Giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện tạ

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện tại các tỉnh (Trang 129 - 178)

tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ giai đoạn hiện nay

Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội Trung ương 7, khóa XII, về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Căn cứ vào bảy nhóm giải pháp theo Nghị quyết số 26-NQ/TW; trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng, căn cứ vào thực trạng tình hình đội ngũ CBCC cấp huyện các tỉnh miền Tây Nam Bơ ̣, có thể xác định 6 nhóm giải pháp chủ yếu sau đây nhằm tăng cường công tác xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ:

4.3.1. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống

Nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của đội ngũ CBCC cấp huyện tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ bằng thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt và thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Tỉnh uỷ. Đẩy mạnh cơng tác cơng tác tun truyền, giáo dục với nhiều hình thức phong phú,

củng cố niềm tin, tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong đội ngũ CBCC, quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm tạo được những chuyển biến quan trọng về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đội ngũ đội ngũ CBCC, góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết trung ương 4 về xây dựng chỉnh đốn Đảng, nắm vững những tư tưởng chỉ đạo, những cơng việc phải làm, trên cơ sở đó có sự thống nhất cao về ý chí, quyết tâm, thấy đầy đủ trách nhiệm của mình để gương mẫu, tự giác thực hiện và chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết trên mỗi cương vị cơng tác tại địa bàn, lĩnh vực do mình phụ trách. Ban Chấp hành đảng bộ các tỉnh miền Tây Nam Bộ tiếp tục đổi mới sinh hoạt Đảng; phát huy vai trò của Tỉnh ủy trong quản lý, giáo dục, trong kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCC chấp hành Điều lệ Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng; Quy định những điều đảng viên không được làm; đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đội ngũ CBCC.

Các Tỉnh ủy của các tỉnh miền Tây Nam Bộ quán triệt, triển khai các nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hóa của các tỉnh miền Tây Nam Bộ; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn. Thực hiện nghiêm túc chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ. Chú trọng công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong đội ngũ CBCC cấp huyện, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn

hoá. Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực công tác tư tưởng của đội ngũ CBCC cấp huyện các tỉnh miền Tây Nam Bợ trong tình hình mới.

Giữ vững quan điểm tư tưởng Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị. Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Quán triệt quan điểm cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.

Cấp ủy các tỉnh, nhất là người đứng đầu của 13 tỉnh, thành của Tây Nam Bộ phải có chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho CBCC cấp huyện trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, bảo đảm chỉ tiêu, cơ cấu phù hợp. Thường xuyên phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ có bản lĩnh, năng lực và triển vọng giới thiệu, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý cấp huyện nhất là cán bộ nữ, cán bộ trẻ. Tập trung xây dựng, củng cố kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện làm công tác tổ chức, cán bộ. Đặc biệt, cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng phải tuyệt đối trung thành, trung thực, trong sáng, công tâm, khách quan, vô tư. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời phát hiện, báo cáo cấp có thẩm quyền những vấn đề phát sinh, vướng mắc nổi lên để xử lý theo thẩm quyền đối với tập thể, cá nhân CBCC cấp huyện vi phạm các nguyên tắc, quy định về công tác cán bộ. Ban Tổ chức Tỉnh ủy, thành ủy phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị, xã hội thực hiện có hiệu quả các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Tỉnh ủy về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội và Nhân dân tham gia để xây dựng đội ngũ CBCC nói riêng.

của công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện

Thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện theo hướng: Đồng bộ, liên thông, nhất quán trong hệ thống chính trị và phù hợp với thực tế; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; ràng buộc trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng đội ngũ CBCC cấp huyện

4.3.2.1.Về đánh giá cán bộ

Nâng cao chất lượng công tác đánh giá CBCC cấp huyện theo hướng thật sự công tâm, khách quan, có tiêu chí rõ ràng và thơng qua sản phẩm cụ thể; gắn việc đánh giá cá nhân với đánh giá tập thể, với kết quả thực tế thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. Kịp thời miễn nhiệm, cho từ chức, thay thế những CBCC cấp huyện năng lực hạn chế, uy tín thấp, mắc sai phạm; mà khơng chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm. Tuyệt đối chống tư tưởng cục bộ, bè phái, “lợi ích nhóm”, tiêu cực. Đổi mới cơng tác đánh giá cán bộ CBCC cấp huyện theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thơng qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Trong tình hình mới, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện ở các tỉnh miền Tây Nam Bô ̣, cần thực hiện tốt các biện pháp chính sau:

4.3.2.2. Các cấp ủy đảng, chính quyền cấp huyện cần quán triệt, thực hiện đầy đủ Quy định số 89-QĐ/TW ngày 4/8/2017 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo,

quản lý các cấp; Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và các Quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý của các Tỉnh ủy, thành ủy để chỉ đạo thực hiện đánh giá xếp loại CBCC cấp huyện hàng năm.

4.3.2.3. Các cấp ủy đảng, đứng đầu là cơ quan tham mưu, giúp việc là Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy căn cứ quy định của Trung ương Đảng, của Bộ Nội vụ xây dựng, hồn thiện quy trình, quy chế đánh giá cán bộ CBCC cấp huyện theo hướng công khai, dân chủ. Yêu cầu của quy trình, quy chế đánh giá CBCC cấp huyện các tỉnh miền Tây Nam Bộ phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai và công tâm. Đánh giá cán bộ dứt khoát phải do tập thể cấp ủy (huyện ủy, tỉnh ủy) kết luận. Kết quả đánh giá phải được công khai cho từng cán bộ, không tạo kẽ hở cho các phần tử xấu lợi dụng cơng kích, bơi nhọ cán bộ CBCC cấp huyện.

4.3.2.4. Đánh giá cán bộ CBCC cấp huyện gắn với tiêu chuẩn, chức danh, chức trách của từng người, gắn với cơng việc, điều kiện hồn cảnh cụ thể mà cán bộ có hoạt động. Phải căn cứ vào mối quan hệ của cán bộ, thái độ đối với nhân dân và việc chấp hành nghị quyết của Đảng, của cấp trên để đánh giá.

Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá CBCC cấp huyện là uy tín thực sự và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của họ. Cần thu thập nhiều nguồn thông tin, từ cấp trên, đồng nghiệp, tổ chức đảng, nhân dân nơi công tác, cư trú để đảm bảo đánh giá được chính xác. Mọi CBCC cấp huyện các tỉnh ở Tây Nam Bộ đều phải được nhận xét, đánh giá thường xuyên, định kỳ. Những CBCC cấp huyện trước khi được đề bạt, bố trí phải được đánh giá cụ thể, kết luận rõ ràng và lưu trữ trong hồ sơ cán bộ của huyện ủy, tỉnh ủy, của cơ quan chức năng để theo dõi, kiểm tra sự phấn đấu, rèn luyện của cán bộ trên cương vị công tác mới bố trí.

- Về bố trí sử dụng cán bộ

bộ. Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về: Hiểu và đánh giá đúng cán bộ để lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ; Phải “khéo dùng cán bộ”, “dùng người đúng chỗ, đúng việc; Phải chống chủ nghĩa biệt phái, cục bộ, địa phương, hẹp hòi; Phải chú trọng đến công tác đề bạt cán bộ; thực hiện các nguyên tắc của Trung ương Đảng trong bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC cấp huyện:

+ Bảo đảm đúng tiêu chuẩn: Có tinh thần yêu nước, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư; có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; có trình độ văn hóa, chun mơn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; coi trọng cả đức và tài, đức là gốc. Ngoài các tiêu chuẩn chung, cán bộ CBCC cấp huyện lãnh đạo các lĩnh vực còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể theo quy định của đảng và pháp luật của nhà nước.

Gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện theo tiêu chuẩn chức danh và đẩy mạnh thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị để rèn luyện qua thực tiễn ở các lĩnh vực, địa bàn khác nhau. Thực hiện việc bố trí Bí thư huyện ủy khơng là người địa phương theo mục tiêu đề ra; khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác, nhất là chức danh chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, nếu có điều kiện.

Đổi mới công tác ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng CBCC cấp huyện: Hồn thiện các quy định, quy chế để cấp ủy cấp huyện có cơ cấu hợp lý, tinh giản số lượng và nâng cao chất lượng. Tiếp tục thực hiện chủ trương bầu trực tiếp bí thư huyện ủy tại đại hội đại biểu đảng bộ huyện; thực hiện nghiêm việc lựa chọn, bầu cử có số dư; ứng viên trước khi bổ nhiệm phải trình bày chương trình hành động và cam kết trách nhiệm thực hiện.

Thực hiện chủ trương cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới. Tỉnh ủy phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp,

bố trí, tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho CBCC cấp huyện trẻ, cán bộ nữ, là người dân tộc thiểu số. Quy định trách nhiệm của lãnh đạo và cấp ủy viên cấp huyện trong việc tiến cử người có đức, có tài; người đứng đầu có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, tiến cử người thay thế mình.

Thực hiện cơ chế phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí CBCC cấp huyện có bản lĩnh, năng lực nổi trội và triển vọng phát triển vào vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả vượt cấp, nhất là cán bộ trẻ. Triển khai quy định mới của Đảng về việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm trong công tác CBCC cấp huyện. Xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người Bí thư, Chủ tịch huyện trong cơng tác cán bộ và quản lý cán bộ; xử lý nghiêm những người có sai phạm, kể cả khi đã chuyển cơng tác hoặc nghỉ hưu.

Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ CBCC cấp huyện: Nắm chắc lịch sử chính trị, nhất là chính trị hiện nay. Khơng xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử khi chưa có kết luận về tiêu chuẩn chính trị.

Thực hiện Bí thư, Chủ tịch huyện lựa chọn, giới thiệu cán bộ trong quy hoạch để thực hiện quy trình bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của mình; Bí thư huyện uỷ giới thiệu để bầu ủy viên ban thường vụ theo quy trình, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phải chịu trách nhiệm về việc giới thiệu của mình. Giao quyền cho Bí thư, Chủ tịch huyện bổ nhiệm cán bộ trong quy hoạch, miễn nhiệm đối với cấp trưởng cấp dưới trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

+ Đảm bảo khách quan, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, minh bạch trong lựa chọn CBCC cấp huyện, đảm bảo u cầu cơng việc. Địi hỏi xem xét phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm hiện có của CBCC cấp huyện đáp ứng được yêu cầu. Đảm bảo cơ cấu hợp lý CBCC cấp huyện giữa các lĩnh vực, giữa người già với người trẻ, người tại địa phương và người nơi khác; cán bộ nam và nữ và giữa các ngạch bậc. Đảm bảo lựa chọn, bố trí và sử dụng CBCC cấp huyện phải dựa trên quy hoạch cán bộ. Các cơ quan tổ chức cấp tỉnh

phải thực hiện các biện pháp tạo nguồn CBCC cấp huyện.

Bởi vậy trong thời gian tới các cấp ủy các tỉnh miền Tây Nam Bộ cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết trong công tác bố trí, sử dụng CBCC cấp huyện. Trong bố trí, sử dụng CBCC các huyện cần thực hiện đúng quy trình, quy chế và sử dụng cán bộ. Việc bổ nhiệm, bố trí, sử dụng CBCC cấp huyện ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể. Phải đảm bảo đúng lúc, đúng tầm với nhiệm vụ CBCC cấp huyện, đặc biệt là các cương vị Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, đúng

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện tại các tỉnh (Trang 129 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)