Đây là một dạng bài đòi hỏi tác giả phải phân tích và đánh giá nguyên nhân gây ra sự kiện, hiện tượng được phản ánh. Từ đó tác giả phân tích các mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện từ đó đưa ra những kết luận nhất định giúp người đọc hiểu và học tập. Trong q trình phân tích các sự kiện, tác giả phải nêu bật được bản chất, ý nghĩa của sự kiện hiện tượng được đề cập.
Ví dụ về tác phẩm bài phản ánh phân tích có thể là bài: “Nghề cũ- áo
mới” (số 3131, ngày 24/5/2004) của tác giả Thái Hà- Nguyễn Phương. Trong
bài tác giả đã dẫn chứng ra hàng loạt những nguyên nhân chủ yếu giúp anh Trường phát triển nghề may từ nghề truyến thống đã bị xoá sổ (trong những năm kinh tế chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần) trở thành một nghề có hiệu quả kinh tế cao, tạo được nhiều việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn. Qua bài viết, tác giả đã đưa ra những nguyên nhân cụ thể giúp việc khôi phục và phát triển nghề truyền thống là nhờ: “Anh ln lấy chữ tín bằng chất lượng và tiến độ giao hàng.
Nhưng điều quan trọng chính là là sự linh hoạt trong sản xuất và đa dạng sản phẩm có thể phục vụ nhiều cái “cần” của khách hàng”. Bên cạnh đó “anh đã đi từng bước đợi thời cơ và phù hợp với khả năng quản lý chứ không đầu tư lớn ngay”, nhờ nó nên anh đã có những bước đi vững chắc để có được một HTX dệt
viết cịn nhấn mạnh tới một lợi thế nữa của anh là “ Đa số các thợ đã có nghề,
nên chỉ mất ít thời gian làm quen với máy móc cơng nghiệp là họ đã có thể sản xuất được ngay”. Để có được thành quả đó anh cũng phải trải qua rất nhiều gian
nan vất vả trong việc khôi phục lại một làng nghề truyền thống, đã gần như bị xóa sổ trong thời buổi kinh tế thị trường. Tiếp đó tác giả đã nêu lên những phẩm chất của người lao động: Cần cù, khéo léo nên những mặt hàng của anh có chỗ đứng vững trên thị trường vì mẫu mã đẹp nhưng sản phẩm lại ln có giá thành giảm 10% so với các sản phẩm ở các cơ sở khác. Thông qua bài viết, tác giả đã khẳng định con đường đúng đắn để đi lên CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, tác giả một lần nữa khẳng định con đường khôi phục làng nghề và nhân cấy nghề mới là một việc làm cần thiết giúp cho kinh tế nông thôn từng bước phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Trong bài “Mơ hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tổng hợp,
khép kín hiệu quả kinh tế cao” (số 3134, ngày 5/4/2004) của tác giả Xuân Quang vẫn sử dụng dạng bài phản ánh phân tích nhưng những thơng tin mà bài
báo đưa ra nhằm phổ biến kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ở nông thôn biết cách phối hợp hài hồ giữa sản xuất kinh doanh và bảo vệ mơi trường sinh thái trong sạch. Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương đã biết gắn công nghiệp với nông nghiệp thành một mơ hình khép kín vừa tận dụng được nguồn chất thải công nghiệp làm thức ăn cho mơ hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc tìm ra một mơ hình sản xuất kinh doanh khép kín đã giúp giải quyết được việc làm cho nhiều lao động cả những người có trình độ và những người nông dân. Kết thúc bài viết tác giả khẳng định: “Một mơ hình đa dạng Cơng
nghiệp- thương nghiệp - nông nghiệp bổ sung cho nhau tạo ra diện mạo một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, bền vững. Sức sống của Minh Dương ngày càng vững mạnh hơn, phong độ hơn. Đó là một trong những kinh nghiệm, một hướng đi đúng, một mơ hình tiên tiến trên con đường phát triển đi lên trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mà Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương đang toả sáng”.
Có thể nói việc sử dụng dạng bài phản ánh phân tích để tun truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có tác dụng rất lớn. Việc sử dụng thể loại này đã có tác dụng giáo dục rất lớn cho các tầng lớp nhân dân trong việc học hỏi kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả.