Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp (CN) ở Hà Tây đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Bước đầu đã tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm, công nghệ và nguồn vốn. Việc xây dựng các khu, cụm, điểm CN đã có quy hoạch thống nhất trong tồn tỉnh. Để ngành CN có bước chuyển biến mạnh lãnh đạo tỉnh đã thống nhất lấy năm 2004 là “Năm phát triểnCN” với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, ngành CN đã đạt đựơch những kết quả đáng mừng, tốc độ tăng trưởng ngành đạt 20.7%, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 7.225
tỷ đồng. Một số sản phẩm tăng khá so với năm 2003, là gạch xây dựng tăng 20%, xi măng tăng 12,6%, bê tơnh thương phẩm tăng 44,6%. Để có được nhữnh thành quả trên là nhờ ngành CN đã có những biện pháp khắc phục những khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng ở các khu, cụm, điểm CN; tiến hành rà soát quy hoạch phát triển CN- TTCN; quy hoạch điện lưới điện của tỉnh và các huyện thi xã đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho phát triển CN.
Đất nước ta, đang trên đà phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị theo cơ chế thị trường. Do đó việc xố bỏ cơ chế tập trunh qua liêu bao cấp trong sản xuất CN là rất cần thiết để CNH, HĐH đất nước. Để ngành CN thực sự là một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX xác định rõ nhiệm vụ của công nghiệp trong thời gian tới cần phải: “Đẩy nhanh tiến
độ cổ phần hoá cà mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hố, kể cả một số tổng cơng ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành”[12,191- 192].
Nhờ có những đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế CN trong thời kì mới nên CN Hà Tây đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong đó phải kể tới phong trào cổ phần hố trong các doanh nghiệp Nhà nước đã đem lại những bước tiến mới trong ngành thương mại. Bài: “Cổ phần hoá - bước tiến mới trong nghành thương mại” của tác giả Vân
Hiếu( số 3324, ngày 9/11/2004) đã phản ánh về những kết quả bước đầu của các
doanh nghiệp sau 4 năm cổ phần hố, chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh, đã tránh được “tình trạng” thua lỗ.Đồng thời khảng địng được hướng đi đúng đắn về chuyển doanh nghiệp nhà nbước thàng công ty cổ phần. Đi đầu trong việc cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước là Cơng ty Ăn uống khách sạn Hà
Tây và Công ty ăn uống khách sạn Sơn Tây (bắt đầu cổ phần hoá năm 1999).
Sau khi đi vào hoạt động doanh nghiệp đã làm ăn có lãi, phát triển về doanh số thu nộp ngân sách và thu nhập của người lao động tăng. Trong bài có đoạn viết “Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Sơn Tây, năm 2000 mới chuyển đổi hoạt
động doanh số đạt 8,9 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 305 triệu đồng, cổ tức chia 5,02% năm, thì năm 2003 doanh số đạt 13 tỷ đồng, nộp ngân sách 650
triệu đồng, cố tức chia là 7,7% năm”. Đó là những bước tiến ban đầu của cổ
phần hố doanh nghiệp nhà nước.
Trong tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động phức tạp, đã ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế nước ta. Mặc dù công cuộc đổi mới, đã được manh nha từ rất lâu nhưng nền kinh tế CN phát triển vẫn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu CNH, HĐH đất nước. Để khắc phục những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, các công ty cần xác định được thị yếu, mặt hàng cần thiết và phù hợp với thị trường tiêu thụ để có hướng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu tiêu dùng trong và ngồi nước khác nhau địi hỏi các nhà quản lý phải năng động, nhạy bén trong kinh doanh tạo ra những mặt hàng mới để có thể giúp cơng ty đứng vũng trên thị trường. Trong bài “Thành công trong sản xuất, kinh doanh ở công ty cổ phần xây dựng Thăng
Long” của tac giả Tơ Hồng (Số 3524, 3/5/2004) đã nêu lên cách làm ăn mới
trong sản xuất sản phẩm bê tơng đúc sẵn mang lại uy tín và kết quả cao. Trong khi đó một số doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này đang đứng trước những thách thức lớn về tìm ra thị trường tiêu thụ. Thì Công ty cổ phần xây dựng
Thăng Long, sản phẩm lại có mặt ở tất cả các tỉnh thành phía Bắc, đặc biệt là
thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương... để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường như hiện nay ngồi việc đưa thiết bị máy móc, dây chuyền kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơng ty cịn chú trọng đặc biệt đến “các biện pháp giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo “giá cả phải chăng”
và thu hút bạn hàng bằng tinh thần phục vụ nhiệt tình, dễ chịu của đội ngũ nhân viên phục vụ” đây là một việc làm rất cần thiết và rất mới mẻ trong sản xuất kinh
doanh nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để có được chỗ đứng trong thị trường, đói hỏi mỗi cơng ty phải có sự đổi mới cả về chất lượng và mẫu mã thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩn trong thời kỳ đổi mới. Nhưng muốn có được điều đó đa số các cơng ty đều tập trung vào cải tiến hệ thống thiết bị máy móc như: “Cơng ty CP bao bì
Sơng Đà vượt khó đi lên” bằng cách đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây
đầu ra của sản phẩm. Tuy mặt hàng bao bì chỉ bán ở trong nước nhưng nguyên liệu lại phải nhập từ nước ngồi nên điều khó khăn đặt ra trước mắt cho công ty là phải làm sao cho sản phẩm có giá thành thích hợp để tiên thụ được nhiều thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển được. Do đó cơng ty đã quyết định: “Đầu tư 20 tỷ xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền sản xuất bao bì khá hiện
đại ở xã Đại Yên (thị xã Hà Đông)”. Từ ba cơ sở nằm rải rác ở Hà Tây, Hồ
Bình, nay đã được quy về một mối từ đó “cơng ty có điều kiện tổ chức quản lý
sản xuất theo tiêu chuẩn ISO- 9001- 2000. Cơng ty sản xuất khép kín các cơng đoạn từ nguyên liệu đầu vào là giấy craff và hạt nhựa PP”. Đồng thời do tập
trung về một nơi nên đã giảm được số lao động không cần thiết nhưng không ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất kinh doanh. Để khắc phục những khó khăn trong thời kỳ CNH, HĐH mỗi cơng ty có một hướng đi riêng để phù hợp với tình hình, điều kiện của mình. Khác với Cơng ty CP bao bì Sơng Đà, Cơng ty Sơng Cơng Hà Đơng lại có hướng đi khác để cạch tranh trên thị trường. Qua bài “Để
tồn tại phải đi lên từ công nghệ tiên tiến” của tác giả Đặng Duy Phương (số
Báo tết 2005) chúng ta lại thấy được một hướng đi mới trong phát triển sản xuất các mặt hàng cơ khí tinh xảo. Trước hết công ty xác định rõ xu hướng phát triển tất yếu tâm lý người tiêu dùng là “Địi hỏi hàng hố có chất lượng cao, bền đẹp,
tiện dụng, nhưng giá cả phải theo chiều ngược lại”, đó là một mâu thuẫn lớn rất
khó giải quyết. Bên cạnh đó, trên thị trường lại xuất hiện tình trạng “hàng nhái”, hàng giả với mẫu mã, tem nhãn, bao bì như thật nhưng giá bán rất rẻ, thu hút được rất nhiều khách hàng. Nên vấn đềđặt ra trước mắt của công ty là muốn cạnh tranh chiến thắng, tồn tại và phát triển, giữ vững thương hiệu sản phẩm chỉ có thể chọn giải pháp đổi mới cơng nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cho cùng một sản phẩm, vừa giảm sức lao động nặng nhọc cho công nhân, đảm bảo môi trường CN trong sạch, tiết kiệm ngun liệu, nhiên, vật liệu và chi phí cơng nhân. Từ đó giảm giá thành sản phẩm thu hút khách hàng trong và ngoài nước.
Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều cơng ty được xây dựng một mặt làm thay đổi bộ mặt đời sống, nhưng mặt khác nó cũng gây ra sự cạnh tranh rất gay gắt giữa nhiều mặt hàng. Do đó muốn tồn tại và phát triển trên thị trường
địi hỏi các doanh nghiệp phải có những giải pháp thích hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Trong khi trên thị trường có rất nhiều mặt hàng phân bón trong và ngồi nước đã có thương hiệu và được nhân dân chuyên dùng trong sản xuất nơng nghiệp. Nhưng để nhân dân có thể nhận thấy chất lượng, sản phẩm Cơng ty phân bón Sơn Lâm đã áp dụng phương pháp bán hàng trả chậm (bán chịu cho nông dân) sau vụ thu hoạch mới thu tiền, với cách làm này của công ty đã được nhiều địa phương hoan nghênh. Bên cạnh đó cơng ty đã xác định “phương châm
của công ty là phải hiểu đồng ruộng và cây trồng để sản xuất ra loại phân bón phù hợp”, nhưng để làm được điều này công ty đã phối hợp với Trung tâm
Khuyến nông tỉnh, Hội phụ nữ, Hội nông dân để tập trung hội viên, nơng dân thơng qua đó chuyển giao kỹ thuật, tập huấn để sử dụng phân NPK Sơn Lâm được hiệu quả. Nhờ phương thức này, nhiều địa phương ln tín nhiệm và đăng ký mua thường xuyên phân bón NPK Lâm Sơn, đây là một quyết địng táo bạo nhưng cũng nhờ đó mà thương hiệu phân bón NPK Lâm Sơn được nhiều nơng dân biết đến (Bài: “Cơng ty phân bón Lâm Sơn: ứng trước phân NPK cho
nơng dân” của tác giả Xuân Quang (số 2968, ngày 2/1/2004) đã phản ánh cách
làm rất mới của Công ty Lâm Sơn để chúng ta học tập kinh doanh trong thời kỳ mở cửa như hiện nay.
Khác với Công ty Lâm Sơn, Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương
đóng trên địa bàn huyện Hồi Đức lại kết hợp giữa sản xuất cơng nghiệp với
mơ hình trang trại để tận dụng nguồn ngun liệu thải của công ty vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần hạn chế nạn ơ nhiễm mơi trường. Từ nguồn ngun liệu sẵn có ở nơng thơn đó là cây sắn trước kia người dân chủ yếu sử dụng để chăn nuôi, nhưng với tài năng của anh Nguyễn Duy Hồng đã đưa củ sắn vào chế biến công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh đã chế biến củ sắn thành Xi rô Glucô cao cấp làm tăng thêm cho giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo việc làm cho nơng dân có thu nhập cao. Nhưng “nhìn những chất phế thải từ
sản xuất vẫn còn tận dụng được, thấy mội trường vùng quê còn nhiều bức xúc, Minh Dương lại thêm hướng phát triển mới đó là đầu tư cho sản xuất trang trại” cho thu nhập hàng năm lên tới 300- 350 triệu đồng. Điều đặc biệt là mơ
hình trang trại đã tạo ra được một mơ hình sinh thái làm cho mơi trường nông thôn ở làng nghề được cải thiện.
Thành công của một doanh nghiệp, đi lên từ địa bàn nơng thơn, mơ hình Minh Dương khơng chỉ mang lại lợi nhuận, hiệu quả, đóng góp cho ngân sách Nhà nước mà còn hấp dẫn tạo ra sự lôi cuốn để nhiều người học tập và theo gương Minh Dương. Kết thúc bài viết tác giả khẳng định: “Đó chính là sự năng
động, tìm tịi và nhiệt huyết làm giàu chính đáng, làm giàu từ nội lực để có tích luỹ đầu tư lớn cho sản xuất kinh doanh”. Đây là mơ hình đa dạng “CN- thương mại- nơng nghiệp” như bổ sung cho nhau tạo ra diện mạo một doanh nghiệp
hoạt động hiệu quả, bền vững sức sống Minh Dương ngày càng vững mạnh hơn, phong độ hơn. Đây là những kinh nghiệm, một hướng đi đúng, một mơ hình tiên tiến trên con đường phát triển đi lên trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mà Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương đang toả sáng (Bài: “Công ty cổ phần Minh Dương: Mơ hình doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh tổng hợp, khép kín hiệu quả cao” ra ngày 27/5/2004).
Hà Tây là vùng đất trăm nghề, nhưng trong thời kỳ bao cấp một số làng
nghề đã khơng cịn nữa do nhu cầu tiêu thụ trong nước không cao, thị trường xuất khẩu ngày càng bị thu hẹp nhưng khơng vì thể mà nó đi hồn tồn. Cũng chính trong những khó khăn đó nhờ sự thơng minh sáng tạo, sự nhạy sén nắm bắt thị trường mà một số làng nghề đã được khơi phục lại phát triển mạnh và có hướng mở thêm nhiều ngành nghề mới. Tiêu biểu và đi đầu trong phong trào khôi phục và nhân cấy nghề mới ở Đan Phượng phải kể tới anh Quách Văn Trường, từ nghề truyền thống dệt vải trước đây chỉ với đồng vốn ít ỏi nên anh chỉ gom hàng trong vùng đi bán ở Thành phố Hồ Chí Minh lúc đầu chỉ “cị con” thu nhập chỉ đủ ăn. Nhưng cũng chính trong thời gian đó anh đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và nắm bắt được nhu cầu thị trường nên anh đã mạnh dạn chuyển sang sản xuất giày vải, gạc, vải các loại và gia công nhuộm vải... mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều nguồn lao động trong vùng. Với nghi lực và lòng yêu nghề, anh Trường đã góp phần làm rõ nội dung cũng như hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước
đồng thời cũng khẳng định chính tuổi trẻ của mình trong lập thân, lập nghiệp. Kết thúc bài viết tác giả một lần nữa khặng định lại hớng đi của anh hoàn toàn phù hợp phát triển hiện nay của ngành CN nói chung và ngành dệt may nói riêng: “Nhìn nhận rất chắc chắn xu thế phát triển CN của nước ta đang phát
triển, ngành Dệt may vẫn là một trong những ngành mũi nhọn. Trường đang xây dựng kế hoạch nâng cấp dây chuyền, mởi rộng quy mô sản xuất của cơ sở trong thế đi lên vững chắc”. (Bài: “Nghề cũ áo mới” của tác giả Thái Hà, Nguyễn
Phương, ra ngày 24/5/2004).
Cùng với phong trào cả nước thi đua phát triển kinh tế, Hà Tây cũng đã có rất nhiều gương lao động sản xuất, kinh doanh giỏi đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân được báo Hà Tây diểu dương và phản ánh kịp thời. Đã góp phần giúp cho nhân dân học tập và tạo điều kiện để nhân rộng thêm nhiều mơ hình điển hình tiên tiến hơn nữa.