Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 001 (Trang 29 - 34)

1.2.3.1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp

Quy hoạch phát triển là sự sắp xếp, cân nhắc tính toán tìm ra giải pháp tới ƣu để nhằm đạt đƣợc kết quả cao (mục tieu đã đƣợc xác định) hay chính là một hệ thống các biện pháp về tổ chức, biện pháp về kinh tế, kỹ thuật, các chính sách pháp luật, nhằm mục đích ći cùng là nâng cao điều kiện sớng về vật chất và tinh thần. Quy hoạch phát triển nông nghiệp là văn bản thể hiện chiến lƣợc phát triển nông nghiệp trong không gian và thời gian xác định.

Nội dung quy hoạch phát triển nông nghiệp bao gồm việc đánh giá tiềm năng phát triển nông nghiệp, đánh giá các nhân tố tác động và hiện trạng phát triển nông nghiệp; Xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp và tổ chức thực hiện mục tiêu.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp phải đƣợc xây dựng dựa trên nguyên tắc tập trung, dân chủ, có sự phân cấp quản lý rõ ràng. Việc thông tin và minh bạch quy hoạch phát triển nông nghiệp sẽ thu hút đƣợc đông đảo các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm thực hiện.

Trong quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch quản lý và sử dụng đất đai nông nghiệp; Quy hoạch nguồn nhân lực cần đƣợc đặc biệt quan tâm. Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp và không thể thay thế. Số lƣợng và chất lƣợng đất đai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng, cũng nhƣ cơ cấu sản xuất của từng vùng. Hƣớng sử dụng đất quy định hƣớng sử dụng các tƣ liệu sản xuất khác. Sử dụng đất đai đúng hƣớng còn quyết định đến hiệu quả của sản xuất. Vì vậy, cần sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai vừa giữ gìn và bảo vệ đất đai. Quỹ đất phải đƣợc bảo tồn cả lợi ích trƣớc mắt cũng nhƣ mục tiêu lâu dài.

Khi nói đến quy hoạch phát triển nông nghiệp không thể tách rời quy hoạch phát triển nông thôn. Quy hoạch phát triển nông thôn là quy hoạch tổng thể trên vùng không gian sống và sinh hoạt của mọi sinh vật gồm loài ngƣời, động vật thực vật. Mục tiêu của quy hoạch là đáp ứng sự phát triển liên lạc và bền vững của con ngƣời trên các mặt

Chính vì vậy, ḿn có sự phát triển lâu dài và bền vững thì phải có quy hoạch, trƣớc khi lập quy hoạch phải xây dựng mục tiêu cần đạt tới. Phát triển nhằm đem lại lợi ích chung cho cộng đồng và phải có phƣơng pháp quy hoạch tớt. Ḿn cho sự phát triển đem lại lợi ích cho đại đa sớ ngƣời dân trong vùng, trong một quốc gia cần thiết phải có sự quy hoạch phát triển bền vững. Bên cạnh việc quy hoạch, xây dựng hạ tầng đồng bộ nhƣ: đƣờng sá, hệ thống thông tin, hệ thống thủy lợi, nhà văn hóa, trƣờng học, bệnh viện...là những điều kiện cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

1.2.3.2. Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Chủ thể cơ bản của mọi nền nông nghiệp là các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp. Tổ chức kinh tế trong nông nghiệp, theo nghĩa chung nhất, là đơn vị cơ bản của nền KT - XH, đƣợc tổ chức dƣới các loại hình tổ chức khác nhau nhƣ hộ nơng dân, trang trại, doanh nghiệp, HTX và nông lâm trƣờng, phù hợp với hệ thống luật pháp của nhà nƣớc, tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh, tái sản xuất và tiêu dùng trong nơng nghiệp hoặc các hoạt động liên quan vì mục tiêu kinh tế - xã hội của từng loại hình tổ chức đó. Một loại hình tổ chức kinh tế trong nơng nghiệp bao gồm chủ thể của tổ chức đó (nơng dân, chủ trang trại, doanh nhân..) với mục sản xuất - kinh doanh xác định, tổ chức các nguồn lực phù hợp với quy định của pháp luật (Luật doanh nghiệp, Luật HTX, các chủ trƣơng đƣờng lối của Nhà nƣớc...), tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ, marketing nông sản phẩm.

Các tổ chức kinh tế trong nông thôn tồn tại một cách khách quan phù hợp với các hình thái KT-XH và chính trị của mỗi q́c gia. Lịch sử phát triển nông nghiệp của các nƣớc phát triển và đang phát triển cho thấy: hộ nông dân, trang trại, HTX và các doanh nghiệp trong nơng nghiệp của q́c gia đó. Kinh nghiệm tái lập lại kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại và doanh nghiệp của các nƣớc có nên kinh tế kế hoạch hóa, tập trung đã khẳng định vai trò to lớn của các tổ chức kinh tế này, trong nông nghiệp. Việc chuyển đổi nền nơng nghiệp trong đó chủ yếu là HTX và nơng lâm trƣờng quốc doanh sang phát triển kinh tế hộ, trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp

đã tạo cho nông nghiệp Việt Nam giải quyết đƣợc vấn đề an ninh lƣơng thực thực phẩm và trở thành nƣớc xuất khẩu nông sản. Tổ chƣc kinh tế trong nông nghiệp phù hợp sẽ tạo điều kiện phát huy có hiệu quả nguồn lực của xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển bền vững và ổn định.

1.2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại

Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng hợp lý và hiện đại là một trong các nội dung quan trọng trong quá trình phát triển nơng nghiệp bền vững. Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch phải theo hƣớng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp thuần túy giảm dần, tỷ trọng lâm nghiệp và ngƣ nghiệp tăng dần. Trong nông nghiệp thuần túy, tỷ trọng trồng trọt giảm dần, tỷ trọng chăn nuôi tăng dần.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần phá thế độc canh trong nơng nghiệp, đa dạng hóa sản xuất nơng nghiệp, hình thành những vùng chun canh quy mơ lớn cần đƣợc tiến hành. Đa dạng hóa trong sản xuất nơng nghiệp vừa tạo điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đáp ứng nhu cầu nhiều loài sản phẩm của ngƣời tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và nhu cầu xuất khẩu. Sự hình thành vùng chun canh quy mơ lớn cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, cũng nhƣ nâng cao khả năng cạnh tranh của nông phẩm.

1.2.3.4. Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào nông nghiệp

Công nghệ trong nông nghiệp là tập hợp các tri thức về khoa học nông nghiệp áp dụng vào nông nghiệp, phù hợp với điều kiện kinh tế, sinh thái, xã hội, tổ chức củng từng địa phƣơng. Công nghệ liên quan đến các quá trình sản xuất, chế biến, marketing các sản phẩm nơng nghiệp và gắn liền với trình độ phát triển nhất định về lực lƣợng sản xuất, về một xã hội hay một cộng đồng.

Thứ nhất, đƣa máy móc vào sản xuất nơng nghiệp để thực hiện cơ giới hóa

trong nơng nghiệp. Đặc biệt cơ giới hóa tập trung vào những khâu nặng nhọc (làm đất, thu hoạch), khâu trực tiếp ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả sản xuất (chế biến).

Thứ hai, thủy lợi hóa. Sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự

nhiên, vì vậy để hạn chế tác động tiêu cực của thiên nhiên, việc xây dựng hẹ thớng thủy lợi để chủ động tƣới tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Thứ ba, điện khí hóa. Điện khí hóa vừa nâng cao khả năng chế ngự của con

ngƣời đối với thiên nhiên, vừa nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ tư, phát triển công nghệ sinh học. Đây là lĩnh vực khoa học và công

nghệ mới bao gồm nhiều ngành khoa học và kỹ thuật, trƣớc hết là sinh học, di truyền, hóa sinh học. Những thành tựu này của khoa học công nghệ sinh học đã đem lại lợi ích lớn, khơng chỉ tạo ra sản phẩm mới, làm cho sản xuất nơng nghiệp có năng suất cao hơn và chất lƣợng hơn, mà còn tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Phát triển cơng nghệ sinh học là địi hỏi tất yếu của sự phát triển nông nghiệp bền vững.

1.2.3.5. Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tái tạo môi trường sinh thái

Trong nông nghiệp, bên cạnh việc xem xét các yếu tố lao động, vớn và cơng nghệ, cần phải tính đến tài ngun thiên nhiên và môi trƣờng. Phát triển nông nghiệp những thập kỷ qua trên thế giới đã chứng tỏ: nếu phát triển nông nghiệp mà không coi tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng là những nguồn lực quan trọng sẽ dẫn đến tình trạng hiệu ứng nhà kính, giảm cấp mơi trƣờng, mất cân bằng sinh thái, mất đa dạng sinh học và thiên tai.

Tài nguyên thiên nhiên là sản phẩm của tự nhiên ban cho con ngƣời để tiến hành sản xuất hay con ngƣời dùng nó là mơi trƣờng để sản xuất. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất đai, rừng, biển, nguồn nƣớc ở các sông hổ, thực vật và động vật.

Các tài nguyên này, dù trực tiếp hay gián tiếp đều tác động đến sản xuất nơng nghiệp. Nơng nghiệp chỉ có thể phát triển bền vững khi tài nguyên thiên nhiên đƣợc sử dụng đúng đắn, không bị giảm cấp, không bị tàn phá bởi những nội dung canh tác khơng phủ hợp. Vì vậy việc quản lý tớt các nguồn tài ngun thiên nhiên, vấn đề đặt ra là phải xác định rõ quyền sở hữu tài sản cho các cá nhân và cộng đồng; quản lý các công sản trên mặt bằng hệ thống pháp luật về công sản và đánh thuế các hoạt động kinh doanh gây tác động ngoại ứng xấu đến mơi trƣờng và xã hội để dùng thuế đó bù đắp chi phí mà xã hội đã phải gánh chịu cho sự ô nhiễm và giảm cấp về tài nguyên.

1.2.3.6. Phát triển nông nghiệp gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội

Đời sống con ngƣời cũng nhƣ của xã hội bao gồm hai mặt vật chất và tinh thần. nếu kinh tế là nền tảng vật chất của xã hội, đáp ứng nhu cầu vật chất của con ngƣời và xã hội, thì văn hóa là nên tảng tinh thần của xã hội, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con ngƣời và xã hội. Tăng trƣởng kinh tế là cơ sở và điều kiện quan trọng hàng đầu cho sự phát triển văn hóa, đây chính là mục tiêu và động lực của tăng trƣởng kinh tế. tăng trƣởng kinh tế phải nhằm mục tiêu phát triển văn hóa, phát triển con ngƣời. Sức sản xuất càng phát triển, thì quan hệ giữa văn hóa và kinh tế càng mật thiết. Mọi hoạt động kinh tế từ thiết kế sản phẩm tới trao đổi và sử dụng sản phẩm đều thấm sâu yếu tớ văn hóa, vì tồn bộ quá trình kinh tế đều là hoạt động của ngƣời và con ngƣời, thơng qua các hoạt động của mình thiết lập các quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, giữa con ngƣời với con ngƣời.

Hiện nay, tồn cầu hóa kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện để kinh tế phát triển nhanh chóng, và những thay đổi trong phát triển kinh tế có tác động rất lớn đến văn hóa. Mặt khác, chỉ khi những quyết sách và chiến lƣợc phát triển kinh tế mang hàm lƣợng văn hóa cao, thì sự phát triển mới thật sự có giá trị.

Phát triển nơng nghiệp cần phải hƣớng tới việc thu hút lao động tại chỗ, tạo việc làm và thu nhập cho nơng dân; xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sớng cho

nơng dân. Mức thu nhập ở nông thôn đƣợc coi là chỉ sớ quan trọng để xác định đói nghèo và các cơ quan phát triển quan tâm tới xóa đói giảm nghèo không thể bỏ qua nhân tố kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới mức thu nhập và tạo điều kiện làm việc của ngƣời dân, ở hầu hết các nƣớc nghèo, mức thu nhập nông thôn là rất thấp. Sự tăng trƣởng kinh tế, vì vậy là một yếu tớ quan trọng cho sự phát triển nông thôn. Các nguồn thu nhập nông thôn gia tăng làm xuất hiện những nhu cầu mới của ngƣời dân và nó là yếu tớ chính cho sự phát triển kinh tế nơng thơn và an ninh lƣơng thực, cân bằng và bền vững, vì nó sẽ thúc đẩy sự đa dạng và các dịch vụ địa phƣơng, phát triển thƣơng mại cũng nhƣ các hoạt động sản xuất khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 001 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w