Một tác phẩm báo chí khơng chỉ đẹp về hình thức và nội dung phong phú, mà nó cịn cần có một ngơn ngữ thích hợp giúp cho mọi đối tượng có thể tiếp nhận thơng tin nhanh nhất. Bởi vì ngơn ngữ có tầm quan trọng rất lớn trong việc thể hiện tư tưởng của tác giả, như giáo sư Giôn Hô- Hen- Béc của trường Đại học Báo chí Cơ- lum- bi- a đã khẳng định: “Không thể cẩu thả trong việc sử
dụng ngôn ngữ ở các ngành truyền thông được. Ngôn ngữ ở đây phải chuyển tải được tin tức, ý kiến và tư tưởng tới quần chúng càng hữu hiệu càng tốt. Trình độ văn phạm của báo chí ít ra cũng phải cao bằng trình độ của những độc giả hoặc khán thính giả có học thức, nếu khơng báo chí mất ngay sự kính trọng của quần chúng. Sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm sắc bén thêm ý nghĩa của sự kiện. Vì thế sự kiện và chuẩn xác phải ln ln đi đôi với nhau”[1,17]. Là một tờ báo địa
phương nên ngôn ngữ thể hiện trên Báo Hà Tây thường đơn giản, ngắn gọn súc tích, với ngơn ngữ đại chúng phù hợp với mọi đối tượng độc giả. Tuy đơn giản, dễ hiểu nhưng nó vẫn mang đầy đủ những chuẩn mực của ngôn ngữ nên người đọc dễ dàng nhận biết và nắm bắt được thơng tin. Nhìn chung Báo Hà Tây trong hơn một năm qua, đã sử dụng rất nhiều thể loại báo chí khác nhau, nhưng mỗi thể loại các tác giả lại sử dụng ngôn ngữ khác nhau nhằm tạo ra phong cách cho từng thể loại và thể hiện phong cách tác giả. Nhưng do điều kiện, tác giả khoá luận không thể đi sâu vào nghiên cứu được tất cả mà chỉ xin đưa ra một vài ý kiến về cách thể hiện ngôn ngữ trong việc chuyển tải nội dung thơng tin về tun truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, đặc biệt là qua hai hình thức thể hiện là dạng bài phản ánh và dạng ký chân dung.
Đa số các tác phẩm đều sử dụng ngôn ngữ trần thuật của người chứng kiến sự việc, hiện tượng, những hoạt động cụ thể của con người trong quá trình phản ánh. Qua đó, tác giả đã giúp người đọc biết một cách tỉ mỉ, chi tiết, chính sách những cách làm có hiệu quả trong lao động sản xuất, những tấm lịng sáng
ngời phẩm chất đạo đức, chính trị và truyền thống “Tương thân, tương ái” của người Việt Nam.
Trong bài phản ánh có tựa đề “Nghề cũ- áo mới”của Thái Hà và Nguyễn Phương (24/5/2004), để giúp cho công chúng thấy được những bước phát triển và đi lên trong việc khôi phục lại một nghề truyền thồng đang bị mai một trong cơ chế thị trường của anh Quách Văn Trường, tác giả đã dùng một giọng kể như sau: “Con đường lập thân của Quách Văn Trường khá sớm, nhưng rồi khi
cuộc sống khấm khá lên, người tiêu dùng khơng bằng lịng với những hàng vải dân giã, mất hơn 10 năm, nhưng điều chúng tơi cảm nhận được, bài tốn hạ giá thành, theo kinh nghiệm bản thân, điều đáng quý là Quách Văn Trường đã giám đi lên từ chính cái nghề truyến thống của q mình mà tưởng chừng như bị cơ chế thị trường xoá sổ…”. Ở đây tác giả đã sử dụng thành thạo ngôn ngữ trần
thuật bằng lời lẽ trong sáng, tự nhiên để truyền tải thông tin tới công chúng một cách chi tiết và đầy đủ.
Trong bài “Nhịp cầu nối những bờ duyên” của Hoàng Xuân Hiến (số Báo Tết Âm lịch 2005), tác đã sử dụng ngôn ngữ trần thuật để kể lại: “Một buổi chiều cuối năm, tôi đến “Trung tâm dạy nghề- tạo việc làm nhân đạo”, thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ). Một cô gái từ khu nội trú của trung tâm chạy ra đon đả chào mời. Theo chân cô gái tôi vào khu nội trú của trung tâm. Đó là ngơi nhà riêng của ơng Tống Quang Thu, Giám đốc trung tâm. Tại đây tôi đã chứng kiến một cảnh sum họp rất đầm ấm …”. Ngôn ngữ trần thuật làm cho câu văn
mềm mại, tăng sức biểu cảm và tất nhiên hiệu quả của phản ánh cũng sẽ cao hơn.
Nếu như, trong thể loại phản ánh, ngơn ngữ trần thuật được thể hiện gián tiếp, rất ít khi xuất hiện cái “tơi” của tác giả thì trong ký chân dung ngôn ngữ trần thuật được thể hiện trực tiếp với sự xuất hiện cái tôi thẩm định, nhân chứng. Khi đó nó sẽ mang lại hiệu quả thơng tin cao hơn, trong bài “Nhà trẻ dưới
chân núi tản” của tác giả Hương Dung (số Báo Tết Âm lịch 2005), tác giả đã sử
dung ngôn ngữ trần thuật với tư cách là cái tôi nhân chứng tham gia trực tiếp vào sự kiện: “Trời rét ngọt, mưa bay lất phất và những ngọn gió heo may thổi
làm cong buốt cơ thể, nhưng khi bước chân vào ngôi nhà dành cho trẻ em mồ cơi xã Tản Lĩnh, nhìn những gương mặt trẻ thơ và tiếng chào ríu rít hồn nhiên của các em, lịng tơi thấy ấm lại… Nghe những lời nói ngây thơ ấy, tơi hiểu nhà trẻ em núi Tản Viên đúng là một mái nhà ấm áp tình thương nâng đỡ cho những đứa trể mồ cơi thiệt thịi”.
Việc sử dụng ngơn ngữ thích hợp sẽ mang lại hiệu quả thơng tin cao, đặc biệt đối với việc tuyên truyền điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt rất đến tính hiệu quả của thông tin. Nên các tác giả viết đã rất chú trọng tới việc thể hiện ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ trần thuật với cái tôi thẩm định, chứng kiến sẽ làm cho câu chuyên thêm sinh động và hấp dẫn người đọc.