây Nam Bộ cần quán triệt tư tưởng chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đơi với xây dựng chủ trương, kế hoạch, tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, phát huy sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Phân cơng, phân cấp CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ gắn với giao quyền và ràng buộc trách nhiệm; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm.

Cần thực hiện tốt các khâu của công tác cán bộ nhất là công tác quy hoạch CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ cần phải thực hiện thống nhất, bài bản khoa học. Trên cơ sở tiêu chuẩn quy định của Trung ương của Tỉnh ủy, trong công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ cần tiến hành chu đáo, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và phát triển, giữ vững đồn kết nội bộ và ổn định chính trị.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ phải vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với thực tiễn.

Xây dựng đội ngũ cán bộ CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới; thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân; đặt trong tổng thể của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và kết hợp chặt chẽ với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút, trọng dụng nhân tài.

Thứ tư, quán triệt và thực hiện nghiêm các nguyên tắc công tác cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ

Xử lý hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa “xây” và “chống”; giữa đức và tài; giữa tính phổ biến và tính đặc thù; giữa kế thừa, đổi mới và ổn định, phát triển; giữa thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân và tập thể trong xây dựng đội ngũ cán bộ CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Các tỉnh ủy, huyện ủy miền Tây Nam bộ cần hết sức coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng khối đoàn kết nội bộ trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Cần có quan điểm và phương pháp đúng đánh giá, sử dụng CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ một cách khách quan, khoa học. Các cấp ủy trong sử dụng, bổ nhiệm CBCC cấp huyện cần xử lý tốt các mối quan hệ giữa đức và tài, quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, tiêu chuẩn và cơ cấu, năng lực thực tế và bằng cấp...

một cách phù hợp với yêu cầu của mỗi chức danh cán bộ. Có như vậy mới đảm bảo xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ có đủ phẩm chất năng lực. Luôn thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong cơng tác CBCC, cần phải thể chế hóa thành các quy chế, quy trình; kết hợp đúng đắn chế độ tập thể với trách nhiệm cá nhân, dân chủ với tập trung, tránh dân chủ hình thức. Huy động mọi cấp, mọi ngành phối hợp với cơ quan tham mưu giúp Tỉnh uỷ các tỉnh miền Tây Nam bộ làm công tác quản lý CBCC cấp huyện.

Thứ năm, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là của các Tỉnh ủy, Huyện ủy, trước hết là người đứng đầu và cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể chính trị - xã hội và cơ quan truyền thơng, báo chí trong cơng tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân; phải thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và xây dựng đội ngũ cán bộ dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, chặt chẽ hơn. Xác định xây dựng đội ngũ CBCC tại các tỉnh miền Tây Nam bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là của các cấp ủy, tổ chức đảng cấp tỉnh, cấp huyện, trước hết là người đứng đầu và cơ quan tham mưu của Đảng về tổ chức, cán bộ là nịng cốt. Thơng qua các tổ chức trên để phát hiện những CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ có tài, có đức và năng lực thực tiễn. Đồng thời xử lý nghiêm minh và kịp thời những cán bộ có sai phạm. Ln bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cán bộ đúng, sai phải đấu tranh, có dư luận phải làm rõ.

Kết luận Chương 3

Chương 3 đã khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa nói chung của miền Tây Nam Bộ. Với vị trí địa lý và vai trị quan trọng của khu vực, trong thời kỳ đổi mới, các tỉnh miền Tây Nam bộ đã quán triệt, vận dụng

lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng địi hỏi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Về thực trạng đội ngũ CBCC cấp huyện và xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện của các tỉnh Tây Nam Bộ giai đoạn 2010 - 2020 có nét nổi bật là ngày càng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, yêu cầu cán bộ mà Đảng đặt ra đối với từng chức danh. Đội ngũ này có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, hết lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Đặc biệt cơ cấu về độ tuổi là sự hợp lý của các độ tuổi, do đó đảm bảo khơng có sự hụt hãng về đội ngũ CBCC tại các địa phương. Trong thời gian qua đội ngũ CBCC cấp huyện đã góp phần quan trọng vào mục tiêu cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tại địa phương góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ.

Tuy nhiên năng lực, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... của đội ngũ CBCC cấp huyện của các tỉnh Tây Nam Bộ chưa đồng đều, có mặt cịn hạn chế, yếu kém.

Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ là: Nắm vững, thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước về xây dựng đội ngũ CBCC trong tình hình mới; thực hiện nghiêm chỉnh, nhất quán việc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, tồn diện cơng tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ CBCC cấp huyện. Xây dựng đội ngũ cán bộ CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam bộ vừa đáp ứng yêu cầu khách quan, vừa phù hợp với thực tiễn, coi đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là của Tỉnh ủy, Huyện ủy, trước hết là người đứng đầu và cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ.

Việc nghiên cứu thực trạng và một số vấn đề đặt ra từ thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ là cơ sở để

tác giả đề xuất các phương hướng, mục tiêu, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện ở chương 4.

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN CÁC TỈNH MIỀN TÂY NAM BỘ

4.1. Dự báo những nhân tố tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh miền Tây Nam bộ

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện tại các tỉnh (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)